Chương IV. §2. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân

Chia sẻ bởi Lê Thị Tố Nga | Ngày 01/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Chương IV. §2. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân thuộc Đại số 8

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ!
Người thực hiện: nguyễn viết dũng
Tháng 3 năm 2009
Kiểm tra bài cũ
1. Phát biểu tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng.
Tính chất: Khi cộng cùng một số vào cả hai vế của một bất đẳng thức ta được một bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho.
2. Đặt dấu "<, >, =" vào ô vuông cho thích hợp.
a) 12 + (- 8) 9 + (- 8)
b) 13 - 19 15 - 19
c) (- 2)2 + 7 4 + 7
d) 450 + 12 450 + 7
>
<
=
>
Em hãy dự đoán:
Bất đẳng thức (- 2). c < 3. c đúng hay sai?
- Cho hai số - 3 và 2, hãy nêu bất đẳng thức biểu diễn mối quan hệ giữa - 3 và 2?
- Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức đó với 2 ta được bất đẳng thức nào?
- Có nhận xét gì về chiều của hai bất đẳng thức

- 3 < 2

- 3. 2 < 2. 2
Hai B§T cïng chiÒu
- Nhân cả hai vế của bất phương trình - 3 < 2 với 13 ta được bất đẳng thức nào?
- Nhân cả hai vế của bất phương trình - 3 < 2 với số c dương ta được bất đẳng thức nào?
- 3. 13 < 2. 13
- 3. c < 2. c
Tiết 58: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
Tính chất: Với ba số a, b, và c mà c > 0, ta có:
Nếu a < b thì ac < bc ;
Nếu a ? b thì ac ? bc
Nếu a > b thì ac > bc ;
. Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức với cùng một số dương ta được bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho.
<
>
Tiết 58: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
1. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương
- Nhân cả hai vế của bất phương trình - 3 < 2 với - 2 ta được bất đẳng thức nào?
- Nhân cả hai vế của bất phương trình - 3 < 2 với c âm ta được bất đẳng thức nào?
(- 3). (- 2) > 2. (- 2)

(- 3). c > 2. c
1. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương
2. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm
>
<

Tiết 58: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
1. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương
2. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm
Tính chất: Với ba số a, b, và c mà c < 0, ta có:


Nếu a > b thì ac < bc ;
Nếu a < b thì ac > bc ;
. Khi nhân cả hai vế của một bất đẳng thức với cùng một số âm ta được bất đẳng thức mới ngược chiều với bất đẳng thức đã cho.
?4. Cho - 4a > - 4b, hãy so sánh a và b.

Tiết 58: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
Giải:
Nhân hai vế của bất đẳng thức với (-1/4), ta được:
4a > - 4b
=> - 4a. (-1/4) < - 4b. (-1/4)
=> a < b
1. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương
2. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm
?5. Khi chia hai vế của bất đẳng thức cho cùng một số khác 0 thì sao?
Trả lời:
. Khi chia hai vế của bất đẳng thức cho cùng một số dương thì ta được một bất đẳng thức mới cùng chiều bất đẳng thức đã cho. .
. Khi chia hai vế của bất đẳng thức cho cùng một số âm thì ta được một bất đẳng thức mới ngược chiều bất đẳng thức đã cho.
Tiết 58: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
1. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương
2. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm
3. Tính chất bắc cầu của thứ tự
Tính chất: Với ba số a, b, c, ta có:
Nếu a < b và b < c thì a < c ;
Nếu a ? b và b ? c thì a ? c
Nếu a > b và b > c thì a > c ;
Ví dụ: Cho a > b. Chứng minh: a + 1 > b - 1
Tiết 58: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
Giải:
Cộng 2 vào hai vế của bất đẳng thức a > b, ta được
a + 2 > b + 2 (1)
Cộng b vào hai vế của bất đẳng thức 2 > - 1, ta được
b + 2 > b - 1 (2)
Từ (1) và (2), theo tính chất bắc cầu, suy ra
a + 2 > b - 1
Tiết 58: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
Hoạt động nhóm
Làm bài tập 8 trang 39 SGK
Nhóm 1
Cho a < b, chứng tỏ:
2a - 3 < 2b - 3
Giải:
Có a < b
Nhân hai vế với 2 (2 > 0)
=> 2a < 2b
Cộng hai vế với -3
=> 2a - 3 < 2b - 3
Nhóm 2
Cho a < b, chứng tỏ:
2a - 3 < 2b + 5
Giải:
Có a < b => 2a <2b
=> 2a - 3 < 2b - 3
Có -3 < 5
=> 2b - 3 < 2b + 5
=> 2a - 3 < 2b + 5
Tiết 58: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
1. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương
Tính chất: Với ba số a, b và c mà c > 0, ta có:
. Khi nhân cả hai vế của một bất đẳng thức với cùng một số dương ta được bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho.
2. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm
3. Tính chất bắc cầu của thứ tự
. Khi nhân cả hai vế của một bất đẳng thức với cùng một số âm ta được bất đẳng thức mới ngược chiều với bất đẳng thức đã cho.
Tiết 58: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
Bài 1:
Đánh dấu "X" vào khẳng định đúng hoặc sai.
X
X
X
X
Tiết 58: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
H­íng dÉn vÒ nhµ
Nắm vững tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, liên hệ giữa thứ tự và phép nhân, tính chất bắc cầu của thứ tự.
Bài tập về nhà số 6, 7, 9, 10, 11 Tr39, SGK
Bài số 10, 12, 13, 14, 15 tr 42 SGK
Tiết sau luyện tập
Giờ học kết thúc
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh lớp 8C Trường THCS Kỳ Đồng đã giúp tôi hoàn thành tiết dạy hôm nay.

Chúc các em học giỏi.
Tiết 58: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Tố Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)