CHƯƠNG TRÌNH TOÁN NÂNG CAO BẬC TIỂU HỌC

Chia sẻ bởi Phạm Thị Kim Liên | Ngày 09/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: CHƯƠNG TRÌNH TOÁN NÂNG CAO BẬC TIỂU HỌC thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG TRÌNH TOÁN NÂNG CAO BẬC TIỂU HỌC

A/ Mục tiêu của môn toán ở tiểu học :
1. Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học, thống kê đơn giản .
2. Hình thành và rèn kỹ năng thực hành tính đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thực tế trong cuộc sống.
3. Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết các suy luận đơn giản,…) góp phần rèn luyện phương pháp học tập làm việc khoa học linh hoạt sáng tạo.
Ngoài ra môn toán góp phần hình thành và rèn luyện phẩm chất các đạo đức của người lao động trong xã hội hiện đại.
B/ Nội dung, chương trình toán ở tiểu học:
Chương trình toán ở tiểu học thống nhất với 4 mạch nội dung:
* Số học.
* Đại lượng và đo đại lượng.
* Hình học.
* Giải toán có lời văn.
C/ Nội dung cụ thể
I/ Số học:
1. Khái niệm ban đầu về số tự nhiên, số tự nhiên liền trước, số tự nhiên liền sau, ở giữa 2 số tự nhiên, các số từ 0 đến 9.
2. Cách đọc:Ghi số tự nhiên, hệ nghi số thập phân .
3. Quan hệ bé hơn, lớn hơn, bằng (=) giữa các số tự nhiên, so sánh các số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên thành dãy số tự nhiên. Một số đặc điểm của dãy số tự nhiên (rời rạc, xếp thứ tự tuyến tính, có phần tử đầu, không có phần tử cuối …).
4. Các phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên, ý nghĩa, bảng tính một số tính chất cơ bản của phép tính, tính nhẩm, tính bằng cách thuân tiện nhất (lớp 4 –5) thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có nhiều dấu tính, mối quan hệ các phép tính (+, -, X, :).
5. Khái niệm ban đầu về phân số (lớp 4)cách đọc, cách viết, so sánh, thực hành cộng, trừ, nhân, chia trong trường hợp đơn giả.
6. Khái niệm ban đầu về số thập phân (lớp 5), cách đọc, cách viết (trên cơ sở mở rộng, hệ ghi số thập phân). So sánh và sắp xếp thứ tự, cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân (một số tính chất cơ bản của phép tính, tính nhẩm nhân).
Ví dụ ; Chia cho 10 , 100 , 1000 ….0,1 , 0,01 , 0,001 ….) bằng cách thuận tiện nhất.
VD : 9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3 = 9,3 x (6,7 +3,3 )
= 9,3 x 10 = 93 .
Một số đặc điểm của tập hợp các số thập phân (xếp thứ tự theo tuyến tính):
VD : 0,3 ; 0,197 ; 0,4 ; 0,321 ; 0,187 .
(xếp theo thứ tự từ lớn đến bế hoặc ngược lại)
Giữa hai số thập phân bất kì rất có nhiều số thập phân .
VD : 0,01 < … 0,2
II/ Đại lượng – Đo đại lượng
1. Khái niệm ban đầu về các đại lượng thông dụng như
Độ dài, khối lượng, thời gian, diện tích, thể tích, tiền Việt Nam.
Chẳng hạn: Lớp 1 học về: cm
Lớp 2 học km, m, dm, cm,mm
Lớp 3 sử dụng đo thông dụng là km, m
Lớp 4 bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng.
Lớp 5 hoàn thành bảng đơn vị đo dộ dài ở 2 dạng : số tự nhiên, số thập phân
2. Khái niệm ban đầu về đo đại lượng :Một số đơn vị đo thông dụng nhất, kí hiệu, quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng nhất, kí hiệu và quan hệ giữa một số đơn vị đo và việc chuyển đổi đơn vị đo
3. Thực hành đo đại lượng, giới thiệu dụng cụ đo, thực hành đo.
Chẳng hạn : Dạy về kg, lít (sử dụng đồ dùng – dụng cụ đo như :cân, chai, ca 1 lít)...
4. Cộng trừ nhân chia các số đo đại lượng cùng loại.
III / Yếu tố hình học :
1. Các biểu tượng về hình học đơn giản :
- Điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Kim Liên
Dung lượng: 125,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)