Chuong Trinh Dia Phuong Phan Van cau 1
Chia sẻ bởi Trung Nguyên |
Ngày 12/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Chuong Trinh Dia Phuong Phan Van cau 1 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Khởi Nghĩa Láng Thé (Vũng Liêm-Vĩnh Long) năm 1872 : Những vấn đề tồn nghi (Tiếp Theo) Ðinh Kim Phúc
Sinh ngày 05-01-1959
Quê quán : Vĩnh Long
Trong khi tiếp tục truy tìm những tài liệu để phục vụ cho việc giải mã những tồn nghi trong cuộc khởi nghĩa Láng Thé năm 1872 mà chúng tôi đã nêu ra trong bài trước(1), chúng tôi thấy trong rất nhiều tài liệu hiện hành, địa danh “Vũng Liêm” có quan hệ mật thiết với cuộc khởi nghĩa này.
Trên trang mạng của tỉnh Vĩnh Long(2), trong phần lịch sử hình thành vùng đất này đã viết: “Vùng đất Vũng Liêm ngày nay, cách đây hơn 270 năm là vùng đất mới, nằm trong tổng thể của thời kỳ khai hoang mở đất lập Dinh Long Hồ của chúa Nguyễn (1732). Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử có nhiều thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi: Vĩnh Trị (1732), Vũng Linh (1872), Vũng Liêm (1930)”…
Bên cạnh đó một tài liệu khác cũng lặp lại tương tự(3): “Vùng đất Vũng Liêm ngày nay, cách đây hơn 270 năm là vùng đất mới, nằm trong tổng thể của thời kỳ khai hoang mở đất lập Dinh Long Hồ của chúa Nguyễn (1732). Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử có nhiều thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi: Vĩnh Trị (1732), Vũng Linh (1872), Vũng Liêm (1930). Trước giải phóng, Vũng Liêm có thời kỳ thuộc tỉnh Trà Vinh (1958 - 1971), từ năm 1972 - 1975 thuộc tỉnh Vĩnh Long. Sau giải phóng năm 1976 sáp nhập 02 tỉnh Vĩnh Long - Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long, huyện Vũng Liêm thuộc tỉnh Cửu Long. Đến tháng 5/1992 chia tách tỉnh Cửu Long thành 02 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, huyện Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long đến nay”.
Về khía cạnh văn chương, trong bài “Tìm hiểu non sông -đất nước -dân tộc Việt Nam ..qua thi ca”(4), chúng ta hãy nghe:
“Quận Vũng Liêm hình dung lịch sử
Hai anh hùng Lê Cẩn Nguyễn Giao
Giết tham biện quan trào Pháp thuộc
Lấp vũng sâu xưng tụng Vũng Linh
Người đọc trại Vũng Liêm thành ngữ
Tiếng Vũng Linh hùng khí vẫn hiên ngang”…
Hoặc trong bài “Rong ruổi đường quê” của tác giả Hồ Tĩnh Tâm(5) có đoạn “Vũng Liêm gốc là Vũng Linh, hẳn ngài đại tá thực dân hiểu hơn ai hết về điều đó. Sau cái chết của ngài quan năm dưới tay Đốc Binh Cẩn, Chánh quyền Pháp ở địa phương đã xua quân xuống khu vực Cầu Đá để trả thù. Hàng trăm người dân vô tội đã bị khủng bố trắng bằng súng đạn. Phụ nữ bị hãm hiếp. Trẻ sơ sinh bị bỏ vào cối mà giã. Xác người bị vùi xuống vũng nước lớn. Oan hồn của muôn dân đêm đêm nổi lên than khóc, nên người đời mới gọi là Vũng Linh; về sau đọc trại đi thành Vũng Liêm như bây giờ”.
Trong lĩnh vực báo chí, bài “Theo lời di nguyện” của Báo Thương mại điện tử(6) thì cho rằng “Còn hồ "Vũng Linh" thì được coi là xuất xứ của tên gọi Vũng Liêm”.
Trong công trình nghiên cứu “Truyền thuyết dân gian về cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ (1858 – 1918)”(7), tác giả Võ Phúc Châu đã khẳng định:
“Sang 1872, ‘nhóm nghĩa quân vùng Cầu Vông (Vĩnh Long) nổi lên kháng Pháp. Lãnh tụ kháng chiến là đốc binh Lê Cẩn và Nguyễn Giao’… ‘Thời gian trôi đi, đời sau tìm cách nói trại đi tên đất, như để xóa nhòa dần những ký ức bi thương. Rạch Hai Nàng, theo đó, đã thành rạch Nàng Hai , Vũng Linh oan khốc đã thành Vũng Liêm lặng lẽ, hiền hòa,…”.
Đọc Quốc sử quán Triều Nguyễn, Quốc triều chánh biên toát yếu(8) đoạn từ năm Nhâm Thân thứ XXV(1872) đến năm Ất Hợi thứ XXVIII(1875) chúng tôi không thấy có một chi tiết nào liên quan đến Vĩnh Long và cho đến hôm nay chúng tôi cũng không thấy có một tài liệu nào của Triều đình Nhà Nguyễn cũng như của chính quyền thực dân Pháp gọi đơn vị hành chính tại khu vực Vũng Liêm ngày nay là Vũng Linh.
Nhìn chung trong tất cả các tài liệu tiếp cận được, chúng tôi thấy rằng các tác giả của những tài liệu kể trên có khả năng chỉ tham khảo từ một nguồn tài liệu duy nhất đó là tác phẩm “Vĩnh Long xưa và nay” của Huỳnh Minh(9).
