Chuong VI: dai cuong ve moi truong

Chia sẻ bởi Lê Thị Kim Mỹ | Ngày 05/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: chuong VI: dai cuong ve moi truong thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Trường CĐSP Thái Nguyên Sinh hóa k14
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Nhóm thực hiện : Lê Thị Kim Mỹ
Lý Lệ Quyên
Mục tiêu
Quán triệt được nội dung chủ yếu của môi trường là mối quan hệ giữa phần Môi trường và phần Sinh thái học. Sinh thái học là cơ sở khoa học của khoa học môi trường.
Quán triệt được Sinh thái quyển là hệ sinh thái lớn nhất của trái đất và những môi trường sống chính của sinh quyển bao gồm các hệ sinh thái ở cạn, các hệ sinh thái nước mặn và các hệ sinh thái nước ngọt.
Phân biệt được các hệ sinh thái ở cạn và nêu
được các đặc trưng của từng hệ sinh thái về các mặt: đặc điểm khí hậu, thực vật và giới động vật.
4. Phân biệt được các hệ sinh thái nước mặn với hệ sinh thái nước ngọt.
5. Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm, phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chống thoái hóa và ô nhiễm môi trường.
B. Nội dung
I) Khái niệm về sinh quyển và sinh thái quyển.
1. Sinh quyển.
Sinh quyển là gì?

25-
22 km
1.1 Khái niệm
Sinh quyển là một quyển của Trái đất, là nơi sinh sống của toàn bộ sinh vật trên trái đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống bao gồm thực vật, động vật và vi sinh vật
Trên thực tế không phải bất kì nơi nào trên trái đất cũng có điều kiện sống như nhau đối với cơ thể. Ví dụ ở những vùng địa cực với điều kiện sống khắc nghiệt hoặc trên những núi quá cao chỉ có một số bào tử ở trạng thái tiềm sinh, vi khuẩn hay nấm hoặc một số loài chim di trú tìm đến, không có loài nào sống cố định trên đó. Những vùng đó có tên là cận sinh quyển.
Nơi sống của sinh vật trong sinh quyển bao gồm môi trường cạn (địa quyển), môi trường không khí (khí quyển) hoặc môi trường nước đại dương (thủy quyển).
2. Sinh thái quyển.
Sinh thái quyển là tổng thể các thành phần vô cơ và sinh vật cấu thành một hệ sinh thái bao gồm lớp vỏ quả đất có sự sống và tổng thể các loài sinh vật sống ở đó.
Những nhân tố vô sinh của sinh quyển bao gồm:
Những yếu tố có nguồn gốc sinh vật (dầu mỏ, than đá…)
Những yếu tố mà sinh vật không tham gia vào việc hình thành (đá mẹ, khí hiếm…)
-Các chất tàn dư của sinh vật
-Các nhân tố phóng xạ phát sinh từ bên trong Trái Đất.
-Những nhân tố có nguồn gốc vũ trụ.
Những nhân tố vô sinh của sinh quyển và sinh vật sống trên đó đã tạo thành một hệ thống tự nhiên được duy trì bởi sự chuyển hóa vật chất và năng lượng giữa các thành phần của sinh quyển và quần xã sinh vật sống ở đó.
Than đá
Dầu mỏ
Thực vật cung cấp vật chất hữu cơ
Chất mùn cho đất
?Rễ cây làm cho
các lớp đá bị rạn nứt
Vi sinh vật
Phân hủy
Giun, kiến làm thay đổi tính chất của đất
3. Những hệ sinh thái chính của Trái Đất.
3.1 Các hệ sinh thái trên cạn.

Đặc trưng bởi các Biôm(Quần xã cảnh quan vùng địa lí):Quần xã lớn trên cạn có thảm thực vật đồng nhất,độc lập và chiếm diện tích rộng lớn.
Mỗi biôm có đặc trưng về khí hậu,TP thực vật, động vật
Các biôm còn chịu ảnh hưởng của khí hậu địa phương, thổ nhưỡng…

