Chuan kt-kn

Chia sẻ bởi Lý Văn Trung | Ngày 16/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: chuan kt-kn thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG V. VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954 .
Tuần 26 - Bài 25. NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN
QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 1946- 1950 )
Tiết 31 - ( MỤC I , II )
A. Mục tiêu bài học :
I Kiến thức : - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân pháp ( 1946- 1950)
+ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến . đường lối kháng chiến
+ Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân thủ đô Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc : đôi nét về diễn biến và ý nghĩa
+ Các biện pháp chính của chính phủ chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài
- Cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản về nguyên nhândẫn đến bùng nổ cuộc chiến tranh ở Việt Nam , quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc của ta.
- HS nắm đựoc đường lối kháng chiến của ta : Đó là cuộc chiến tranh nhân dân trường kì , toàn dân , toàn diện và tự lực cánh sinh .
-Những diễn biến chính trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc.
II.Tư tưởng tình cảm :
- Bồi dưỡng HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng , niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng , niềm tự hào dân tộc.
III. Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng phân tích , nhận định , đánh giá sự kiện lịch sử.
B. Thiết bị – đồ dùng dạy học :
-Chuẩn bị của giáo viên : Lược đồ toàn quốc kháng chiến .
- Chuẩn bị của học sinh : Thuộc bài cũ, đã xem kĩ bài mới.
C. Tiến trình tổ chức dạy học :
I. Kiểm tra bài cũ :
1. Tóm lược cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ?
2. Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 ?
II. Giới thiệu bài :
Sau hiệp định sơ bộ 6-3, thực dân Pháp tiếp tục lấn tới vì chúng quyết định chiếm nước ta một lần nữa . Trước âm mưu của thực dân Pháp , chúng ta không thể nhân nhượng được nữa và cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ . Diễn biến trong giai đoạn đầu ra sao ? Đường lối kháng chiến của ta như thế nào ? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
III. Dạy và học bài mới :
Hoạt động dạy và học.
Nội dung .

* Hoạt động 1: Cá nhân, nhóm ...
Gv giới thiệu như phần đầu SGK và giao câu hỏi thảo luận nhóm cho lớp.
* Hoạt động T.L nhóm
-N 1+2: Những biểu hiện bội ước của thực dân Pháp sau khi ký Hiệp định Sơ bộ và tạm ước Việt - Pháp?
-N 3, 4: Chủ trương và hoạt động của Đảng, Chính phủ và HCT?
HS thảo luận theo nhóm.
* GV gọi các nhóm nêu ý kiến thảo luận, nhận xét, bổ sung và GV đưa ra kết luận cuối cùng.
* Gợi ý:
-N 1,2: Những biểu hiện bội ước của thực dân Pháp sau khi ký Hiệp định Sơ bộ và tạm ước Việt - Pháp:
+Cuối tháng 11, ở NB và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp đánh chiếm các vùng tự do, các khu căn cứ địa và cơ sở CM của ta.
+Ngày 20. 11. 1946 Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
+Tại Hà Nội, đầu tháng 12. 1946, pháp liên tiếp gây xung đột vũ trang, đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan bộ Tài chính, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, tàn sát nhiều đồng bào ta ở phố Hàng Bún.
+Ngày 18-12-1946, Pháp gởi tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.
-N 3, 4: Chủ trương và hoạt động của Đảng, Chính phủ và HCT:
Ngày 18,19-12-1946, tại làng Vạn Phúc,Thị xã Hà Đông), Ban Thường vụ TW Đảng đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
Ngay tối 19. 12.1946, Chủ tịch HCM thay mặt TW Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.
Đêm 19. 12. 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.
* GV gọi một HS đọc phần tham khảo về lời kêu gọi của Chủ tịch HCM, kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
* Hoạt động 2: Cá nhân ...
GV: Những nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến được thể hiện ở đâu?
HS: Trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Văn Trung
Dung lượng: 44,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)