CHUẨN KTKN TIN 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hưởng | Ngày 25/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: CHUẨN KTKN TIN 7 thuộc Tin học 7

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
TIN HỌC DÀNH CHO THCS QUYỂN 2

I. Chương trình, chuẩn KTKN Tin học dành cho THCS quyển 2
A) Chương trình
Bảng tính điện tử
Khái niệm Bảng tính điện tử
Làm việc với Bảng tính điện tử
Tính toán trong Bảng tính điện tử
Đồ thị
Cơ sở dữ liệu
2. Khai thác phần mềm học tập
B) Chuẩn KTKN
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ

Bảng tính điện tử




1. Khái niệm bảng tính điện tử

Kiến thức
Hiểu khái niệm bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính trong cuộc sống và học tập.
Biết cấu trúc của một bảng tính điện tử: dòng, cột, địa chỉ của ô tính (địa chỉ tương đối và tuyệt đối)


- Khi trình bày khái niệm, nên so sánh với các bảng mà học sinh quen thuộc trong cuộc sống.






2. Làm việc với bảng tính điện tử

Kiến thức
Biết các chức năng chủ yếu của phần mềm bảng tính
Biết nhập dữ liệu, sử dụng lệnh COPY dữ liệu.
Biết định dạng một trang bảng tính: dòng, cột, ô
Biết sửa cấu trúc trang bảng tính: chèn xoá dòng, cột, ô
Biết các thao tác: mở tệp bảng tính, đóng tệp, tạo tệp mới, sửa tệp cũ, ghi tệp.
Biết in một vùng, một trang bảng tính.
Kĩ năng
Tạo được một bảng tính theo khuôn dạng cho trước


- chọn phần mềm bảng tính cụ thể để dạy học
- Nên lấy ví dụ quen thuộc, chẳng hạn như bảng điểm của lớp
- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu

3. Tính toán trong bảng tính điện tử
Kiến thức
Hiểu cách thực hiện một số phép toán thông dụng.
Hiểu một số hàm có sẵn để thực hiện phép tính.
Biết cách sử dụng lệnh COPY công thức.
Kĩ năng
Viết đúng công thức tính một số phép toán.
Sử dụng được một số hàm có sẵn.

- Giới hạn ở các hàm tính tổng, trung bình.
- Giới hạn công thức chỉ chứa địa chỉ tương đối.

4. Đồ thị
Kiến thức
Biết một số thao tác chủ yếu vẽ đồ thị, trang trí đồ thị dạng: LINE, BAR, PIE.
Biết in đồ thị.
Kĩ năng
Thực hiện vẽ và trang trí đồ thị.


5. Cơ sở dữ liệu
Kiến thức
Hiểu được khái niệm về cơ sở dữ liệu trong bảng tính điện tử. Vai trò của Cơ sở dữ liệu trong quản lí.
Biết sắp xếp một trang tính (hay một vùng) dữ liệu.
Biết tìm kiếm bằng lệnh lọc (Filter) dữ liệu.
Kĩ năng
Thực hiện được sắp xếp, tìm kiếm và lọc dữ liệu.

- Nêu một số ví dụ quản lí quen thuộc trong trường




Khai thác phần mềm HT
Kiến thức
Biết cách sử dụng phần mềm học tập đã lựa chọn

Kĩ năng
Thực hiện được các công việc khởi động/ra khỏi, sử dụng bảng chọn, các thao tác tương tác với phần mềm.

- Lựa chọn phần mềm học tập theo hướng dẫn thực hiện chương trình.






II. SGK thể hiện Chương trình, Chuẩn KTKN
Sách giáo khoa gồm 2 phần tương ứng với 2 chủ đề của Chương trình tin học dành cho THCS quyển 2, cụ thể:
Chủ để trong Chương trình
Phần trong SGK
Số bài

Bảng tính điện tử
Phần 1. Bảng tính điện tử
 09 LT + 10 TH

Khai thác phần mềm học tập
Phần 2. Phần mềm trò chơi
 0 LT + 04 TH

* Lưu ý:
Cách viết 09 LT + 10 TH được hiểu là 9 bài lí thuyết và 10 bài thực hành.
Các bài ở Phần 2 (Phần mềm trò chơi) là các bài lý thuyết kết hợp với thực hành.
Việc phân bổ thời lượng dạy học thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Các phần mềm cụ thể được sử dụng chỉ để minh họa yêu cầu về KTKN. Khi sử dụng phần mềm khác để dạy học, điều quan trọng là đảm bảo các KTKN tương đương. Thực hiện việc sử dụng các phần mềm miễn phí, mã nguồn mở để dạy học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

PHẦN 1. BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ
A) Nội dung trọng tâm của phần 1
Vai trò và chức năng chung của chương trình bảng tính điện tử
Tạo được một bảng tính với khuôn dạng cho trước. Thực hiện được tính toán bằng công thức đơn giản và sử dụng được một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hưởng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)