Chuyên đề
Chia sẻ bởi Tống Anh Tuấn |
Ngày 27/04/2019 |
39
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
Nhiệt chào mừng các Thầy cô giáo
Về dự chuyên đề cụm
Tại: Trường Trung học cơ sở Vũ Di
Giáo viên thực hiện: Cao Thị Mến
GIÚP HỌC SINH TÌM HIỂU, CHĂM SÓC VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ, CÁCH MẠNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
Trường trung học cơ sở vân xuân
Chuyên đề
MụC LụC
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung
A. Tìm hiểu, giới thiệu về đình vân Ổ
I/ Tên gọi di tích
II/ Địa điểm xây dựng, đường đến di tích
1/ Địa điểm xây dựng
2/ Đường đến di tích
III/ Sự kiện, nhân vật lịch sử
IV/ Loại di tích
V/ Khảo tả di tích
1/ Kiến trúc
2/ Nghệ thuật điêu khắc
VI/ Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật
B/ Chăm sóc và phát huy di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng đình Vân Ổ
Phần III: kết luận
Phần I : Mở đầu
Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã dạy
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"
- Câu nói của Người chứa đựng một tư tưởng vô cùng sâu sắc, đó là giáo dục cho thế hệ mai sau phải luôn biết đến cội nguồn dân tộc, lịch sử dân tộc Việt Nam trong suốt hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước.Với thái độ trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị to lớn của lịch sử dân tộc.
- Người xưa cũng đã dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”. Như thế đã chứng tỏ mục tiêu đầu tiên, quan trọng của giáo dục là dạy lễ nghĩa, đạo đức, sau đó mới đến dạy chữ - tức là dạy kiến thức. Điều đó đã phần nào nói lên tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ.
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe , thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
- Điều đó đã khẳng định vai trò của giáo dục truyền thống lịch sử có tầm quan trọng như thế nào tới việc hình thành và phát triển nhân cách con người.
- Với thế giới nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng, phong tục thờ cúng tổ tiên và thần linh là một yếu tố không thể thiếu được trong đời sống của mỗi gia đình, làng xã. Đặc biệt là ở mỗi làng xã trên khắp đất nước Việt Nam đều có một hệ thống đình chùa phong phú. Đình chùa vừa là nơi thờ cúng tôn nghiêm, vừa là chỗ sinh hoạt văn hóa, giáo dục truyền thống đạo đức cho thế hệ trẻ.
- Xuất phát từ tình hình thực tiễn là trong một vài năm gần đây, hiểu biết của học sinh về lịch sử dân tộc còn nhiều hạn chế, thậm chí có em không nắm được lịch sử dân tộc, cũng từ đó lãng quên luôn lịch sử và những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương mình, nhiều người chỉ biết làng mình có một ngôi chùa hoặc đình mà không thể biết nguồn gốc và giá trị lịch sử văn hóa được của nó. Đó là một thiếu sót vô cùng lớn mà chúng ta phải ý thức được để dần khắc phục
- Để giúp học sinh tìm hiểu lịch sử và văn hóa dân tộc nói chung và địa phương nói riêng thông qua việc tìm hiểu giá trị của những di tích lịch sử hiện còn ở địa phương. Chúng tôi chọn chuyên đề này nhằm giúp học sinh tìm hiểu sự hình thành, ý nghĩa lịch sử văn hóa của đình Vân Ổ, từ đó bồi đắp cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương.
Phần II : Nội dung
- Cũng như nhiều làng khác trong làng Việt cổ. Vân Xuân có hình con chim Ó nên thường gọi là kẻ Ó. Đất địa linh nhân kiệt đã xuất hiện những nhân tài kiệt xuất kinh luân. Một trong những ngôi sao sáng ấy là Thống Chế Đại Vương Bạch Hạc Cao Quan – một danh y tài đức, có công giúp nước giúp dân, cai quản ba con sông ở Bạch Hạch, khi mất có ứng rất thiêng. Đến đời nhà Trần đã sắc phong cho nhân dân các địa phương đời đời thờ tự. Cùng với nhiều địa phương khác, nhân dân Vân Ổ cũng rước thần hiệu Bạch Hạc Cao Quan về thờ mong được sự hiển linh che chở,ngôi đình ấy có tên là đình "Vân Ổ",
A. Tìm hiểu giới thiệu về đình vân ổ
I.Tên gọi di tích:
- Từ khi xây dựng đến nay nhân dân vẫn gọi theo tên làng là đình "Vân Ổ".
II. Địa điểm xây dựng, đường đến di tích:
1. Địa điểm xây dựng:
Đình Vân Ổ thuộc thôn Vân Ổ, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một miền đất cổ được hình thành từ lâu đời gắn liền với tên tuổi của phủ Tam Đái ngày xưa
Đình cách tỉnh lỵ Vĩnh phúc khoảng 20 km, cách huyện lỵ Vĩnh Tường khoảng hơn hai km. Từ trung tâm thành phố Vĩnh Yên ngược theo quốc lộ hai, đến ngã ba Vĩnh Tường rẽ trái theo huyện lộ, đến ngã tư Vân Xuân- Bình Dương tiếp tục rẽ trái đi khoảng 500m là tới di tích.
2. Đường đến di tích:
III. Sự kiện, nhân vật lịch sử.
Theo truyền thuyết dân gian và một số tư liệu hiện còn lưu lại, cùng các tư liệu thần tích khác của các làng xã khác trong vùng thì đình Vân Ổ thờ Thống chế đại vương (húy là Thổ Lệnh ) ở thế kỉ VI. Sinh thời Thổ Lệnh có tài chữa bệnh, khi mất lại rất linh ứng nên được nhà nước phong kiến phong là Bạch Hạc Cao Quan Thống chế đại vương. Nhân dân ta ở nhiều nơi thờ tự, Vân Ổ cũng là một nơi thờ vị thần ấy. Có thể tóm tắt lịch sử hành trạng của thần Bạch hạc Cao Quan Thống chế đại vương như sau :
- Vào thời Hùng Vương thứ 18 ( Vua Hùng Duệ Vương) Ở vùng đất Hoan Châu (thuộc đất Nghệ An ngày nay) có một người tên là Trần Thiệu, vợ là Nguyễn Lân. Gia đình ấy rất giầu có, vợ chồng lại nhất mực trung hậu, đức độ hơn người, luôn giúp nghèo cứu khổ, diệt ác trừ tà. Chỉ hiềm một nỗi hai ông bà tuổi đã cao mà chưa có con. Một hôm ông Thiệu nói với vợ rằng:
“Nhà ta giàu nghèo chẳng kể nhưng cũng đủ phong lưu, duy chỉ có điều nay tuổi đã cao mà điềm lành chưa ứng. Sau này tổ tiên sẽ trông vào đâu ? Chi bằng ta hãy tán tài tác phúc thì trời sẽ giúp cho”. Từ đó hai ông bà thường năng đi cầu tự, làm phúc nhiều nơi. Một lần đến chùa Yên Hoa trên núi Ủng Sơn cầu tự mới khấn rằng: “Hỡi chư vị thánh thần núi sông tinh tú, chúng tôi sinh ra ở cõi trần, của cải không thiếu nhưng không có con phỏng có nghĩa lí gì, nay đến xin cầu niệm các đấng thánh thần ban phúc”.
