Chương I. §7. Định lí

Chia sẻ bởi Đỗ Hoa Quyên | Ngày 22/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Chương I. §7. Định lí thuộc Hình học 7

Nội dung tài liệu:

Tiết 12 - hình 7
Giáo viên : Đỗ Hoa Quyên
Trường THCS Vĩnh Lộc
Kiểm tra bài cũ
HS1: Phát biểu tiên đề Ơclít và tính chất hai đường thẳng song song
HS2: Phát biểu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song , vẽ hình minh hoạ
Đáp án
Tiên Đề Ơ-clít: Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
Tính chất hai đường thẳng song song:
-Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì :
a) Hai góc so le trong bằng nhau;
b) Hai góc đồng vị bằng nhau;
c) Hai góc trong cùng phía bù nhau.
Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song:
Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau(hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau.
a
b
c
Tiên đề Ơclít và tính chất hai đường thẳng song song đều là các khẳng định đúng . Nhưng tiên đề Ơclít được thừa nhận thông qua vẽ hình , kinh nghiệm thực tế . Còn tính chất hai đường thẳng song song được suy ra từ các khẳng định đúng trước đó, được khẳng định bằng lập luận có căn cứ gọi là định lý
Vậy em hiểu thế nào là định lý ?
Tiết 12 hình 7 : Định lý
1) Định lý
Định lý là khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng
* Ví dụ : Tính chất " Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau" là một định lý
1) Định lý
Định lý là khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng
* Ví dụ : Tính chất " Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau" là một định lý
Một số định lý đã học :
Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ 3 thì song song với nhau
2. Một đường thẳng vuông góc với 1 trong hai đường thẳng song song thì vuông góc với đường thẳng kia
3. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ 3 thì chúng song song với nhau
Tiết 12 hình 7 : Định lý
Tiết 12 hình 7 : Định lý
1) Định lý
Ví dụ : "Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau"
Tìm GT - KL của định lý trên
Tiết 12 hình 7 : Định lý
1) Định lý
Viết GT - KL của định lý đó bằng ký hiệu trên hình vẽ ?
Theo em trong định lý GT là gì , KL là gì
Tiết 12 hình 7 : Định lý
1) Định lý
Hãy chỉ ra GT - KL của định lý "Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ 3 thì chúng song song với nhau" ?

d
d``
d`
Hoạt dộng nhóm thời gian 4`
Hãy chỉ ra giả thiết kết luận của các định lí sau:
a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song.
b) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song
thì hai góc so le trong bằng nhau.
Đáp án
GT "Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng
sao cho có 1 cặp góc so le trong bằng nhau``
KL " Thì hai đường thẳng đó song song``

b) GT "Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song"
KL " Thì hai góc so le trong bằng nhau"
Trong đời sống thường ngày ta thường gặp những câu theo kiểu :
“ Nếu .... ....... Thì ...... ...... ”
Ví dụ :
“ Nếu b¹n gieo thµnh thËt
Thì b¹n sÏ gÆt lßng tin”

1) Định lý là gì ? Bao gồm những phần nào ?
Hướng dẫn về nhà
2) GT là gì , KL là gì ? Bài tập 50,51,52 SGK/101 41,42/81 SBT
3)Tìm trong các mệnh đề sau , mệnh đề nào là định lý, chỉ ra GT và KL của nó :
a) Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung
( là định nghĩa )
b) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc trong cùng phía bù nhau
( là định lý )
c)Trong 3 điểm thẳng hàng có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại
( là tiên đề không phải là định lý vì tính chất này được thừa nhận )
d) Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh
(là mệnh đề sai , khẳng định sai )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Hoa Quyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)