Chương trình tập làm văn 9

Chia sẻ bởi Chu Ly | Ngày 08/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: chương trình tập làm văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:



Tập huấn sgk lớp 9

môn ngữ văn


Chu lý- Phòng GD-ĐT quận đống đa
Phân môn tập làm văn
Cấu trúc chung
Nội dung dạy-học
Những điểm mới và khó
Phương pháp dạy tập làm văn
Vị trí của chương trình ngữ văn 9

I. Cấu trúc chung (49 tiết)
II. Nội dung dạy học
II.1. Văn bản thuyết minh :
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Sử dụng yếu tố miêu tả
01 bài làm văn ( 01 tiết làm, 01 tiết trả)
II.2.Văn bản tự sự :
Kết hợp miêu tả
Kết hợp nghị luận
Người kể
Đối thoại, độc thoại
02 bài làm văn ( 2 tiết làm, 2 tiết trả )

II.3.Văn bản nghị luận :
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
( 1 bài làm )
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
Nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích) ( 1 bài làm )
Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ( 1 bài làm ở nhà)
II.4. Văn bản hành chính công vụ :
Biên bản
Hợp đồng
Thư ( điện ) chức mừng năm mới và thăm hỏi
( 1 tiết làm bài, 1 tiết trả )
II.5. Các hình thức luyện tập: tóm tắt, làm thơ 8 chữ, hoạt động địa phương.
III. Những điểm mới và khó
Văn bản thuyết minh
Văn bản tự sự
Văn bản nghị luận
Văn bản hành chính công vụ
III.1. Văn bản thuyết minh
Ôn tập KT lớp 8: định nghĩa, đặc điểm, các phương pháp
Kiến thức lớp 9:
Kết hợp sử dụng một số biện pháp nghệ thuật ( kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá, vè, diễn ca..) và yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh
Lưu ý:-Biện pháp NT và yếu tố MT chỉ đóng vai trò phụ trợ, không được làm ảnh hưởng đến nội dung khoa học của thuyết minh.
- Không phải loại văn bản thuyết minh nào cũng có thể tuỳ tiện sử dụng biện pháp nghệ thuật
Văn bản thuyết minh
Thuyết minh kết hợp với sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Thuyết minh kết hợp với yếu tố miêu tả
III.2. Văn bản tự sự
A. Tóm tắt văn bản tự sự
* Ôn tập: - Mục đích tóm tắt
- Cách thức tóm tắt
*Lớp 9: Tập trung vào nội dung luyện tập, thực hành, rèn kĩ năng cho HS.
-Tạo điều kiện ôn lại VBTS về sự việc, nhân vật
-Yêu cầu cao hơn: đảm bảo ngắn gọn, trung thành với văn bản.





Khi tóm tắt, nên tóm tắt theo ngôi thứ ba
Yêu cầu
Đáp ứng mục đích
Đảm bảo tính khách quan
Đảm bảo tính hoàn chỉnh
Đảm bảo tính cân đối
B. Miêu tả trong VB tự sự
* Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự
Trong khi kể, người kể cần miêu tả chi tiết hành động, cảnh vật, con người, sự việc thì câu chuyện mới trở nên cụ thể, gợi cảm, sinh động.
* Cần tập trung vào kĩ năng kết hợp yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự với hai nội dung:
- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
- Luyện tập về sự kết hợp này bằng thực hành viết các bài văn, đoạn văn
C. Miêu tả nội tâm trong VB tự sự
Cần phân biệt
Đối tượng miêu tả bên ngoài là những gì quan sát được: cảnh vật, nhân vật, sự việc..
Đối tượng miêu tả nội tâm : những gì không quan sát được
+ MTNT trực tiếp: ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc
+ MTNT gián tiếp: nét mặt, cử chỉ, trang phục..
- MTNT là một bước tiến của nghệ thuật, giúp thể hịên tính cách và chiều sâu tâm lý nhân vật.( so sánh NV trong VHDG với NV trong VHHĐ)

D. Nghị luận trong văn bản tự sự

Trong văn bản tự sự, để thuyết phục người đọc(người nghe) phải suy nghĩ về vấn đề nào đó, người viết(người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu các ý kiến, nhận xét cùng những lý lẽ và dẫn chứng.Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lý.




C¸ch nhËn diÖn dÊu hiÖu, ®Æc ®iÓm cña nghÞ luËn trong v¨n b¶n tù sù
- NghÞ luËn thùc chÊt lµ c¸c cuéc ®èi tho¹i (víi ng­êi kh¸c hoÆc víi chÝnh m×nh) nh»m thuyÕt phôc ng­êi nghe, ng­êi ®äc (cã khi thuyÕt phôc chÝnh m×nh) vÒ mét vÊn ®Ò, mét quan ®iÓm, t­ t­ëng nµo ®ã.
- Trong ®o¹n v¨n nghÞ luËn, ng­êi viÕt Ýt dïng c©u miªu t¶ trÇn thuËt mµ th­êng dïng nhiÒu lo¹i c©u kh¼ng ®Þnh vµ phñ ®Þnh, c©u cã c¸c mÖnh ®Ò h« øng: nÕu…th×; v× thÕ…cho nªn; kh«ng nh÷ng ...mµ cßn…
- Trong ®o¹n v¨n nghÞ luËn, ng­êi viÕt th­êng dïng nhiÒu tõ lËp luËn nh­: t¹i sao, thËt vËy, tuy thÕ, nãi chung, tãm l¹i….
E. Đối thoại, độc thoại
Nhân vật là yếu tố trung tâm của VBTS
Lớp 6,7,8: Học miêu tả nhân vật về ngoại hình, trang phục, hành động.
Lớp 9: Xem xét nhân vật ở phương diện ngôn ngữ.Cần làm rõ các khái niệm:
Ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ đối thoại
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
thành lời
Độc thoại , nhất là độc thoại nội tâm giúp thể hiện những diễn biến tâm lý phức tạp trong thế giới nội tâm của con người.Hình thức này được vận dụng phổ biến trong VHHĐ
Ngôn ngữ nhân vật là phương tiện nghệ thuật để nhà văn khắc hoạ rõ nét tính cách và phẩm chất nhân vật. Phân tích NV không thể không chú ý tới việc phân tích ngôn ngữ NV
G. Người kể, ngôi kể
- Người kể khác với tác giả( Ngay cả khi xưng tôi )
Người kể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với nhiều ngôi kể khác nhau, gắn với một điểm nhìn nào đó.
Ngôi thứ nhất: dễ bộc bạch suy nghĩ, nội tâm.
Ngôi thứ ba: không hạn chế về không gian, thời gian, dễ thâm nhập vào nhân vật.
Kể ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.Cần biết chọn ngôi kể thích hợp để câu chuyện sinh động, chân thực