Khấn xong hai ông bà ngủ lại trước án tiền, đến cuối canh ba, đang trong giấc ngủ say nồng bỗng mộng thấy có một ông già đầu râu tóc bạc, tay cầm một bông mẫu đơn và một bông sen trắng đưa cho Trần Thiệu và bảo rằng: “Ta vâng mệnh Hoàng Thiên xuống truyền cho các ngươi biết rằng: Vợ chồng nhà ngươi đã tu tâm tích đức lâu năm lại có lòng cầu đảo, Hoàng Thiên sẽ cho một đôi tiên rồng giáng thế để thỏa lòng mong mỏi và giúp đỡ cõi trần, các ngươi chớ có lo gì”. Nói xong liền biến mất. Tỉnh dậy, Trần Thiệu biết là có thần báo mộng liền cùng vợ làm lễ tạ rồi trở về nhà. Từ đó bà Lân có thai, khi mang thai bà thường nghe văng vẳng bên tai có người đọc thơ rằng :
Thủy lưu thanh – thủy lưu thanh
Nam phương Nguyệt Đức – xuất tài anh
Tú chung khí tại Trần gia thị
Sinh xuất tiên đồng sự nghiệp thành
Tạm dịch
Nước trong xanh – nước trong xanh
Phương nam Nguyệt Đức có tài anh
Khí thiêng hun đúc nhà Trần đó
Sinh hạ tiên đồng sự nghiệp thành
Đến kì sinh nở bà Lân sinh ra một bọc, phá ra hai người con trai có mùi hương thơm phức – tựa như họ Đậu sinh ra năm cây quế, họ Hàn sinh ra tám con rồng. Ông bà Thiệu Lân lấy làm mừng lắm liền đặt tên cho anh là Lan, em là Ngọc. Lớn lên hai anh em Lan, Ngọc ăn nói rất từ tốn, cử chỉ khoan hòa, luôn kính trên nhường dưới và rất có hiếu với cha mẹ. Năm hai anh em Lan Ngọc lên chín tuổi, cha mẹ cho theo học ông Lý Đường tiên sinh, vốn dĩ thông minh nên học ít hiểu nhiều, chỉ trong vòng hai năm mà không gì không hiểu biết, kể cả các sách Mạnh Tử, Khổng Tử và các bậc thánh hiền. Bạn bè cùng trang lứa đều kính phục và coi như thần đồng giáng thế.
Năm hai ông mười chín tuổi thì cha mẹ đều qua đời. Các ông làm lễ mai táng rất chu đáo, hương khói thờ phụng được ba năm. Một hôm hai ông ngồi nghĩ mà than rằng: “Lâu nay ta sống ở nơi thôn dã, miệt mài vò võ làm ăn, đời người chẳng khác gì con sâu dâu, lúc có lúc không, lúc ẩn lúc hiện, khi sống khi chết chẳng qua vẫn là cõi ba sinh mà thôi. Chi bằng ta hãy chu du thiên hạ cho thỏa chí tang bồng, vui thú non xanh nước biếc, mây, gió, trăng, hoa, để trẻ mãi không già, như thế còn hơn cả lầu rồng gác phượng mà sống dơ bẩn của đám tục trần”. Thế rồi hai ông bèn cùng nhau đi chu du thiên hạ, nhàn du thưởng ngoạn các thắng cảnh danh lam mong được tìm đến nơi tiên phật ngự.
Nghe đồn ở huyện Thanh Châu, đạo Hưng Hóa có ngọn núi gọi là núi Tản Viên - nơi có nhiều vị thần hội họp, hai ông liền đến đó, thấy phong cảnh hữu tình, đường đi lối lại quanh co, cỏ mọc um tùm, khe chảy róc rách biến hóa khôn lường. Hai ông trèo lên núi, đi được một vài bước thì gặp một cụ già trên núi đi xuống râu tóc bạc phơ, tay cầm bầu rượu, tay cầm cây đàn vừa đi vừa hát. Hai ông vừa đến trước mặt thì tự nhiên cụ già biến mất. Thấy lạ hai ông bảo với nhau rằng đây không phải là bồng lai tiên lão thì cũng là Tản Lĩnh thần linh chứ ắt không thể là người trần được.
. Đi khoảng mươi bước nữa bỗng lại gặp một tiểu đồng chừng mười hai tuổi, cậu bé liền hỏi : “Hai quan ở xứ nào tới, đến đây thưởng ngoạn phong cảnh hay có việc gì vậy?” Hai ông trả lời : “Ta từ nơi xa đến, không phải để ngắm cảnh mà muốn gặp thần tiên để cầu xin một việc”. Tiểu đồng bảo hai ông chờ, một lúc sau cậu bé ra bảo rằng : "Được lệnh của thầy tôi mời hai ông vào". Hai ông hỏi Tiểu đồng : “Thầy ngươi tên gì ?” Tiểu đồng trả lời : “Đó là Đạt Đa Na Bồ Tát – Tổ đạo Thiền sư đang lãng bộ tìm hoa, nay cho vời đến”. Hai ông theo tiểu đồng vào, đi được một quãng thì thấy thiền sư ngồi trên chiếc bàn đá, bốn phía có bốn tiểu đồng xinh xắn đứng hầu, phía sau có một cây đại cổ thụ. Hai ông lại hỏi Tiểu đồng : “Đây là cây gì?” Tiểu đồng trả lời: "Đó là cây ngô đồng".
Rồi hai ông đến trước mặt Thiền sư bái tạ, vừa nghe hai ông nói, Thiền sư biết ngay đây không phải người thường, liền sai người sắm cỗ rượu rồi hỏi hai ông: “Các ngươi từ xa đến đây chắc có điều gì cần hỏi ở chốn thần tiên ta chăng”. Hai ông trả lời : “Chúng tôi sinh ra ở chốn giàu sang phú quý, cuộc sống no đủ, nhưng công danh phú quý coi nhẹ như lông hồng, ý nguyện chỉ muốn sao cho có đức có nhân, cảm thụ được lòng người, nay đến xin được người rộng lượng, quảng đại từ bi sao cho đạt ý nguyện thì suốt đời này không dám quên ơn”. Vừa nói xong thì tiểu đồng bưng lên một mâm cỗ, hai ông nhìn lên mâm có một vật tựa như đầu người, Thiền sư mời, hai ông ăn ngay.
Thấy hai ông có gan ăn cỗ đầu người, Thiền sư bèn truyền đạo cho, lại cho một chiếc gậy trúc, một chiếc bình bằng đá và dặn rằng: “Ta cho chiếc gậy này, đầu trên của gậy là cứu cho người sống, đầu dưới để trừ chứng hại, còn bình đá, bất kì lúc nào hễ ai bị bệnh hiểm nghèo muốn chữa thì gõ vào bình ba cái ắt sẽ có một con vật nào đó chạy ra, bắt lấy ngâm rượu , uống thì bệnh sẽ khỏi ngay”. Hai ông lạy tạ Thiền sư thì bỗng Thiền sư biến mất. . Để tỏ lòng biết ơn những gì Thiền sư ban cho mà bản thân chưa có gì đền đáp, vả lại không biết người ở phương nào mà tìm, hai ông liền đổi tên là Thổ Lệnh và Thạch Khanh - ứng với chiếc gậy trúc và bầu đá Thiền sư ban cho. Hai ông lại tiếp tục lấy việc nhàn du thiên hạ làm vui, khi thì đi thuyền ngắm nhìn sông nước, lúc lại bách bộ trèo non làm bạn với gió mây. Một hôm đến chang Can Bì, huyện Chu Diên, phủ Bắc Hà, thấy thế đất rồng chầu hổ phục, phong cảnh hữu tình, hai ông liền cảm tác một bài thơ :
Ngâm bình ngọc chướng chu hoàn khởi
Cẩm hộ châu riềm thứ đệ khai
Dư khí trung thành hưng tiểu mạch
Điện cư trân khả tạo doanh dài
Tạm dịch
Trướng ngọc bình vàng vòng đi khắp
Cửa gấm rèm hoa đã mở ra
Khí thiêng chung đúc nên mạch dẫn
Dựng điện thờ đây mới thực là
Ở chang Can Bì có một gia đình tên là Quách Nghiêu, vợ là Nguyễn Thị Trinh sống rất chan hòa, nhà lại giàu có. Vợ chồng họ sinh hạ được một người con trai tên là Quách Huy, tuổi Canh Thìn. Một lần Quách Huy vào chơi trong làng về cảm gió ngã bệnh. Vợ chồng Quách Nghiêu lo lắm bèn dốc sức đi tìm các thầy thuốc giỏi về chữa trị mà bệnh tình của Quách Huy vẫn không hề thuyên giảm. Một đêm Quách Nghiêu nằm mơ thấy có người đến bảo rằng: “Ngươi muốn chữa cho con khỏi bệnh thì sớm mai ra quán thấy người nào cầm gậy trúc và bình đá thì đón họ về chữa sẽ khỏi”.
