Chuyên đề 4: Hình tượng người lính(phần 1)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 12/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề 4: Hình tượng người lính(phần 1) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề 3: Hình tượng người lính.
1. Đồng chí ( Chính Hữu - 1948).
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật -1969).
3. Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê - 1971).
4. ánh trăng - Nguyễn Duy.
1. Đồng chí ( Chính Hữu - 1948).
Câu 7 (tr 43): Trình bày cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí.
Mở rộng:
Bài tập 1:
1. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau về tác giả Chính Hữu.
Chính Hữu tên khai sinh là (1) .............................. sinh năm (2) ............. .......... quê ở huyện (3)........................ tỉnh Hà Tĩnh. Năm (4)............. ông gia nhập trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Chính Hữu làm thơ từ năm (5) ................ và hầu như chỉ viết về (6) ................................... Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc (7) ................................ hàm súc. Chính Hữu đã được Nhà nước trao tặng (8) .................................................. năm 2000.
2. Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống cuối mỗi nhận định sau :
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu sáng tác năm nào ?
A. Đầu năm 1948
B. Cuối năm 1948
C. Đầu năm 1949
D. Đầu năm 1950
3. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định nêu khái quát và đầy đủ nhất về giá trị nội dung bài thơ Đồng chí :
A. Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu nặng, đồng thời thể hiện vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng trong buổi đầu chống Pháp.
B. Bài thơ viết về cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu của những người lính bộ đội Cụ Hồ nơi chiến trường Việt Bắc.
C. Bài thơ thể hiện tình cảm của quê hương đối với những người lính bộ đội Cụ Hồ, đồng thời miêu tả cuộc sống gian lao, thiếu thốn của những người lính.
Bài tập 2:
Viết đoạn văn quy nạp (có sử dụng câu ghép và trợ từ), nội dung nói về đoạn kết bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu.
Bài làm: " Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo(1).
Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo(3). Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa(4). Chính trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc tìm ra được sự gắn bó gần gũi(5). Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6). Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui(7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn thuở(8). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời(9).
Mô hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong đoạn cuối bài thơ "Đồng chí", từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp.
Trợ từ: " Chính". Câu 3 là câu ghép.
Bài tập 3 . Từ hiểu biết về bài Đồng chí của Chính Hữu, em hãy viết một đoạ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 93,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)