Chuơng trình địa phuơng
Chia sẻ bởi Ky Do Uyen |
Ngày 11/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Chuơng trình địa phuơng thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Tên các thành viên :…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
1. Nguyễn Văn Bổng (1921-2001)
Nguyễn Văn Bổng sinh ngày 1 tháng 1 năm 1921. Ông quê ở xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.Ngoài tên thật ông còn viết với bút danh Trần Hiểu Minh.
Ông ra đi đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như :
Say nửa chừng ( truyện ngắn, 1944)
Con trâu (tiểu thuyết, 1952)
Cửu Long cuộn song (tập bút kí, 1965)
Rừng U Minh (tiểu thuyết, 1970)
Áo trắng (tiểu thuyết, 1972)
Trong cuộc đời sáng tác của mình ông đã được Nhà nước trao tặng nhiều giải thưởng như :
Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 cho Tiểu thuyết Con Trâu
Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu của Hội đồng văn học nghệ thuật Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cho tập bút ký Cửu Long cuộn sóng.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Buổi chiều Tây rút lui, đồng bào trở về, thì có tin loang ra là du kích vùng đội anh Phận đã chết hết trong Núi đất. Mọi người nghe tin đều đổ xô lên núi, đông nghịt, chẳng kể gì máy bay chúng nó lên bắn hay ở các đồn, các lô cốt chung quanh chúng nó thấy nã moóc chi ê, đại bác sang.
Trên đỉnh gò dưới chân núi có hai cái xác chết trần truồng. Xác phụ nữ tuy bị cắt mất đầu nhưng cũng nhận ra là xác của Bai, vì trong vùng đội này chỉ có mình Bai là nữ du kích.
Cái của đàn ông thì sau khi dưới chân hầm Chấn, Trợ và Hòe rúc lên, Thiệt với Liêu cũng chạy về thì mới biết đó là xác của anh Phận.
Mọi người chạy lên đứng nhìn hai cái xác, sững sờ nghẹn họng, không ai nói lên được câu nào. Đến lúc chị vợ anh Phận ẵm con chạy lên ôm xác của anh kêu khóc, một số người ào khóc theo, còn thì cất tiếng chửi rủa quân giặc vang cả đình gò
Nhưng cũng có vài đồng bào không lên núi được, nghe nói giặc đã tàn sát anh chị em du kích rất dã man trên núi, về loang tin ra là du kích đã bị giặc giết hết trên Núi Đất
Hiếu, con gái bà Bảy, rúc hầm lên nghe tin liền rủ mẹ chạy lên núi.
Nhà bà Bảy lần này khỏi bị đốt nhưng chúng nó vừa cướp lấy, phá phách, bị mất mát nhiều. Nhất là con trâu của bà bị bắn chết. Bà quắn quíu lên. Nghe Hiếu rủ đi lên núi, bà gắt :
Nhà cửa trâu mất hết đây này… Đi đâu…
Hiếu cứ chạy đi một mình.
Trích tác phẩm CON TRÂU-Nguyễn Văn Bổng.
2.Nguyễn Văn Xuân ( 1921-2007) :
Nguyễn Văn Xuân ( 1921-2007), là một học giả, nhà văn, nhà giáo Việt Nam. Quê ông ở làng Thanh Chiêm, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Lúc nhỏ ông học ở quê nhà nhưng sau đó ra Huế. Năm 16 tuổi ông bắt đầu tự học và viết văn.
Năm 1939, truyện ngắn đầu tay của ông có tên là “ Bóng tối và ánh sáng” được chọn đăng trên tạp chí Thế Giới ( Hà Nội) và được trao giải nhất.
Từ năm 1945 đến năm 1954, ông tham gia phong trào Cách mạng ở quê nhà, từng làm Ủy viên kịch nghệ thuật thuộc Hội Văn nghệ Quảng Nam, Ủy viên kịch nghệ thuật thuộc Hội Văn nghệ quân khu V.
Sau năm 1954, ông ở lại Quảng Nam ở lại dạy học ở các trường tư và tiếp tục sáng tác.
Những tác phẩm nổi tiếng của ông là :
Bóng tối và ánh sáng ( truyện ngắn, 1939)
Ngày giỗ cha (tập truyện ngắn,1943)
Ngày cuối trên đảo (tập truyện ngắn,1945)
Bảo rừng( tiểu thuyết ,1957)
Dịch cát (tập truyên ngắn,1966)
Hương máu ( tập truyện ngắn, 1969)
3.Nguyên Ngọc (1932):
Ông tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 , quê ở xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1950, khi đang học trung học chuyên khoa ( nay là trung học phổ thông ), ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam, chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên – chiến trường chính của Liên khu V lúc bấy giờ. Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu ông chuyển sang làm phóng viên báo Quân đội Nhân dân Quân khu V, lấy bút danh là Ngyên Ngọc.
Những tác phẩm chính :
Đất nước đứng lên.
Rẻo cao.
Đường chúng ta đi.
Đất Quảng.
Rừng xà nu.
Có một đường mòn trên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ky Do Uyen
Dung lượng: 2,97MB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)