Quách Nghiêu tỉnh dậy biết là có thần báo mộng nên sáng hôm sau bèn cùng một Tiểu đồng đến chỗ quán ấy. Quả nhiên vừa tới nơi thì đã thấy hai người cầm gậy trúc và bình đá đang đứng đó. Quách Nghiêu đến trước mặt họ thưa rõ sự tình . Hai ông liền theo Quách Nghiêu về nhà, Thổ Lệnh lấy gậy trúc gõ vào bình đá ba cái, tự nhiên trong bình đá có một con rắn trắng bò ra , ông liền bắt lấy đem ngâm rượu rồi cho Quách Huy uống, được một lát thì bệnh tình khỏi hẳn. Vợ chồng Quách Nghiêu mừng lắm, liền mở yến tiệc làm lễ tạ hai ông, lại mang mười hốt vàng để tạ lễ, Thổ lệnh chối từ không nhận mà nói:
“Ta là người tu hành đắc đạo, luôn đi khắp nơi cứu nhân độ thế, trừ hoạ ban phúc, nay đến đây, gặp nhà ngươi có thể kết thành nghĩa thầy trò, giờ ta cho ngươi mỹ hiệu của ta cùng một cuốn sách thuốc, sau này hãy cùng dân chúng lập một miếu nhỏ mà thờ. Từ nay nếu cứ ai bệnh tật hiểm nghèo, chữa chạy không khỏi thì lấy hương hoa cúng khấn tên hiệu của ta là : Thổ lệnh - Thạch Khanh Cao Quan đại vương rồi đốt tờ sớ đó hoà với nước lã cho người bệnh uống thì ắt sẽ khỏi”. Quách Nghiêu lạy tạ vâng lời. Nói xong, hai ông lại tiếp tục nhàn du, một hôm lên núi vua Hùng thấy cảnh núi non hùng vĩ lại là nơi các thánh tổ đắp nền khai quốc liền ngủ qua một đêm, mộng thấy có người đọc hai câu thơ rằng:
Dực tầm vãng đáo Tam Thanh quán
Kim đắc thành danh hậu hiển thần
Dịch là:
Hãy tìm đến quán Tam Thanh
Danh tiếng sẽ thành sau hoá thần thông
Sáng hôm sau, hai ông trở về chang Bạch Hạc, phong cảnh ở đây rất đẹp, hai dòng sông giao nhau, núi non ở thế Rồng chầu, Hổ phục, người người qua lại rất đông, lại thấy một quán nhỏ hỏi ra là quán Tam Thanh, ngẫm lại câu thơ trong mộng, hai ông đang suy tư ngắm cảnh bỗng thấy trời nổi cơn giông, cát bụi mịt mù, một đám mây bay tới, trên có nam thanh nữ tú đàn sáo hát ca, hổ báo kình nghê chầu về rồi tự nhiên hai ông bị hút vào đám mây ấy mà bay đi, tức đã hoá vậy. Từ đó rất là linh nghiệm, những nơi thờ tự hai ông, nhân dân ai có bệnh đến cầu xin đều khỏi cả.
Đến đời nhà Trần, Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên xâm lược nước ta, qua đây có linh ứng đã gia phong làm Hộ Quốc Bảo Dân Đại Vương và sắc phong cho nhân dân các địa phương đời đời thờ tự. Theo “Thần phả đình”. Làng Vân Ổ thờ thần Bạch Hạc Cao Quan Đại Vương từ đời Nguyễn niên hiệu Minh Mệnh năm thứ hai, tức năm Tân Sửu 1841
Đình Vân Ổ thuộc loại di tích kiến trúc nghệ thuật được UBND Tỉnh Vĩnh Phúc xếp hạng “ Di tích lịch sử văn hoá” vào năm 2003
IV - Loại di tích
V- Khảo tả di tích
1- Kiến trúc:
Đình Vân Ổ được xây dựng trên một khu đất rộng, bằng phẳng ở giữa làng, đình quay hướng Bắc, ba phía giáp đường làng, phía sau còn lại giáp nhà dân. Trước đình có sân lát gạch khá rộng, phía ngoài tạo các lối đi và được trồng xen kẽ các loại cây cảnh, tiếp đó là hệ thống cổng, xung quang có tường xây che chắn trông kín đáo, khung cảnh thật là hài hoà, đẹp mắt
Về lịch sử xây dựng đình: Theo lời kể của nhân dân địa phương, xưa kia đình Vân Ổ có qui mô kiến trúc rất đồ sộ gồm ba toà: Tiền tế, trung tế và hậu cung. Trải qua chiến tranh và sự tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội, toà tiền tế bị đổ nát nên được dỡ bỏ, nay còn lại toà trung tế và hậu cung được nối với nhau thành hình chữ đinh
Toà trung tế gồm 5 gian với tổng chiều dài là 10m70, rộng là 9m40 được dựng bởi 6 bộ vì kèo, trong đó hai vì kèo gian giữa được làm theo kiểu chồng bồn con lợn, bốn vì kèo còn lại được làm theo hình thức chồng rường giá chiêng. Các bộ vì kèo được liên kết với nhau bởi hệ thống xà trung, xà hạ và các hàng chân cột ( Cột cái, cột con …). Dưới chân các cột đều được kê bằng đá tảng để chống mối mọt
Toà hậu cung gồm ba gian dài 9m40 rộng 1m60, gian giữa được xây cao làm khám thờ
Hiện nay trên câu đầu hai bên toà trung tế có ghi hai dòng chữ Hán
+ Bảo đại thập bát niên quí mùi đồng dân tu tạo hưng long
+ Quí đông nhị thập lương? thời thụ trụ thượng lương khang cát
Tức là:
+Năm quí mùi niên hiệu Bảo Đại thứ 18 – (Tức năm 1943) vào ngày tốt nhân dân cùng nhau tu tạo
+ Dựng thượng lương đình vào giờ tốt, ngày hai mươi tháng mười hai
Trên thượng lương hậu cung cũng ghi: “Duy tân thập niên tuế thứ Bính Thìn nhị nguyệt sơ cửa nhật lương? thời thụ trụ thượng lương đại cát"
Tức là: Dựng thượng lương đình vào ngày chín tháng hai năm Bính Thìn niên hiệu Duy Tân thứ mười. Tức năm 1916
Như vậy căn cứ vào đó để đoán định: Đình Vân Ổ được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XX, cho đến nay đã trải qua nhiều lần tu sửa. Năm 1943 tôn tạo toà trung tế ( Trước đây toà trung tế có 5 gian hai dĩ, hiện nay đã bị cắt bỏ), năm 1994 xây cổng và tường bao loan, cải tạo sân vườn...