Nhắc đến nhà biên khảo Huỳnh Minh(10), đầu tiên chúng tôi phải khâm phục cho sự đóng góp của ông trong việc giới thiệu về đất nước và con người của
Sinh ngày 05-01-1959
Quê quán : Vĩnh Long
Trong khi tiếp tục truy tìm những tài liệu để phục vụ cho việc giải mã những tồn nghi trong cuộc khởi nghĩa Láng Thé năm 1872 mà chúng tôi đã nêu ra trong bài trước(1), chúng tôi thấy trong rất nhiều tài liệu hiện hành, địa danh “Vũng Liêm” có quan hệ mật thiết với cuộc khởi nghĩa này.
Trên trang mạng của tỉnh Vĩnh Long(2), trong phần lịch sử hình thành vùng đất này đã viết: “Vùng đất Vũng Liêm ngày nay, cách đây hơn 270 năm là vùng đất mới, nằm trong tổng thể của thời kỳ khai hoang mở đất lập Dinh Long Hồ của chúa Nguyễn (1732). Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử có nhiều thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi: Vĩnh Trị (1732), Vũng Linh (1872), Vũng Liêm (1930)”…
Bên cạnh đó một tài liệu khác cũng lặp lại tương tự(3): “Vùng đất Vũng Liêm ngày nay, cách đây hơn 270 năm là vùng đất mới, nằm trong tổng thể của thời kỳ khai hoang mở đất lập Dinh Long Hồ của chúa Nguyễn (1732). Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử có nhiều thay đổi về địa giới hành chính và tên gọi: Vĩnh Trị (1732), Vũng Linh (1872), Vũng Liêm (1930). Trước giải phóng, Vũng Liêm có thời kỳ thuộc tỉnh Trà Vinh (1958 - 1971), từ năm 1972 - 1975 thuộc tỉnh Vĩnh Long. Sau giải phóng năm 1976 sáp nhập 02 tỉnh Vĩnh Long - Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long, huyện Vũng Liêm thuộc tỉnh Cửu Long. Đến tháng 5/1992 chia tách tỉnh Cửu Long thành 02 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, huyện Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long đến nay”.
Về khía cạnh văn chương, trong bài “Tìm hiểu non sông -đất nước -dân tộc Việt Nam ..qua thi ca”(4), chúng ta hãy nghe:
“Quận Vũng Liêm hình dung lịch sử
Hai anh hùng Lê Cẩn Nguyễn Giao
Giết tham biện quan trào Pháp thuộc
Lấp vũng sâu xưng tụng Vũng Linh
Người đọc trại Vũng Liêm thành ngữ
Tiếng Vũng Linh hùng khí vẫn hiên ngang”…
Hoặc trong bài “Rong ruổi đường quê” của tác giả Hồ Tĩnh Tâm(5) có đoạn “Vũng Liêm gốc là Vũng Linh, hẳn ngài đại tá thực dân hiểu hơn ai hết về điều đó. Sau cái chết của ngài quan năm dưới tay Đốc Binh Cẩn, Chánh quyền Pháp ở địa phương đã xua quân xuống khu vực Cầu Đá để trả thù. Hàng trăm người dân vô tội đã bị khủng bố trắng bằng súng đạn. Phụ nữ bị hãm hiếp. Trẻ sơ sinh bị bỏ vào cối mà giã. Xác người bị vùi xuống vũng nước lớn. Oan hồn của muôn dân đêm đêm nổi lên than khóc, nên người đời mới gọi là Vũng Linh; về sau đọc trại đi thành Vũng Liêm như bây giờ”.
Trong lĩnh vực báo chí, bài “Theo lời di nguyện” của Báo Thương mại điện tử(6) thì cho rằng “Còn hồ "Vũng Linh" thì được coi là xuất xứ của tên gọi Vũng Liêm”.
Trong công trình nghiên cứu “Truyền thuyết dân gian về cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ (1858 – 1918)”(7), tác giả Võ Phúc Châu đã khẳng định:
“Sang 1872, ‘nhóm nghĩa quân vùng Cầu Vông (Vĩnh Long) nổi lên kháng Pháp. Lãnh tụ kháng chiến là đốc binh Lê Cẩn và Nguyễn Giao’… ‘Thời gian trôi đi, đời sau tìm cách nói trại đi tên đất, như để xóa nhòa dần những ký ức bi thương. Rạch Hai Nàng, theo đó, đã thành rạch Nàng Hai , Vũng Linh oan khốc đã thành Vũng Liêm lặng lẽ, hiền hòa,…”.
Đọc Quốc sử quán Triều Nguyễn, Quốc triều chánh biên toát yếu(8) đoạn từ năm Nhâm Thân thứ XXV(1872) đến năm Ất Hợi thứ XXVIII(1875) chúng tôi không thấy có một chi tiết nào liên quan đến Vĩnh Long và cho đến hôm nay chúng tôi cũng không thấy có một tài liệu nào của Triều đình Nhà Nguyễn cũng như của chính quyền thực dân Pháp gọi đơn vị hành chính tại khu vực Vũng Liêm ngày nay là Vũng Linh.
Nhìn chung trong tất cả các tài liệu tiếp cận được, chúng tôi thấy rằng các tác giả của những tài liệu kể trên có khả năng chỉ tham khảo từ một nguồn tài liệu duy nhất đó là tác phẩm “Vĩnh Long xưa và nay” của Huỳnh Minh(9).
Nhắc đến nhà biên khảo Huỳnh Minh(10), đầu tiên chúng tôi phải khâm phục cho sự đóng góp của ông trong việc giới thiệu về đất nước và con người của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trung Nguyên
Dung lượng: 42,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)