Chương II. §6. Tam giác cân

Chia sẻ bởi Phạm Trường Thành | Ngày 22/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Chương II. §6. Tam giác cân thuộc Hình học 7

Nội dung tài liệu:

A. Mục tiêu
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: Thước thẳng, compa, thước đo góc, máy chiếu, tấm bìa.
HS: Thước thẳng, compa, thước đo góc, bảng nhóm, tấm bìa.
C. Tiến trình dạy học:
- Nắm được định nghĩa tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều, tính chất về góc của tam giác cân.
- Biết vẽ một tam giác cân, một tam giác vuông cân, tam giác đều. Biết vận dụng tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều để tính số đo góc, để chứng minh các góc bằng nhau.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, tính toán và chứng minh đơn giản.
Hình học 7 - Tiết 35:
§6.TAM GIÁC CÂN
Hoạt động 1: kiểm tra bài củ
- Trình chiếu 3 tam giác lên màn hình
?: Hãy nhận dạng tam giác ở mỗi hình?
-GV đặt vấn đề:
Để phân loại các tam giác trên ta đã dùng yếu tố về góc. Vậy có loại tam giác đặc biệt nào mà lại sử dụng yếu tố về cạnh để xây dựng khái niệm không?
Bài học hôm nay trả lời câu hỏi này
- Nhận dạng
Tam giác
nhọn
Tam giác
vuông
Tam giác tù
Ghi bảng: Đ6.Tam giác cân
Hoạt động 2: Định nghĩa
- GV đưa hình vẽ lên màn hình
?: Em hãy đọc xem hình vẽ cho biết gì?
GV: Khẳng định: Đó là tam giác cân ABC.
?: Vậy thế nào là tam giác cân?
- Y/c HS nhắc lại định nghĩa
- Tam giác ABC có AB = AC
- Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
- HS đọc lại định nghĩa trên màn hình
1.Định nghĩa ( SGK)
Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau
- G/V giới thiệu đỉnh, cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đáy, góc ở đỉnh.
+ GV hướng dẫn HS cách vẽ tam gíac ABC cân tại A.
- Vẽ cạnh BC
- Vẽ các cung tâm B và tâm C
có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại A
-Nối AB, AC ta có tam giác ABC cân tại A.
- Theo dõi cách vẽ của GV và vẽ hình vào vở.
-Làm ?1 (SGK)
( Trả lời miệng)
Ghi bảng:
GV vẽ hình trên bảng
Hình 112
- Trình chiếu bảng kết quả sau khi HS trả lời xong.
Hoạt động 3: Tính chất
- Hướng dẫn HS phân tích, tìm cách giải
- Đọc ?2
- Nêu GT, KL?
2.Tính chất
Làm ?2:
?: Để so sánh hai góc ta làm thế nào?
?: Đối với bài này em sử dụng phương pháp nào? Vì sao?
- Tính số đo góc
- Đặt vào hai tam giác, so sánh hai tam giác
- HS C/m
Hình 113
- HS làm theo GV
- Cho HS làm bài tập 48 (SGK)
?: Qua ?2 em có nhận xét gì về hai góc ở đáy của một tam giác cân?
- Trả lời
- Nhận xét về hai góc ở đáy
- Đó là một tính chất của tam giác cân và em hãy phát biểu tính chất này dưới dạng một định lý?
GV: Ngược lại một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác gì?
( GV gợi ý xem lại bài tập 44. tr125. SGK)
Hãy phát biểu KL trên dưới dạng định lý?
- Phát biểu
- HS trả lời câu hỏi và giải thích nguyên nhân
Định lý 1: (SGK)
Định lý 2: (SGK)
Cũng cố
GV: Chiếu hình vẽ lên màn hình
?: MNP có là tam giác cân hay không?
HD: Căn cứ vào đâu để xác định nó có phải là tam giác cân hay không
-Tìm cách trả lời
Căn cứ :
-Về cạnh
- Về góc
HS trả lời, GV trình chiếu lại cách giải trên màn hình
- GV vẽ hình trên màn hình
HS trả lời
N’
-Tam giác vuông tại M
GV khẳng định: MPN` là tam giác vuông cân.
Vậy thế nào là tam giác vuông cân?
HS trả lời
GV trình chiếu định nghĩa hoàn chỉnh , yêu cầu HS đọc lại.
-Em hãy vẽ tam giác vuông cân vào vở và tính số đo mỗi góc nhọn của nó.
-HS vẽ hình vào vở và tính
-Nêu cách tính
Định nghĩa:
Tam giác vuông cân là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau
( GV vẽ hình trên bảng) và trình chiếu lại cách tính góc nhọn của tam giác vuông.
Củng cố:
GV đưa hình vẽ lên màn hình
?: H1, H2, H3, H4 hình nào cho ta tam giác vuông cân? Vì sao?
-HS thảo luận nhóm
-Trả lời
Hoạt động 4: Tam giác đều
GV chiếu lên màn hình hình vẽ phần 2
Vậy thế nào là tam giác đều?
Trình chiếu định nghĩa lên màn hình
Nêu định nghĩa
Định nghĩa:
Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau
GV : Từ các định lý 1, 2 ở mục 2 ta có hệ quả
Trình chiếu hệ quả ở SGK lên màn hình
- Yêu cầu HS về nhà chứng minh các hệ quả
- GV hướng dẫn HS vẽ tam giác đều trên bảng.
HS vẽ vào vở
Hệ quả:
Trong một tam giác đều, mỗi góc bằng 600.
Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.
- Nếu một tam giác cân có một góc bằng 600 thì tam giác đó là tam giác đều.
Hoạt động 5: C?ng cố, luyện tập
1) GV đưa câu hỏi lên màn hình
- Nêu định nghĩa và tính chất tam giác cân
- Nêu tính chất tam giác đều, tam giác vuông cân và các cách chứng minh nó.
- Hệ thống lại các kiến thức trên màn hình
2) Đưa hình vẽ lên màn hình
Hỏi:
- Trên hình vẽ có các tam giác cân nào?
HS trả lời
HS trả lời
Khi đó tam giác ACE là tam
giác gì?
- Góc A bằng bao nhiêu thì ABD là tam giác vuông cân? tam giác đều?
Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau
1. Định nghĩa
2. Tính chất
Định lý 2:
Định lý 1:
Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau
Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam
giác đó là tam giác cân
3. Tam giác đều
Định nghĩa:
Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau
Hệ quả:
Trong một tam giác đều, mỗi góc bằng 600.
Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.
- Nếu một tam giác cân có một góc bằng 600 thì tam giác đó là tam giác đều.
TAM GIÁC CÂN
Định nghĩa:
Tam giác vuông cân là tam giác vuông có hai cạnh bằng nhau
Giáo viên đưa yêu cầu lên màn hình:
- Nắm vững định nghĩa, tính chất của các loại tam giác trong bài
- Các cách chứng minh tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều
- Chứng minh hệ quả ở mục 3
- Làm bài tập 46, 49, 50 (SGK); 67, 69, 70 (SBT)
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Trường Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)