Nhìn chung, đình Vân Ổ được xây dựng với qui mô tương đối lớn, hệ thống cột , xà, kiến trúc được liên kết với nhau một cách chuẩn mực, chính xác làm cho ngôi đình càng thêm chắc, khoẻ, vững trãi, cảnh quan thiên nhiên và không gian ở đình Vân Ổ đẹp, hài hoà. Đó chính là thành công nổi bật của nghệ nhân kiến tạo đình.
Bên cạnh phần kiến trúc có qui mô lớn, đình Vân Ổ còn được trang trí bởi nhiều bức trạm trổ công phu, tinh tế và điêu luyện, những tác phẩm nghệ thuật ấy phần nào phản ánh những ước vọng về cuộc sống thanh bình của nhân dân trong thời kỳ đầu TK XX. Được thể hiện bằng những bức trạm trổ sau:
2- Nghệ thuật điêu khắc:
- Trạm ở các bức cốn nách:
+ Đình Vân Ổ có mười bức cốn nách, trong đó có hai bức cốn gian giữa hậu cung, là vẫn được cấu tạo bưng ván nong như ở các ngôi đình khác.
+Tám bức còn lại của toà vẫn ở vị trí ấy nhưng lại được lắp các con rường, dưới mỗi con rường đều có đấu kê vuông
+ Tám bức cốn chồng rường, đề tài trang trí đều được trạm hình rồng, vân mây, đao mác, đuôi xoắn tròn như bông hoa
Ngoài ra ở hai bức cốn gian giữa hậu cung chạm ở đầu dư, chạm ở các đầu bẩy, ở các bức cốn mê gian giữa hậu cung cũng rất công phu.
Có thể nói: Chạm trổ trên các chi tiết kiến trúc Đình Vân Ổ hết sức công phu tỉ mỉ, hầu hết các bộ phận hợp thành kiến trúc đều được chạm khắc thành những tác phẩm nghệ thuật mang nội dung phong phú và đa dạng khiến cho khung cảnh ngôi đình càng thêm cổ kính, uy nghiêm. Thành công nổi bật của các nghệ nhân kiến tạo đình Vân Ổ là sự phối hợp nhịp nhàng giữa nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc, hai yếu tố này cùng bổ xung hỗ trợ cho nhau, kiến trúc khỏe, đẹp và các bức chạm đều được bố trí một cách hài hoà hợp lý tạo cho không gian nội thất của đình làng càng lộng lẫy, uy nghi
Đình Vân Ổ được xây dựng khoảng đầu TK XX đến nay vẫn tương đối khoẻ, đồ sộ, trạm trổ tinh vi, thể hiện sự phong phú đa dạng của nghệ thuật chạm khắc gỗ của dân gian, mang đậm nét về nghệ thuật tạo hình của thời nhà Nguyễn.
Đình Vân Ổ thờ tự, thần là Thổ lệnh, hiệu là “ Bạch Hạc Cao quan thống chế đại vương”. Đây là vị danh y nổi tiếng về tài và đức. Mặc dù những chi tiết nói về Thổ Lệnh là huyền thoại, nhưng qua đó cũng phần nào phản ánh được tấm gương cao cả về y đức thời xa xưa và thể hiện truyền thống cao đẹp của người thầy thuốc Việt Nam thời nay.
VI – Giá trị lịch sử, khoa học - nghệ thuật
Không chỉ là nơi thờ cúng tâm linh, đình Vân Ổ còn là nơi in dấu ấn nhiều hoạt động cách mạng của quân và dân xã Vân Xuân. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, phong trào đấu tranh chống Pháp nổ ra ở khắp các địa phương trong cả nước, Vân Xuân cũng không nằm ngoài trào lưu chung ấy, với phong trào vườn không nhà trống nhân dân tản cư đi nơi khác, đình Vân Ổ là nơi nuôi dấu cán bộ hoạt động cách mạng bí mật, hơn thế đình còn là nơi họp của chi bộ Đảng xã Vân Xuân và là nơi đội dân quân tự vệ tập trung bàn bạc kế hoạch chiến đấu chống các cuộc càn quét của giặc vào làng Vân Xuân, sau khi địch rút khỏi làng thì đội du kích của xã lại rút về đình củng cố lực lượng chuẩn bị cho những cuộc chống càn tiếp theo. Cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân thắng lợi có một phần đóng góp nho nhỏ của dân quân tự vệ xã Vân Xuân mà đình Vân Ổ là căn cứ cách mạng đầu tiên của xã.
Đình Vân Ổ được cấu tạo bởi các loại vật liệu tốt, vì vậy đến nay những kiến trúc cơ bản còn chắc khoẻ. Tuy nhiên, trải qua thời gian do sự tác động của các yếu tố tự nhiên và con người, một vài chi tiết kiến trúc như cột cái, cột con trong hậu cung đang trong tình trạng mối mọt, vì vậy cần có phương án bảo vệ, trùng tu, tôn tạo di tích này. Đình Vân Ổ đã được UBND Tỉnh Vĩnh Phúc xếp hạng di tích lịch sử văn hoá, cần được bảo vệ lâu dài. Để góp phần chăm sóc, bảo quản, phát huy di tích lịch sử đình Vân Ổ, về phía nhà trường chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau
- Trước hết nhà trường tham mưu với UBND xã để UBND xã có kế hoạch tôn tạo, sửa chữa những bộ phận đã xuống cấp.
B. CHĂM SÓC VÀ PHÁT HUY DI TÍCH LỊCH SỬ,VĂN HOÁ, CÁCH MẠNG ĐÌNH VÂN Ổ
- Nhà trường nhận chăm sóc, bảo vệ di tích, có kế hoạch cụ thể, phân công các lớp chuyên chăm sóc di tích.
- Tuyên truyền cho học sinh hiểu được nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử của đình. Học sinh có thể tìm hiểu di tích của đình thông qua các buổi ngoại khoá, qua ông bà, cha mẹ, mọi người xung quanh. Từ đó học sinh ý thức chăm sóc, bảo vệ cảnh quan của đình.
- Tổ chức cho học sinh tham gia lao động, vệ sinh chăm sóc trong khuôn viên của đình và xung quanh đình mỗi tháng một lần.
- Tổ chức cho học sinh trồng cây, đặc biệt là cây lâu năm tạo thêm cho đình nét cổ kính uy nghiêm.
- Giáo dục học sinh luôn học tập và tấm gương cao cả về y đức của danh y Bạch Hạc Cao Quan
- Học sinh giáo lưu văn hoá văn nghệ với địa phương trong những ngày lễ hội của đình
- Báo cho ban quản lý khu di tích, chính quyền địa phương nếu thấy có hiện tượng xâm phạm phá phách
Giáo dục đạo đức cho học sinh có vai trò rất quan trọng. Mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh không chỉ phát triển về trí tuệ, tài năng mà còn giúp học sinh hình thành, phát triển toàn diện về nhân cách. Qua nội dung, chương trình giáo dục bồi đắp cho học sinh lòng yêu quê hương, yêu đất nước, biết tự hào về quê hương từ đó có ý thức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. Học sinh hiểu được ý nghĩa của đình làng Vân Ổ, có ý thức chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử của địa phương, là thể hiện tinh thần tự hào về quê hương.
Phần III: Kết luận
Chúng tôi hiểu rằng vấn đề tìm hiểu, giới thiệu một di tích lịch sử ở địa phương có vai trò rất quan trọng với nhà trường. Đó là việc cụ thể hoá của kế hoạch “ Xây dựng trường học thân thiện, tích cực” của trường THCS Vân Xuân
Với thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, chắc chắn chuyên đề không khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề hoàn thiện hơn, có chất lượng hơn và được áp dụng rộng rãi.
Vân Xuân, ngày 1 tháng 12 năm 2009
NGƯỜI THỰC HIỆN
T ổ khoa học x ã hội
cảm ơn
các thầy cô về dự chuyên đề cụm
Chúc các thầy cô giáo sức khoẻ, hạnh phúc!
