Chuan kn-kt bai 26

Chia sẻ bởi Lý Văn Trung | Ngày 16/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: chuan kn-kt bai 26 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Tuần 27- Bài 26 : BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG
CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 -1953)
Tiết 34 - ( MỤC I , II, III )
A. Mục tiêu bài học :
I. Kiến thức :
- phát triển mới của cuộc kháng chiến từ năm 1950-1953 chiến dịch biên giới thu- đông 1950 ; chủ động mở nhiều chiến dịch đánh địch 1951-1952 ( chiến dịch Hòa Bình –Tây Bắc )
- Đặt quan hệ ngoại giao với các nước
- Đôi nét về đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng ( 2/1951)
-+ Cung cấp cho HS những hiểu biết :Giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc từ chiến thắng Biên giới Thu- Đông 1950 , cuộc kháng chiến của ta được đẩy mạnh ở cả tiền tuyến và hậu phương , giành thắng lợi toàn diện về chính trị , ngoại giao , kinh tế tài chính , văn hoá giáo dục.
-+ Đế quốc Mĩ can thiệp vào Đông Dương , Pháp và Mĩ âm mưu giành quyền chủ động trên chiến trường.
II.Tư tưởng tình cảm :
- Bồi dưỡng HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân tộc, đoàn kết Đông dương , niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng , niềm tự hào dân tộc.
III. Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu thủ đoạn của Pháp- Mĩ
- Kĩ năng chỉ bản đồ .
B. Thiết bị – đồ dùng dạy học :
-Chuẩn bị của giáo viên : Lược đồ chiến dịch Biên giới 1950.
- Chuẩn bị của học sinh : Thuộc bãi, đã xem kĩ bài mới.
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ :
1.Tường thuật diễn biến của chiến dịch Việt bắc trên lược đồ ?
2. Ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện như thế nào?
II. Giới thiệu bài :
Sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 , cuộc kháng chiến toàn quốc của ta có những thuận lợi mới . Trong bối cảnh đó , ta tranh thủ mở chiến dịch Biên giới . Từ đó cuộc kháng chiến của ta chuyển từ thế phòng ngự sang tiến công và phản công . Vậy hoàn cảnh , diễn biến và kết quả của chiến dịch biên giới như thế nào ? Đó là nội dung bài học hôm nay.
III. Dạy và học bài mới :
Hoạt động dạy và học
Nội dung .

* Hoạt động 1: Cá nhân ...
GV: Sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 và sau CM Trung Quốc 1949, tình hình Đông Dương và thế giới như thế nào?
HS: Sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 và sau CM Trung Quốc 1949, tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta và bất lợi cho Pháp.
* GV mở rộng: Sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 và đặc biệt là sau thắng lợi của CM TQ (1. 10. 1949), nước ta được TQ, LX và các nước dân chủ công nhận, đặt quan hệ ngoại giao, từ đó ta có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển cuộc kháng chiến lâu dài.
GV: Tình hình của quân Pháp như thế nào?
HS: Thất bại trên khắp chiến trường Đông Dương và VN nên thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mỹ.
GV: Lợi dụng tình hình đó, Mỹ đã có hành động gì?
HS: Mỹ đã can thiệp sâu và “ dính líu trực tiếp” vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
* Hoạt động 2: Cá nhân, nhóm...
* Hoạt động T.L nhóm
-N 1+2 : Nội dung “kế hoạch Rơ-ve” của Pháp, dưới sự viện trợ về tài chính, quân sự của Mỹ.
-N 3 +4 : Chủ trương đối phó của ta.
HS thảo luận theo nhóm.
(Kết quả:
-N 1+2: Nội dung “kế hoạch Rơ-ve” của Pháp, dưới sự viện trợ về tài chính, quân sự của Mỹ:
Với sự viện trợ về tài chính, quân sự của Mỹ, thực dân Pháp đã tiến hành “kế hoạch Rever” nhằm “khóa cửa biên giới Việt – Trung” bằng cách tăng cường phòng ngự trên Đường số 4 và “cô lập căn cứ Việt Bắc” với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV, thiết lập “hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La). Trên cơ sở đó chúng chuẩn bị một kế hoạch tấn công Việt Bắc lần thứ hai.
* GV gọi các nhóm nêu ý kiến thảo luận, nhận xét, bổ sung và GV đưa ra kết luận cuối cùng.
* GV giới thiệu hình 47
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Văn Trung
Dung lượng: 80,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)