Hình 69: Các biôm chính trên Trái Đất
3.1.1 Đồng rêu đới lạnh.
Vào mùa hè
Vào mùa đông
Đồng rêu Đới lạnh(Tundra)
a) Đặc điểm khí hậu.
Lạnh quanh năm băng đóng gần như vĩnh cửu trên mặt đất mùa hè kéo dài khoảng 3 tháng và là mùa cây sinh trưởng và mùa hoạt động của thực vật.
b) Thực vật.
Phía Nam vùng đồng rêu gồm những cây bụi cực thấp. Phía Bắc vùng đồng rêu xuất hiện vùng than bùn với cây cói túi, cói bông rồi đến thảm rêu mọc hỗn hợp với địa y.
c) Động vật.
Giới động vật nghèo gồm 61 loài. Đặc trưng như : cáo xanh, tuần lộc, bò xạ, chuột lemút…

Cây cói bông
Đài nguyên
Chuột lemút
Cú tuyết
Tuần lộc trắng
Bò xạ
Cáo bắc cực
Sóc sinsin

Có khoảng 40 loài chim hầu hết là chim di trú.
Nhạn biển Bắc cực
Hải âu Manx
3.1.2 Rừng lá kim phương Bắc.
Đặc điểm khí hậu.
Có khí hậu lục địa, có mùa hè ngắn, lạnh và ẩm. Còn mùa đông khô hạn, thuyết rơi kéo dài khắc nghiệt.
b) Thực vật.
Bao gồm chủ yếu những loài cây lá nhọn: thông, linh sam, vân sam, thông rụng lá…
c) Động vật.
Nghèo về số lượng loài. Đại diện: Hươu Canada, nai sừng tấm…Quần thể động vật ở
đây thể hiên rõ sự di cư, chu kì mùa, sự ngủ đông. Có nhiều loài động vật hoạt động vào ban ngày.
Nai sừng tấm
Hươu Canada
Thông (Pinus)
Linh sam (Abies)
Vân sam (Epicea)
3.1.3 Rừng rụng lá miền ôn đới.
a) Đặc điểm khí hậu.
Có lượng mưa vừa phải, có khí hậu ẩm về mùa hè, mùa đông lạnh có tuyết, khí hậu khắc nghiệt.
b) Thực vật.
Chủ yếu gồm nhứng cây rụng lá vào thời gian lạnh trong năm.
c) Động vật.
Rất đa dạng được cấu trúc theo một tổ chức thích nghi chặt chẽ. Đại diện:sóc, mèo rừng, cáo, chồn hôi, lợn rừng…
Sóc
Mèo rừng
Chồn hôi
Lợn rừng
Chim vàng anh
Cáo
3.1.4 Thảo nguyên.
Đặc điểm khí hậu.
Có mùa khô kéo dài, lượng mưa ít.
b) Thực vật.
Nghèo chủ yếu gồm họ Hòa thảo, có hệ rễ phát triển.
c) Động vật.
Có đời sống chuyên hóa cao, sống theo bầy đàn, di chuyển nhanh trong phạm vi khá rộng (ngựa hoang, lừa hoang, bò bison…) Chim bay giỏi, có hiện tượng ngủ hè, dự trữ thức ăn.
Thực vật ở thảo nguyên:
Tre Ngải đắng Cỏ lá gừng
Động vật:
Bò bison
Linh miêu
Chim ưng
3.1.5 Savan đới nóng.
Khí hậu.
Mưa ít, mùa mưa rất ngắn, còn mùa khô kéo dài. Về mùa khô phần lớn cây cối bị rụng lá do thiếu nước.
b) Thực vật.
Thực vật nghèo, thường cao khoảng 1m khi trưởng thành như cỏ đuôi voi (Pennisetum), cỏ dế (Andropogon), cỏ tranh (Imperata)… Cỏ mọc thành rừng. ở savan Châu Phi có cây bao báp rát đặc trưng.
Cây bao báp
Cỏ đuôi voi (Pennisetum)
Cỏ tranh
Cỏ dế
c) Động vật.
Trên savan quang đãng và rộng thích hợp với nhiều loài thú ăn TV như: Linh dương, ngựa vằn, hươu cao cổ, voi, tê giác, sư tử, báo, đà điểu… Chim thú có sự biến động số lượng cá thể rất rõ.
Linh dương
Hươu cao cổ
3.1.6 Hoang mạc.
Đặc điểm khí hậu.
Khí hậu khô, lượng mưa hàng năm rất thấp thường dưới 200mm, mưa hiếm và không đều. Lượng nước bốc hơi lớn, mùa hè rất nóng nhưng mùa đông lại rất lạnh.
b) Thực vật.
Rất nghèo chỉ có một ít cây thấp nhỏ có hệ rễ dài, thời gian sinh trưởng ngắn.
c) Động vật.
Đặc trưng: lạc đà một bướu, linh dương Addax
Linh dương sừng kiếm, cáo cát… Đại bộ phận là chim bay, côn trùng cánh cứng chiếm ưu thế.
Lạc đà một bướu
Linh dương sừng kiếm
Apocynaceae
Crassulaceae
Euphorbiacea
Geococcyx californianus
Cáo cát
Trâu đầu bò
Con moa
3.1.7 Rừng rậm nhiệt đới.
Đặc điểm khí hậu.
Nhiệt độ cao gần như ổn định quanh năm, độ ẩm và lượng mưa cao.
b) Thực vật.
Đa dạng và phong phú với những cây gỗ lớn. Sự phân tầng rõ rệt cùng với tầng cây leo và cây bì tạo điều kiện cho sự phân hóa tổ sinh thái làm tăng độ đa dạng về loài.
c) Động vật.
Phong phú và đa dạng. Ở rừng rậm nhiệt đới các quần thể động vật không ngủ đông, không
di cư xa, chu kì mùa và chu kỳ ngày đêm không rõ rệt.
Rừng rậm nhiệt đới Amazon
 Sự phân tầng ở rừng rậm nhiệt đới.
Đảo Borneo
3.2 Hệ sinh thái nước mặn.
3.2.1 Đặc điểm của những nhân tố vô sinh ở biển.
Áp suất tăng dần theo độ sâu.
Cường độ chiếu sáng giảm dần theo độ sâu
Có sự phân tàng về nhiệt độ theo độ sâu. Tầng mặt có nhiệt độ thay đổi theo chu kỳ ngày và theo mùa. Tầng trung gian có nhiệt độ giảm từ 1-3oC. Tầng sâu có nhiệt độ ổn định.
Hàm lượng muối hòa tan, khí 02, CO2 thay đổi.
Đây là những nhân tố sinh thái rất quan trọng đối với sinh vật biển.
3.2.2 Thủy sinh vật biển.
Gồm sinh vật nổi (plankton), sinh vật tự bơi (nekton) và sinh vật đáy (benthos).