Về dự chuyên đề cụm
Tại: Trường Trung học cơ sở Vũ Di
Giáo viên thực hiện: Cao Thị Mến
GIÚP HỌC SINH TÌM HIỂU, CHĂM SÓC VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ, CÁCH MẠNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
Trường trung học cơ sở vân xuân
Chuyên đề
MụC LụC
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung
A. Tìm hiểu, giới thiệu về đình vân Ổ
I/ Tên gọi di tích
II/ Địa điểm xây dựng, đường đến di tích
1/ Địa điểm xây dựng
2/ Đường đến di tích
III/ Sự kiện, nhân vật lịch sử
IV/ Loại di tích
V/ Khảo tả di tích
1/ Kiến trúc
2/ Nghệ thuật điêu khắc
VI/ Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật
B/ Chăm sóc và phát huy di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng đình Vân Ổ
Phần III: kết luận
Phần I : Mở đầu
Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã dạy
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"
- Câu nói của Người chứa đựng một tư tưởng vô cùng sâu sắc, đó là giáo dục cho thế hệ mai sau phải luôn biết đến cội nguồn dân tộc, lịch sử dân tộc Việt Nam trong suốt hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước.Với thái độ trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị to lớn của lịch sử dân tộc.
- Người xưa cũng đã dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”. Như thế đã chứng tỏ mục tiêu đầu tiên, quan trọng của giáo dục là dạy lễ nghĩa, đạo đức, sau đó mới đến dạy chữ - tức là dạy kiến thức. Điều đó đã phần nào nói lên tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ.
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe , thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
- Điều đó đã khẳng định vai trò của giáo dục truyền thống lịch sử có tầm quan trọng như thế nào tới việc hình thành và phát triển nhân cách con người.
- Với thế giới nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng, phong tục thờ cúng tổ tiên và thần linh là một yếu tố không thể thiếu được trong đời sống của mỗi gia đình, làng xã. Đặc biệt là ở mỗi làng xã trên khắp đất nước Việt Nam đều có một hệ thống đình chùa phong phú. Đình chùa vừa là nơi thờ cúng tôn nghiêm, vừa là chỗ sinh hoạt văn hóa, giáo dục truyền thống đạo đức cho thế hệ trẻ.
- Xuất phát từ tình hình thực tiễn là trong một vài năm gần đây, hiểu biết của học sinh về lịch sử dân tộc còn nhiều hạn chế, thậm chí có em không nắm được lịch sử dân tộc, cũng từ đó lãng quên luôn lịch sử và những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương mình, nhiều người chỉ biết làng mình có một ngôi chùa hoặc đình mà không thể biết nguồn gốc và giá trị lịch sử văn hóa được của nó. Đó là một thiếu sót vô cùng lớn mà chúng ta phải ý thức được để dần khắc phục
- Để giúp học sinh tìm hiểu lịch sử và văn hóa dân tộc nói chung và địa phương nói riêng thông qua việc tìm hiểu giá trị của những di tích lịch sử hiện còn ở địa phương. Chúng tôi chọn chuyên đề này nhằm giúp học sinh tìm hiểu sự hình thành, ý nghĩa lịch sử văn hóa của đình Vân Ổ, từ đó bồi đắp cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương.
Phần II : Nội dung
- Cũng như nhiều làng khác trong làng Việt cổ. Vân Xuân có hình con chim Ó nên thường gọi là kẻ Ó. Đất địa linh nhân kiệt đã xuất hiện những nhân tài kiệt xuất kinh luân. Một trong những ngôi sao sáng ấy là Thống Chế Đại Vương Bạch Hạc Cao Quan – một danh y tài đức, có công giúp nước giúp dân, cai quản ba con sông ở Bạch Hạch, khi mất có ứng rất thiêng. Đến đời nhà Trần đã sắc phong cho nhân dân các địa phương đời đời thờ tự. Cùng với nhiều địa phương khác, nhân dân Vân Ổ cũng rước thần hiệu Bạch Hạc Cao Quan về thờ mong được sự hiển linh che chở,ngôi đình ấy có tên là đình "Vân Ổ",
A. Tìm hiểu giới thiệu về đình vân ổ
I.Tên gọi di tích:
- Từ khi xây dựng đến nay nhân dân vẫn gọi theo tên làng là đình "Vân Ổ".
II. Địa điểm xây dựng, đường đến di tích:
1. Địa điểm xây dựng:
Đình Vân Ổ thuộc thôn Vân Ổ, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một miền đất cổ được hình thành từ lâu đời gắn liền với tên tuổi của phủ Tam Đái ngày xưa
Đình cách tỉnh lỵ Vĩnh phúc khoảng 20 km, cách huyện lỵ Vĩnh Tường khoảng hơn hai km. Từ trung tâm thành phố Vĩnh Yên ngược theo quốc lộ hai, đến ngã ba Vĩnh Tường rẽ trái theo huyện lộ, đến ngã tư Vân Xuân- Bình Dương tiếp tục rẽ trái đi khoảng 500m là tới di tích.
2. Đường đến di tích:
III. Sự kiện, nhân vật lịch sử.
Theo truyền thuyết dân gian và một số tư liệu hiện còn lưu lại, cùng các tư liệu thần tích khác của các làng xã khác trong vùng thì đình Vân Ổ thờ Thống chế đại vương (húy là Thổ Lệnh ) ở thế kỉ VI. Sinh thời Thổ Lệnh có tài chữa bệnh, khi mất lại rất linh ứng nên được nhà nước phong kiến phong là Bạch Hạc Cao Quan Thống chế đại vương. Nhân dân ta ở nhiều nơi thờ tự, Vân Ổ cũng là một nơi thờ vị thần ấy. Có thể tóm tắt lịch sử hành trạng của thần Bạch hạc Cao Quan Thống chế đại vương như sau :
- Vào thời Hùng Vương thứ 18 ( Vua Hùng Duệ Vương) Ở vùng đất Hoan Châu (thuộc đất Nghệ An ngày nay) có một người tên là Trần Thiệu, vợ là Nguyễn Lân. Gia đình ấy rất giầu có, vợ chồng lại nhất mực trung hậu, đức độ hơn người, luôn giúp nghèo cứu khổ, diệt ác trừ tà. Chỉ hiềm một nỗi hai ông bà tuổi đã cao mà chưa có con. Một hôm ông Thiệu nói với vợ rằng:
“Nhà ta giàu nghèo chẳng kể nhưng cũng đủ phong lưu, duy chỉ có điều nay tuổi đã cao mà điềm lành chưa ứng. Sau này tổ tiên sẽ trông vào đâu ? Chi bằng ta hãy tán tài tác phúc thì trời sẽ giúp cho”. Từ đó hai ông bà thường năng đi cầu tự, làm phúc nhiều nơi. Một lần đến chùa Yên Hoa trên núi Ủng Sơn cầu tự mới khấn rằng: “Hỡi chư vị thánh thần núi sông tinh tú, chúng tôi sinh ra ở cõi trần, của cải không thiếu nhưng không có con phỏng có nghĩa lí gì, nay đến xin cầu niệm các đấng thánh thần ban phúc”.
