Chuyên đề 3: Giá trị nhân đạo trong văn học cổ

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 12/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề 3: Giá trị nhân đạo trong văn học cổ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chủ đề 3: Tư tưởng nhân đạo trong văn học cổ


A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được nội dung tư tưởng nhân đạo trong một số tác phẩm văn học cổ đã được học.
- Giáo dục học sinh tinh thần nhân đạo được thể hiện trong quan hệ giữa người với người.
- Luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá.
B. bị
C.Tiến trình lên lớp:
A- Bài cũ:
B- Bài mới:
I/ Tư tưởng nhân đạo là tư tưởng của dân tộc Việt Nam:
“Thương người như thể thương thân”
Là một nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam ta. Trải qua quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước truyền thống tốt đẹp ấy luôn được phát huy và thực hiện tốt. Nét đẹp ấy không chỉ tồn tại trong đời thường mà còn được văn học phản ánh một cách rất cụ thể. Tinh thần nhân đạo trong các tác phẩm văn học được phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau, khía cạnh nào cũng chan chứa.
II/ Biểu hiện của nhân đạo:
Lên án tội ác của các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người.
Bày tỏ thái độ cảm thông, tình cảm xót trương với những kiếp người bất hạnh.
Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp, trong sáng của tâm hồn con người.
Thể hiện ước mơ, khát vọng về một xã hội công bằng, bác ái, tôn trọng phẩm giá và hạnh phúc của con người.
Tất cả những biểu hiện ấy đều nhằm giúp con ngưồihàn thiện hơn, giúp con người trở thành người hơn. Nó giúp níu giữ con người không sa xuống thành thú vật nhưng cũng không muốn biến họ thành những “ông thánh” giả rối và vô duyên.
III- Cảm hứng nhân đạo trong một số tác phẩm văn học cổ:
Chuyện người con gái Nam Xương:
Nhân đạo là một trong những giá trị nổi bật của “ Chuyện người con gái Nam Xương. Trong tác phẩm này, Nguyễn Dữ đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Điều đó biểu hiện rõ nhất qua vẻ đẹp của Vũ Nương. Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam theo quan điểm Nho giáo (có đủ tam tòng, tứ đức). Nàng là người phụ nữ thuỳ mị, nết na. Với tư cách là người con, nàng là dâu hiền, dâu thảo: chăm sóc mẹ chồng, khi ốm đau không quản thuốc thang, khi mất ma chay chu đáo, coi mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Với tư cách là người vợ, nàng rất mực dịu dàng, đằm thắm thuỷ chung. Đối với con thì nàng rất mực yêu thương. Quả là người phụ nữ đẹp người tốt nết, đáng trân trọng, đáng quý biết bao!
Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất về cảm hứng nhân văn là tác giả đã thể hiện khát vọng của con người về hạnh phúc gia đình, về tình yêu đôi lứa. Vũ Nương luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình. Biết chồng hay ghen, nàng luôn giữ gìn khuôn phép. Khi chia tay chồng đi lính, không mong chồng lập công hiển hách để được “ấn phong hầu”, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về.
Lúc chồng đi xa không để điều tai tiếng, giữ quan hệ mẹ chồng – nàng dâu luôn thuận hoà; Chồng trở về nghi ngờ vô căn cứ, nàng cố hàn gắn, bảo vệ hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ. Lời thanh minh với chồng khi bị nghi oan cũg thể hiện rõ khát vọng đó: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất”. Khi sống dưới thuỷ cung mặc dù được sung sướng nhưng lòng vẫn luôn nghĩ về gia đình. Đó là một khát vọng bình dị vậy mà dường như nó lại rất xa vời đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 67,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)