Văn
bản
tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Đối thoại
độc thoại
Người kể, ngôi kể
Kết hợp
III.3.Văn bản nghị luận
*Chương trình cũ: NL xã hội (bình luận) và NL văn học( PTTP)
*Chương trình mới:
- Thêm: NL về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Kế thừa, nâng cao kiến thức, kĩ năng đã học ở lớp dưới. Lưu ý:
+ Nhấn mạnh tính tổng hợp của tri thức
+ Tăng cường hoạt động thực hành.
A. Nghị luận về một sự việc,
hiện tượng đời sống
Tập cho HS có thói quen suy nghĩ về các sự việc, hiện tượng xung quanh, không xa lạ với các em, từ đó viết bài bình luận ngắn, nêu quan điểm, sự đánh giá của mình.
Cách làm bài:
Hình dung rõ, nêu được sự việc, hiện tượng cần nghị luận, kể ra biểu hiện và mức độ phổ biến của nó
Phân tích, đánh giá tốt xấu, lợi hại, hay dở..của SV, HT
Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ( đồng tình, lên án, biểu dương, phê phán.)
Khi làm bài, HS chỉ nghị luận về 1 sự việc hoặc 1 hiện tượng
B.Nghị luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo lý
So sánh với NL về SV, HT đời sống
-Giống: Sau khi phân tích SV,HT, có thể rút ra những tư tưởng, đạo lý đời sống.
Khác: Xuất phát điểm, lập luận:
+ NL về SV, HT đời sống xuất phát từ thực tế cuộc sống->nêu tư tưởng, bày tỏ thái độ
+ NL về tư tưởng, đạo lý xuất phát từ tư tưởng, đạo lý-> vận dụng các sự thật đời sống để PT, CM, nhằm khẳng định(phủ định) một tư tưởng nào đó. Đây là NL nghiêng về tư tưởng, khái niêm, lý lẽ nhiều hơn.
C.Nghị luận về tác phẩm truyện
( hoặc đoạn trích)
Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
Nhận xét, đánh giá về tác phẩm phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật, nghệ thuật trong tác phẩm, được người viết phát hiện, khái quát
Chủ yếu là nghị luận về nhân vật văn học
D.Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ ấy.
Nhận xét, đánh giá phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc.của tác phẩm.
Văn bản nghị luận
Nghị luận về một hiện tượng sự việc trong đời sống
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
Nghị luận về một tác phẩm, (đoạn trích)
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Nhân vật Sự kiện Chủ đề Nghệ thuật
Nội dung Nghệ thuật
Phương pháp dạy Tập làm văn
A.Định hướng dạy phân môn Tập làm văn
Chương trình và sách Tập làm văn trước đây chủ yếu yêu cầu HS phân tích, giải thích, bình luận và làm sáng tỏ những chân lý cho sẵn. HS ít khi được bàn bạc, phản bác, lập luận nêu những suy nghĩ ngược chiều, thể hiện rõ cá tính và ý kiến độc đáo chủ quan của chính mình...
Sách Ngữ văn mới cần dạy cho HS biết cách tạo ra ý, làm phong phú ý và biết lập luận, phản bác để bảo vệ ý kiến của mình... Nghĩa là tăng cường rèn luyện tính chủ động, tích cực trong suy nghĩ của người học
A.Định hướng dạy phân môn Tập làm văn



Sách Tập làm văn trước đây chia nhỏ và phân biệt các kiểu bài một cách khá máy móc, khô cứng. Làm văn mới chủ trương dạy cho HS năng lực vận dụng các thao tác làm văn một cách linh hoạt, sáng tạo. Các thao tác vẫn được chú ý luyện tập riêng, nhưng khi viết bài văn bao giờ cũng yêu cầu HS vận dụng chúng một cách tổng hợp.
A.Định hướng dạy phân môn Tập làm văn
B. Một số lưu ý về phương pháp
Tập làm văn là phân môn thực hành có mục tiêu quan trọng là: Rèn cho học sinh
Năng lực tiếp nhận văn bản
Kĩ năng tạo lập văn bản
Các thao tác cơ bản trong việc giảng dạy :
*Bước 1: Khảo sát, phân tích văn bản mẫu.
*Bước 2: Rút ra, chốt lại các vấn đề trong phần Ghi nhớ
-> rèn năng lực tiếp nhận, hình thành khái niệm thể loại
*Bước 3: Thực hiện phần Luyện tập: coi trọng cả 2 yêu cầu: Luyện tập theo mẫu và luyện tập sáng tạo
-> rèn kĩ năng nhận biết và tạo lập văn bản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chu Ly
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)