Khấn xong hai ông bà ngủ lại trước án tiền, đến cuối canh ba, đang trong giấc ngủ say nồng bỗng mộng thấy có một ông già đầu râu tóc bạc, tay cầm một bông mẫu đơn và một bông sen trắng đưa cho Trần Thiệu và bảo rằng: “Ta vâng mệnh Hoàng Thiên xuống truyền cho các ngươi biết rằng: Vợ chồng nhà ngươi đã tu tâm tích đức lâu năm lại có lòng cầu đảo, Hoàng Thiên sẽ cho một đôi tiên rồng giáng thế để thỏa lòng mong mỏi và giúp đỡ cõi trần, các ngươi chớ có lo gì”. Nói xong liền biến mất. Tỉnh dậy, Trần Thiệu biết là có thần báo mộng liền cùng vợ làm lễ tạ rồi trở về nhà. Từ đó bà Lân có thai, khi mang thai bà thường nghe văng vẳng bên tai có người đọc thơ rằng :
Thủy lưu thanh – thủy lưu thanh
Nam phương Nguyệt Đức – xuất tài anh
Tú chung khí tại Trần gia thị
Sinh xuất tiên đồng sự nghiệp thành
Tạm dịch
Nước trong xanh – nước trong xanh
Phương nam Nguyệt Đức có tài anh
Khí thiêng hun đúc nhà Trần đó
Sinh hạ tiên đồng sự nghiệp thành
Đến kì sinh nở bà Lân sinh ra một bọc, phá ra hai người con trai có mùi hương thơm phức – tựa như họ Đậu sinh ra năm cây quế, họ Hàn sinh ra tám con rồng. Ông bà Thiệu Lân lấy làm mừng lắm liền đặt tên cho anh là Lan, em là Ngọc. Lớn lên hai anh em Lan, Ngọc ăn nói rất từ tốn, cử chỉ khoan hòa, luôn kính trên nhường dưới và rất có hiếu với cha mẹ. Năm hai anh em Lan Ngọc lên chín tuổi, cha mẹ cho theo học ông Lý Đường tiên sinh, vốn dĩ thông minh nên học ít hiểu nhiều, chỉ trong vòng hai năm mà không gì không hiểu biết, kể cả các sách Mạnh Tử, Khổng Tử và các bậc thánh hiền. Bạn bè cùng trang lứa đều kính phục và coi như thần đồng giáng thế.
Năm hai ông mười chín tuổi thì cha mẹ đều qua đời. Các ông làm lễ mai táng rất chu đáo, hương khói thờ phụng được ba năm. Một hôm hai ông ngồi nghĩ mà than rằng: “Lâu nay ta sống ở nơi thôn dã, miệt mài vò võ làm ăn, đời người chẳng khác gì con sâu dâu, lúc có lúc không, lúc ẩn lúc hiện, khi sống khi chết chẳng qua vẫn là cõi ba sinh mà thôi. Chi bằng ta hãy chu du thiên hạ cho thỏa chí tang bồng, vui thú non xanh nước biếc, mây, gió, trăng, hoa, để trẻ mãi không già, như thế còn hơn cả lầu rồng gác phượng mà sống dơ bẩn của đám tục trần”. Thế rồi hai ông bèn cùng nhau đi chu du thiên hạ, nhàn du thưởng ngoạn các thắng cảnh danh lam mong được tìm đến nơi tiên phật ngự.
Nghe đồn ở huyện Thanh Châu, đạo Hưng Hóa có ngọn núi gọi là núi Tản Viên - nơi có nhiều vị thần hội họp, hai ông liền đến đó, thấy phong cảnh hữu tình, đường đi lối lại quanh co, cỏ mọc um tùm, khe chảy róc rách biến hóa khôn lường. Hai ông trèo lên núi, đi được một vài bước thì gặp một cụ già trên núi đi xuống râu tóc bạc phơ, tay cầm bầu rượu, tay cầm cây đàn vừa đi vừa hát. Hai ông vừa đến trước mặt thì tự nhiên cụ già biến mất. Thấy lạ hai ông bảo với nhau rằng đây không phải là bồng lai tiên lão thì cũng là Tản Lĩnh thần linh chứ ắt không thể là người trần được.
. Đi khoảng mươi bước nữa bỗng lại gặp một tiểu đồng chừng mười hai tuổi, cậu bé liền hỏi : “Hai quan ở xứ nào tới, đến đây thưởng ngoạn phong cảnh hay có việc gì vậy?” Hai ông trả lời : “Ta từ nơi xa đến, không phải để ngắm cảnh mà muốn gặp thần tiên để cầu xin một việc”. Tiểu đồng bảo hai ông chờ, một lúc sau cậu bé ra bảo rằng : "Được lệnh của thầy tôi mời hai ông vào". Hai ông hỏi Tiểu đồng : “Thầy ngươi tên gì ?” Tiểu đồng trả lời : “Đó là Đạt Đa Na Bồ Tát – Tổ đạo Thiền sư đang lãng bộ tìm hoa, nay cho vời đến”. Hai ông theo tiểu đồng vào, đi được một quãng thì thấy thiền sư ngồi trên chiếc bàn đá, bốn phía có bốn tiểu đồng xinh xắn đứng hầu, phía sau có một cây đại cổ thụ. Hai ông lại hỏi Tiểu đồng : “Đây là cây gì?” Tiểu đồng trả lời: "Đó là cây ngô đồng".
Rồi hai ông đến trước mặt Thiền sư bái tạ, vừa nghe hai ông nói, Thiền sư biết ngay đây không phải người thường, liền sai người sắm cỗ rượu rồi hỏi hai ông: “Các ngươi từ xa đến đây chắc có điều gì cần hỏi ở chốn thần tiên ta chăng”. Hai ông trả lời : “Chúng tôi sinh ra ở chốn giàu sang phú quý, cuộc sống no đủ, nhưng công danh phú quý coi nhẹ như lông hồng, ý nguyện chỉ muốn sao cho có đức có nhân, cảm thụ được lòng người, nay đến xin được người rộng lượng, quảng đại từ bi sao cho đạt ý nguyện thì suốt đời này không dám quên ơn”. Vừa nói xong thì tiểu đồng bưng lên một mâm cỗ, hai ông nhìn lên mâm có một vật tựa như đầu người, Thiền sư mời, hai ông ăn ngay.
Thấy hai ông có gan ăn cỗ đầu người, Thiền sư bèn truyền đạo cho, lại cho một chiếc gậy trúc, một chiếc bình bằng đá và dặn rằng: “Ta cho chiếc gậy này, đầu trên của gậy là cứu cho người sống, đầu dưới để trừ chứng hại, còn bình đá, bất kì lúc nào hễ ai bị bệnh hiểm nghèo muốn chữa thì gõ vào bình ba cái ắt sẽ có một con vật nào đó chạy ra, bắt lấy ngâm rượu , uống thì bệnh sẽ khỏi ngay”. Hai ông lạy tạ Thiền sư thì bỗng Thiền sư biến mất. . Để tỏ lòng biết ơn những gì Thiền sư ban cho mà bản thân chưa có gì đền đáp, vả lại không biết người ở phương nào mà tìm, hai ông liền đổi tên là Thổ Lệnh và Thạch Khanh - ứng với chiếc gậy trúc và bầu đá Thiền sư ban cho. Hai ông lại tiếp tục lấy việc nhàn du thiên hạ làm vui, khi thì đi thuyền ngắm nhìn sông nước, lúc lại bách bộ trèo non làm bạn với gió mây. Một hôm đến chang Can Bì, huyện Chu Diên, phủ Bắc Hà, thấy thế đất rồng chầu hổ phục, phong cảnh hữu tình, hai ông liền cảm tác một bài thơ :
Ngâm bình ngọc chướng chu hoàn khởi
Cẩm hộ châu riềm thứ đệ khai
Dư khí trung thành hưng tiểu mạch
Điện cư trân khả tạo doanh dài
Tạm dịch
Trướng ngọc bình vàng vòng đi khắp
Cửa gấm rèm hoa đã mở ra
Khí thiêng chung đúc nên mạch dẫn
Dựng điện thờ đây mới thực là
Ở chang Can Bì có một gia đình tên là Quách Nghiêu, vợ là Nguyễn Thị Trinh sống rất chan hòa, nhà lại giàu có. Vợ chồng họ sinh hạ được một người con trai tên là Quách Huy, tuổi Canh Thìn. Một lần Quách Huy vào chơi trong làng về cảm gió ngã bệnh. Vợ chồng Quách Nghiêu lo lắm bèn dốc sức đi tìm các thầy thuốc giỏi về chữa trị mà bệnh tình của Quách Huy vẫn không hề thuyên giảm. Một đêm Quách Nghiêu nằm mơ thấy có người đến bảo rằng: “Ngươi muốn chữa cho con khỏi bệnh thì sớm mai ra quán thấy người nào cầm gậy trúc và bình đá thì đón họ về chữa sẽ khỏi”.
