CHUYEN DE 3

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thìn | Ngày 16/10/2018 | 134

Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE 3 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:


CHUYÊN ĐỂ : HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT SKKN
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI Ý VỀ VIỆC VIẾT SKKN:
1. Hình thức viết SKKN:
Căn cứ vào đặc điểm của từng cấp học; căn cứ vào thực tế chỉ đạo việc xét chọn, đánh giá, công nhận SKKN của những năm qua, Sở gợi ý một số cách viết chủ yếu như sau:
1.1. Viết dưới hình thức tổng kết kinh nghiệm:
Lối viết này mang tính tổng hợp, khái quát, đòi hỏi người viết phải dùng lý luận về giáo dục học, tâm lý học để phân tích, đánh giá thực tế giáo dục. Cách viết này thường áp dụng trong việc tổng kết đánh giá kinh nghiệm một cách toàn diện đối với một đơn vị hoặc một vấn đề lớn.
1.2. Viết theo lối báo cáo thực tế:
Cách viết này kinh nghiệm rút ra từ những thực tế việc làm cụ thể. Ở phần cuối của báo cáo có nêu ra khái quát những bài học kinh nghiệm; hình thức này áp dụng trong trường hợp báo cáo, trình bày ở hội nghị sơ, tổng kết hoặc chuyên đề.
1.3. Viết theo lối tường thuật:
Theo cách này, người viết nêu lên những SKKN trong chỉ đạo, quản lý, giáo dục và giảng dạy hoặc nhiệm vụ công tác khác của mình, thông qua những hoạt động cụ thể. Những hoạt động được chọn phải thật điển hình, tiêu biểu, phục vụ cho nội dung đề tài đã được xác định. Điều chủ yếu là thông qua những hoạt động này, người viết phải nêu lên được cụ thể, hợp lý cách làm mới, có tính sáng tạo, sáng kiến cải tiến, để giải quyết một thực tế về chỉ đạo, quản lý, giáo dục và giảng dạy hoặc nhiệm vụ công tác của mình có kết quả tốt; cần nêu quá trình các hoạt động này theo diễn biến thời gian của giai đoạn trước và sau khi tác động các biện pháp chỉ đạo, quản lý, giáo dục, giảng dạy. Đây là cách viết phổ biến đối với cá nhân.
2. Xác định đề tài:
Đề tài giúp người viết xác định rõ phạm vi, hướng và tập trung mọi suy nghĩ của mình vào một vấn đề.
Đề tài có thể đề cập đến tất cả các vấn đề trong những nội dung hoạt động của đơn vị về quản lý, chỉ đạo, về giảng dạy, giáo dục, về các hoạt động khác… Nhưng cần chọn một vấn đề, một khía cạnh sâu sắc nhất để viết, không nên viết cả một vấn đề lớn và quá rộng.
Càng thu hẹp phạm vi bài viết bao nhiêu thì vấn đề viết sẽ càng sâu sắc bấy nhiêu.
3. Bố cục, nội dung của một bản SKKN:
Sau khi đã xác định được đề tài cần phải xét chọn, sắp xếp các chi tiết phục vụ cho vấn đề đã nêu ra ở đề tài. Mỗi SKKN được trình bày cần có đủ 3 yếu tố cơ bản:
- Đặt vấn đề (khó khăn, trở ngại, hiệu quả, hạn chế,…)
- Những biện pháp giải quyết vấn đề (khó khăn, trở ngại,…)
- Kết quả đạt được và việc phổ biến ứng dụng.
Ba yếu tố trên cũng là ba thành phần cấu tạo nội dung bản SKKN.
a) Phần thứ nhất: Đặt vấn đề (khó khăn, trở ngại, hiệu quả thấp, hạn chế).
Đây là loại yếu tố trước tiên phải được nêu ra từ thực tiễn hoạt động công tác, các khó khăn, trở ngại là cơ sở làm nảy sinh những SKKN. Không nêu những khó khăn, trở ngại, hiệu quả, hạn chế thì người đọc không hiểu tại sao lại có những SKKN, biện pháp nêu ở phần sau.
Khó khăn, trở ngại, hiệu quả còn thấp có nhiều loại nhưng có thể chia thành 2 loại chính:
+ Do yếu tố chủ quan: thuộc về nhận thức, trình độ, năng lực, quan niệm… của cán bộ quản lý và nhà giáo.
+ Do yếu tố khách quan: loại này có thể có nhiều nhưng chỉ kể đến những yếu tố có liên quan trực tiếp đến hoạt động giáo dục, giảng dạy và chỉ đạo, quản lý của mình (môi trường giáo dục, quan niệm xã hội, cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục).
Tóm lại, ở phần này cần nêu ngắn gọn, cần chọn lọc những khó khăn, trở ngại, những phát sinh từ thực tiễn một cách điển hình. Đây cũng chính là lý do chọn đề tài.
HD: Vì sao phải đổi mới?
Yêu cầu: Lĩnh vực cụ thể cần đạt những gì mới là tốt (chuẩn)? Cấp nào chỉ đạo như thế?
(Nêu những điều cần đạt trong lĩnh vực, trong hoạt động cụ thể. Xuất sứ các văn bản chỉ đạo)
Thực trạng ban đầu: Khi chưa đổi mới diễn ra thế nào? So với chuẩn thì thua bao nhiêu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thìn
Dung lượng: 112,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)