Thủy tức
Sên biển
Sứa scyphomedusa
Sứa Nomura
Sinh vật tự bơi (Nekton)
Sinh vật đáy (Benthos)
3.2.3 Sự phân chia các vùng biển và đại dương
Theo chiều ngang đại dương có thể chi thành 2 vùng lớn: vùng ven bờ và vùng khơi.
Ở quần xã vùng ven bờ sinh vật có chu kì hoạt động ứng với hoạt động của nước triều. Độ đa dạng của sinh vật ven bờ cao hơn hẳn quần xã vùng khơi.
Ở vùng khơi SV nổi có số lượng ít hơn vùng ven bờ. Do độ mặn cao nên chúng thực hiện chu kì di cư hàng ngày theo đường thẳng đứng xuống dưới. Càng xuống sâu số loài động vật càng giảm.
Vùng ven bờ
Vùng khơi
3.3 Các hệ sinh thái nước ngọt.
3.3.1 Các hệ sinh thái nước đứng.
Bao gồm ao, hồ, sông, suối, các vực nước ngọt…
Trong các tầng nước nhiệt độ và lượng muối khoáng được phân bố đồng đều nhờ tác dụng của gió.
Vực nước được chia thành hai lớp: lớp trên được chiếu sáng, TV nổi phong phú, nồng độ oxi cao. Lớp nước dưới tối thiếu ánh sáng, to ổn định (40C) nồng độ oxi thấp.
Hồ Núi Cốc
Ao cá
Hồ nước ngọt
3.3.2 Các hệ sinh thái nước chảy.
Bao gồm các hệ sinh thái sông, suối.
Đặc điểm chung: chế độ nhiệt, muối khoáng đồng đều. Quần xã thủy sinh vật có thành phần không đồng nhất, mang tính pha trộn.
Quần xã thủy sinh vật ở sông có sự thay đổi theo thượng lưu, trung lưu và hạ lưu.
Quần xã thủy sinh vật suối thương rất giống với sinh vật ở thượng lưu về thành phần loài cũng như về số lượng.
Sông Cầu
Suối Tiên (Bình Định)
Sông Nin
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Kim Mỹ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)