Quách Nghiêu tỉnh dậy biết là có thần báo mộng nên sáng hôm sau bèn cùng một Tiểu đồng đến chỗ quán ấy. Quả nhiên vừa tới nơi thì đã thấy hai người cầm gậy trúc và bình đá đang đứng đó. Quách Nghiêu đến trước mặt họ thưa rõ sự tình . Hai ông liền theo Quách Nghiêu về nhà, Thổ Lệnh lấy gậy trúc gõ vào bình đá ba cái, tự nhiên trong bình đá có một con rắn trắng bò ra , ông liền bắt lấy đem ngâm rượu rồi cho Quách Huy uống, được một lát thì bệnh tình khỏi hẳn. Vợ chồng Quách Nghiêu mừng lắm, liền mở yến tiệc làm lễ tạ hai ông, lại mang mười hốt vàng để tạ lễ, Thổ lệnh chối từ không nhận mà nói:
“Ta là người tu hành đắc đạo, luôn đi khắp nơi cứu nhân độ thế, trừ hoạ ban phúc, nay đến đây, gặp nhà ngươi có thể kết thành nghĩa thầy trò, giờ ta cho ngươi mỹ hiệu của ta cùng một cuốn sách thuốc, sau này hãy cùng dân chúng lập một miếu nhỏ mà thờ. Từ nay nếu cứ ai bệnh tật hiểm nghèo, chữa chạy không khỏi thì lấy hương hoa cúng khấn tên hiệu của ta là : Thổ lệnh - Thạch Khanh Cao Quan đại vương rồi đốt tờ sớ đó hoà với nước lã cho người bệnh uống thì ắt sẽ khỏi”. Quách Nghiêu lạy tạ vâng lời. Nói xong, hai ông lại tiếp tục nhàn du, một hôm lên núi vua Hùng thấy cảnh núi non hùng vĩ lại là nơi các thánh tổ đắp nền khai quốc liền ngủ qua một đêm, mộng thấy có người đọc hai câu thơ rằng:
Dực tầm vãng đáo Tam Thanh quán
Kim đắc thành danh hậu hiển thần
Dịch là:
Hãy tìm đến quán Tam Thanh
Danh tiếng sẽ thành sau hoá thần thông
Sáng hôm sau, hai ông trở về chang Bạch Hạc, phong cảnh ở đây rất đẹp, hai dòng sông giao nhau, núi non ở thế Rồng chầu, Hổ phục, người người qua lại rất đông, lại thấy một quán nhỏ hỏi ra là quán Tam Thanh, ngẫm lại câu thơ trong mộng, hai ông đang suy tư ngắm cảnh bỗng thấy trời nổi cơn giông, cát bụi mịt mù, một đám mây bay tới, trên có nam thanh nữ tú đàn sáo hát ca, hổ báo kình nghê chầu về rồi tự nhiên hai ông bị hút vào đám mây ấy mà bay đi, tức đã hoá vậy. Từ đó rất là linh nghiệm, những nơi thờ tự hai ông, nhân dân ai có bệnh đến cầu xin đều khỏi cả.
Đến đời nhà Trần, Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên xâm lược nước ta, qua đây có linh ứng đã gia phong làm Hộ Quốc Bảo Dân Đại Vương và sắc phong cho nhân dân các địa phương đời đời thờ tự. Theo “Thần phả đình”. Làng Vân Ổ thờ thần Bạch Hạc Cao Quan Đại Vương từ đời Nguyễn niên hiệu Minh Mệnh năm thứ hai, tức năm Tân Sửu 1841
Đình Vân Ổ thuộc loại di tích kiến trúc nghệ thuật được UBND Tỉnh Vĩnh Phúc xếp hạng “ Di tích lịch sử văn hoá” vào năm 2003
IV - Loại di tích
V- Khảo tả di tích
1- Kiến trúc:
Đình Vân Ổ được xây dựng trên một khu đất rộng, bằng phẳng ở giữa làng, đình quay hướng Bắc, ba phía giáp đường làng, phía sau còn lại giáp nhà dân. Trước đình có sân lát gạch khá rộng, phía ngoài tạo các lối đi và được trồng xen kẽ các loại cây cảnh, tiếp đó là hệ thống cổng, xung quang có tường xây che chắn trông kín đáo, khung cảnh thật là hài hoà, đẹp mắt
Về lịch sử xây dựng đình: Theo lời kể của nhân dân địa phương, xưa kia đình Vân Ổ có qui mô kiến trúc rất đồ sộ gồm ba toà: Tiền tế, trung tế và hậu cung. Trải qua chiến tranh và sự tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội, toà tiền tế bị đổ nát nên được dỡ bỏ, nay còn lại toà trung tế và hậu cung được nối với nhau thành hình chữ đinh
Toà trung tế gồm 5 gian với tổng chiều dài là 10m70, rộng là 9m40 được dựng bởi 6 bộ vì kèo, trong đó hai vì kèo gian giữa được làm theo kiểu chồng bồn con lợn, bốn vì kèo còn lại được làm theo hình thức chồng rường giá chiêng. Các bộ vì kèo được liên kết với nhau bởi hệ thống xà trung, xà hạ và các hàng chân cột ( Cột cái, cột con …). Dưới chân các cột đều được kê bằng đá tảng để chống mối mọt
Toà hậu cung gồm ba gian dài 9m40 rộng 1m60, gian giữa được xây cao làm khám thờ
Hiện nay trên câu đầu hai bên toà trung tế có ghi hai dòng chữ Hán
+ Bảo đại thập bát niên quí mùi đồng dân tu tạo hưng long
+ Quí đông nhị thập lương? thời thụ trụ thượng lương khang cát
Tức là:
+Năm quí mùi niên hiệu Bảo Đại thứ 18 – (Tức năm 1943) vào ngày tốt nhân dân cùng nhau tu tạo
+ Dựng thượng lương đình vào giờ tốt, ngày hai mươi tháng mười hai
Trên thượng lương hậu cung cũng ghi: “Duy tân thập niên tuế thứ Bính Thìn nhị nguyệt sơ cửa nhật lương? thời thụ trụ thượng lương đại cát"
Tức là: Dựng thượng lương đình vào ngày chín tháng hai năm Bính Thìn niên hiệu Duy Tân thứ mười. Tức năm 1916
Như vậy căn cứ vào đó để đoán định: Đình Vân Ổ được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XX, cho đến nay đã trải qua nhiều lần tu sửa. Năm 1943 tôn tạo toà trung tế ( Trước đây toà trung tế có 5 gian hai dĩ, hiện nay đã bị cắt bỏ), năm 1994 xây cổng và tường bao loan, cải tạo sân vườn...
Nhìn chung, đình Vân Ổ được xây dựng với qui mô tương đối lớn, hệ thống cột , xà, kiến trúc được liên kết với nhau một cách chuẩn mực, chính xác làm cho ngôi đình càng thêm chắc, khoẻ, vững trãi, cảnh quan thiên nhiên và không gian ở đình Vân Ổ đẹp, hài hoà. Đó chính là thành công nổi bật của nghệ nhân kiến tạo đình.
Bên cạnh phần kiến trúc có qui mô lớn, đình Vân Ổ còn được trang trí bởi nhiều bức trạm trổ công phu, tinh tế và điêu luyện, những tác phẩm nghệ thuật ấy phần nào phản ánh những ước vọng về cuộc sống thanh bình của nhân dân trong thời kỳ đầu TK XX. Được thể hiện bằng những bức trạm trổ sau:
2- Nghệ thuật điêu khắc:
- Trạm ở các bức cốn nách:
+ Đình Vân Ổ có mười bức cốn nách, trong đó có hai bức cốn gian giữa hậu cung, là vẫn được cấu tạo bưng ván nong như ở các ngôi đình khác.
+Tám bức còn lại của toà vẫn ở vị trí ấy nhưng lại được lắp các con rường, dưới mỗi con rường đều có đấu kê vuông
+ Tám bức cốn chồng rường, đề tài trang trí đều được trạm hình rồng, vân mây, đao mác, đuôi xoắn tròn như bông hoa
Ngoài ra ở hai bức cốn gian giữa hậu cung chạm ở đầu dư, chạm ở các đầu bẩy, ở các bức cốn mê gian giữa hậu cung cũng rất công phu.
Có thể nói: Chạm trổ trên các chi tiết kiến trúc Đình Vân Ổ hết sức công phu tỉ mỉ, hầu hết các bộ phận hợp thành kiến trúc đều được chạm khắc thành những tác phẩm nghệ thuật mang nội dung phong phú và đa dạng khiến cho khung cảnh ngôi đình càng thêm cổ kính, uy nghiêm. Thành công nổi bật của các nghệ nhân kiến tạo đình Vân Ổ là sự phối hợp nhịp nhàng giữa nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc, hai yếu tố này cùng bổ xung hỗ trợ cho nhau, kiến trúc khỏe, đẹp và các bức chạm đều được bố trí một cách hài hoà hợp lý tạo cho không gian nội thất của đình làng càng lộng lẫy, uy nghi
Đình Vân Ổ được xây dựng khoảng đầu TK XX đến nay vẫn tương đối khoẻ, đồ sộ, trạm trổ tinh vi, thể hiện sự phong phú đa dạng của nghệ thuật chạm khắc gỗ của dân gian, mang đậm nét về nghệ thuật tạo hình của thời nhà Nguyễn.
Đình Vân Ổ thờ tự, thần là Thổ lệnh, hiệu là “ Bạch Hạc Cao quan thống chế đại vương”. Đây là vị danh y nổi tiếng về tài và đức. Mặc dù những chi tiết nói về Thổ Lệnh là huyền thoại, nhưng qua đó cũng phần nào phản ánh được tấm gương cao cả về y đức thời xa xưa và thể hiện truyền thống cao đẹp của người thầy thuốc Việt Nam thời nay.
VI – Giá trị lịch sử, khoa học - nghệ thuật
Không chỉ là nơi thờ cúng tâm linh, đình Vân Ổ còn là nơi in dấu ấn nhiều hoạt động cách mạng của quân và dân xã Vân Xuân. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, phong trào đấu tranh chống Pháp nổ ra ở khắp các địa phương trong cả nước, Vân Xuân cũng không nằm ngoài trào lưu chung ấy, với phong trào vườn không nhà trống nhân dân tản cư đi nơi khác, đình Vân Ổ là nơi nuôi dấu cán bộ hoạt động cách mạng bí mật, hơn thế đình còn là nơi họp của chi bộ Đảng xã Vân Xuân và là nơi đội dân quân tự vệ tập trung bàn bạc kế hoạch chiến đấu chống các cuộc càn quét của giặc vào làng Vân Xuân, sau khi địch rút khỏi làng thì đội du kích của xã lại rút về đình củng cố lực lượng chuẩn bị cho những cuộc chống càn tiếp theo. Cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân thắng lợi có một phần đóng góp nho nhỏ của dân quân tự vệ xã Vân Xuân mà đình Vân Ổ là căn cứ cách mạng đầu tiên của xã.
Đình Vân Ổ được cấu tạo bởi các loại vật liệu tốt, vì vậy đến nay những kiến trúc cơ bản còn chắc khoẻ. Tuy nhiên, trải qua thời gian do sự tác động của các yếu tố tự nhiên và con người, một vài chi tiết kiến trúc như cột cái, cột con trong hậu cung đang trong tình trạng mối mọt, vì vậy cần có phương án bảo vệ, trùng tu, tôn tạo di tích này. Đình Vân Ổ đã được UBND Tỉnh Vĩnh Phúc xếp hạng di tích lịch sử văn hoá, cần được bảo vệ lâu dài. Để góp phần chăm sóc, bảo quản, phát huy di tích lịch sử đình Vân Ổ, về phía nhà trường chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau
- Trước hết nhà trường tham mưu với UBND xã để UBND xã có kế hoạch tôn tạo, sửa chữa những bộ phận đã xuống cấp.
B. CHĂM SÓC VÀ PHÁT HUY DI TÍCH LỊCH SỬ,VĂN HOÁ, CÁCH MẠNG ĐÌNH VÂN Ổ
- Nhà trường nhận chăm sóc, bảo vệ di tích, có kế hoạch cụ thể, phân công các lớp chuyên chăm sóc di tích.
- Tuyên truyền cho học sinh hiểu được nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử của đình. Học sinh có thể tìm hiểu di tích của đình thông qua các buổi ngoại khoá, qua ông bà, cha mẹ, mọi người xung quanh. Từ đó học sinh ý thức chăm sóc, bảo vệ cảnh quan của đình.
- Tổ chức cho học sinh tham gia lao động, vệ sinh chăm sóc trong khuôn viên của đình và xung quanh đình mỗi tháng một lần.
- Tổ chức cho học sinh trồng cây, đặc biệt là cây lâu năm tạo thêm cho đình nét cổ kính uy nghiêm.
- Giáo dục học sinh luôn học tập và tấm gương cao cả về y đức của danh y Bạch Hạc Cao Quan
- Học sinh giáo lưu văn hoá văn nghệ với địa phương trong những ngày lễ hội của đình
- Báo cho ban quản lý khu di tích, chính quyền địa phương nếu thấy có hiện tượng xâm phạm phá phách
Giáo dục đạo đức cho học sinh có vai trò rất quan trọng. Mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh không chỉ phát triển về trí tuệ, tài năng mà còn giúp học sinh hình thành, phát triển toàn diện về nhân cách. Qua nội dung, chương trình giáo dục bồi đắp cho học sinh lòng yêu quê hương, yêu đất nước, biết tự hào về quê hương từ đó có ý thức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. Học sinh hiểu được ý nghĩa của đình làng Vân Ổ, có ý thức chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử của địa phương, là thể hiện tinh thần tự hào về quê hương.
Phần III: Kết luận
Chúng tôi hiểu rằng vấn đề tìm hiểu, giới thiệu một di tích lịch sử ở địa phương có vai trò rất quan trọng với nhà trường. Đó là việc cụ thể hoá của kế hoạch “ Xây dựng trường học thân thiện, tích cực” của trường THCS Vân Xuân
Với thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, chắc chắn chuyên đề không khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề hoàn thiện hơn, có chất lượng hơn và được áp dụng rộng rãi.
Vân Xuân, ngày 1 tháng 12 năm 2009
NGƯỜI THỰC HIỆN
T ổ khoa học x ã hội
cảm ơn
các thầy cô về dự chuyên đề cụm
Chúc các thầy cô giáo sức khoẻ, hạnh phúc!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tống Anh Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)