Chuẩn kiến thức-phương pháp môn Lịch sử

Chia sẻ bởi Phạm Lưu Nhân | Ngày 26/04/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Chuẩn kiến thức-phương pháp môn Lịch sử thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VỀ THAM DỰ TẬP HUẤN
TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG


TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG.
Nội dung chính
1. Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
2. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT – KN theo định hướng của Bộ GD-ĐT
3.Biên soạn một số câu hỏi và đề kiểm tra theo chuẩn KT – KN



Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
* Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong môn lịch sử
* Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng môn lịch sử.
* Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn Lịch sử.





1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong môn lịch sử
* Thuận lợi:
- Kiểm tra đánh giá là một trong vấn đề quan trọng, vì vậy gần đây nhiều nhà giáo dục và các cấp quản lý đã quan tâm đến vấn đề này.
- Thông qua các hội nghị, các lớp tập huấn, tinh thần đổi mới đã bắt đầu đi vào thực tế.
- Phần lớn các giáo viên ở các trường phổ thông đã nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc kiểm tra đánh giá và ít nhiều có sự cải tiến về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học...





1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong môn lịch sử
* Khó khăn:
+ Phương pháp dạy học của giáo viên chưa phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh. Thầy là nguồn kiến thức duy nhất, vì vậy việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập của học sinh vẫn thực hiện theo quan niệm cũ.
+ Khi kiểm tra đánh giá, giáo viên phải chú ý đến việc nắm kiến thức. Trong kiến thức giáo viên mới chỉ xem xét vấn đề “ biết ” lịch sử còn coi nhẹ việc hiểu lịch sử và vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.



1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong môn lịch sử
* Khó khăn:
+ Cách kiểm tra đòi hỏi học sinh ghi nhớ máy móc, ít đánh giá năng lực tư duy sáng tạo của học sinh và đánh giá thì thiên về nhớ sự kiện, số liệu ngày tháng, mà ít chú ý đến tới rèn luyện kỹ năng diễn đạt, kỹ năng thực hành bộ môn, thậm chí đôi khi còn mang tính hình thức.
+ Việc kiểm tra đánh giá của giáo viên như vậy dẫn đến tình trạng học sinh học đối phó, học vẹt và ít hứng thú học tập.



1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong môn lịch sử
* Khó khăn:
+ Mặt khác, hiện nay ở một số trường phổ thông có tình trạng chạy theo thành tích nên việc kiểm tra đánh giá chưa phản ánh sát, đúng chất lượng dạy học nói chung, bộ môn lịch sử nói riêng...
+ Nhiều giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, chưa coi trọng đánh giá, giúp đỡ học sinh học tập thông qua kiểm tra mà chỉ tập trung chú ý việc cho điểm bài kiểm tra. Một số nhà trường và giáo viên còn lạm dụng hình thức trắc nghiệm.



I. Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng môn lịch sử.
* Đối với học sinh:
Thứ nhất: Định hướng và thúc đẩy quá trình học tập.
Thứ hai: Công khai hóa các nhận định và năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh để các em nhận ra sự tiến bộ, hạn chế của mình từ đó khuyến khích, động viên các em học tập, có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp, kịp thời. Đồng thời qua đó giúp học sinh nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện.
Thứ ba: KT-ĐG là thước đo kết quả học tập của học sinh



I. Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng môn lịch sử.
* Đối với học sinh:
* Đối với giáo viên:
Một là: giúp giáo viên có những thông tin về mức độ hiểu nắm vững và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh đạt hay chưa đạt so với mục tiêu môn học đề ra. Từ những mối liên hệ ngược này giáo viên điều chỉnh các hoạt động dạy học, tìm ra những biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học.
Hai là: Thông qua KT-ĐG giúp giáo viên tự đánh giá những hiệu quả những cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học của mình.



I. Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng môn lịch sử.
3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn Lịch sử.
Đổi mới KTĐG phải gắn việc thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ” và gắn với phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra, qua đó giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học, giúp đỡ học sinh phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong học tập; các cấp quản lý cũng điều chỉnh các hoạt đọng dạy và học, kiểm tra đánh giá một cách kịp thời.


I. Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng môn lịch sử.
3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn Lịch sử.
- Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh. Đảm báo tính khách quan, chính xác, công bằng.
- Trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh môn lịch sử, cần phải căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng đánh giá kết quả học tập của học sinh cho sát, đúng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng sau mỗi bài, mỗi chủ đề ( mỗi chương ), mỗi lớp hay cấp học. Tránh tình trạng không thống nhất giữa dạy học và kiểm tra đánh giá.


I. Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng môn lịch sử.
3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn Lịch sử.
Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng), rèn luyện kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập.


I. Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng môn lịch sử.
3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn Lịch sử.
Quán triệt đặc trưng của nhóm môn học để tăng hiệu quả dạy học của bộ môn lịch sử. Khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra ghi nhớ kiến thức; tăng cường ra “đề mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng tổng hợp tri thức để giải quyết vấn đề; rèn luyện các kỹ năng và học sinh được tự do biểu đạt chính kiến khi trình bày, hiểu biết và tôn trọng các giá trị lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước.


I. Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng môn lịch sử.
3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn Lịch sử.
Coi trọng KTĐG kỹ năng diễn đạt các sự kiện bằng lời nói, chữ viết; đọc và khai thác sơ đồ, lược đồ, sa bàn, hiện vật; sử dụng máy tính , máy chiếu và các thiết bị nghe nhìn; giáo dục quan điểm duy vật lịch sử thông qua rèn luyện kỹ năng phân tích, bình luận đánh giá các sự kiện lịch sử, sự kiện thời sự, rút ra bài học và quy luật lịch sử, bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập, thái độ trân trọng và phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc, của mỗi địa phương.


I. Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng môn lịch sử.
3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn Lịch sử.
Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra:
Kiểm tra đánh giá thường xuyên: Bao gồm kiểm tra miệng (cho điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét) có thể tiến hành vào đầu giờ hoặc trong quá trình dạy học. Khi kiểm tra miệng nên chú ý rèn luyện kỹ năng nói và kỹ năng diễn đạt trước tập thể. Kiểm tra 15 phút cần vận dụng linh hoạt giữa câu hỏi trắc nghiệm và câu tự luận

I. Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng môn lịch sử.
3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn Lịch sử.
Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra:
Trong kiểm tra đánh giá học kì cần đánh giá kỹ năng phân tích, tổng hợp khái quát hóa kiến thức, rèn luyện khả năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, đặc biệt chú ý đến kỹ năng viết và trình bày một vấn đề.

I. Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
Một số vấn đề chung về tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng môn lịch sử.
3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn Lịch sử.
Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra:
Khuyến khích vận dụng các hình thức kiểm tra đánh giá thông qua các hoạt động học tập ngoài lớp của học sinh như bài tập nghiên cứu nhỏ, dựa trên các hoạt động sưu tầm. Tham quan thực địa, bảo tàng, phân tích đánh giá các số liệu, bản đồ, làm đồ dùng dạy học và lấy điểm thay cho các bài kiểm tra thường xuyên trên lớp.



II. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT – KN



Quy trình kiểm tra đánh giá.
1. Xác định mục đích kiểm tra đánh giá.
2. Xây dựng ma trận hai chiều.
3. Lựa chọn thiết kế câu hỏi.
4. Xây dựng đáp án và biểu điểm.
5. Tiến hành kiểm tra.
6. Xử lý kết quả kiểm tra.




Lựa chọn thiết kế câu hỏi.
Mô hình kiểm tra kết quả của học sinh








Lựa chọn thiết kế câu hỏi.
1. Về câu hỏi mức độ ghi nhớ lịch sử: Số lượng câu hỏi và ý hỏi chiếm khoảng từ 50% - 60% tùy vào khả năng của học sinh ( khoảng từ 5đ – 6đ đối với bài kiểm tra có thang điểm 10đ )
2. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu kiến thức lịch sử: Số lượng câu hỏi và ý hỏi chiếm khoảng từ 30% - 40% tùy vào khả năng của học sinh ( khoảng từ 3đ – 4đ đối với bài kiểm tra có thang điểm 10đ )
3. Câu hỏi ở mức độ vận dụng kiến thức lịch sử: Số lượng câu hỏi và ý hỏi chiếm khoảng 10% - 20% tùy vào khả năng của học sinh ( khoảng từ 1đ – 2đ đối với bài kiểm tra có thang điểm 10đ )





Lựa chọn thiết kế câu hỏi.

* Phần tự luận: ở bài kiểm tra định kỳ chiếm tỉ lệ 70% ( khoảng 7đ đối với bài kiểm tra có thang điểm là 10đ )
* Phần trắc nghiệm: ở bài kiểm tra định kỳ chiếm tỉ lệ 30% ( khoảng 3đ đối với bài kiểm tra có thang điểm là 10đ )
* Nội dung câu hỏi kiểm tra phải nằm trong những kiến thức chuẩn, chiếm tỉ lệ khoảng từ 80% - 90% tùy vào trình độ học sinh ( khoảng từ 8đ – 9đ )
* Khoảng 10% - 20% nội dung nâng cao ( khoảng từ 1đ – 2đ )




Xây dựng đáp án và biểu điểm.

* Xây dựng đáp án và chấm điểm là công việc cần thiết và quan trọng của quá trình KT - ĐG kết quả học tập của học sinh.
* Khi soạn đáp án, yêu cầu của đáp án phải chỉ ra được kết quả đúng cho mỗi câu hỏi. Riêng đối với câu hỏi mở ( Hình thức tự luận ) đáp án phải chỉ ra được những ý đúng trong câu trả lời.
* Đáp án phải hướng dẫn cách cho điểm của từng câu, thang điểm của toàn bộ bài kiểm tra.
* Thang đánh giá phổ biến hiện nay là thang điểm 10, có thể cho điểm lẻ đến 0,25đ đối với bài kiểm tra định kỳ




Xây dựng đáp án và biểu điểm.


* Sự phân bố điểm cho từng phần cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
+ Điểm cho từng phần phải tỉ lệ thuận với thời gian dự định cho học sinh hoàn thành từng phần ( đã được xây dựng khi thiết kế ma trận )
+ Mỗi câu, mỗi ý trắc nghiệm khách quan nếu trả lời đúng đều có số điểm như nhau.





Tiến hành kiểm tra.

Công việc này diễn ra đúng theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Đối với bài kiểm tra thường xuyên có thể tăng cường hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15` nhưng không nhất thiết phải tiến hành vào đầu giờ mà nên thay đổi linh hoạt cấu trúc của giờ học. Nên tăng cường kiểm tra bằng phiếu hỏi, phiếu học tập







Thống kê và phân tích kết quả KT- ĐG thu được là một khâu quan không thể thiếu trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh. Sau khi chấm bài giáo viên thống kê và phân loại các bài KT-ĐG theo thứ tự từ cao xuống thấp để biết được mảng kiến thức nào học sinh còn nắm chưa chắc, kỹ năng nào còn yếu để có hướng bồi dưỡng và củng cố thêm cho học sinh. Từ thống kê, phân loại, giáo viên có sự đánh giá một cách khách quan, toàn diện hơn quá trình học tập và rèn luyện của học sinh trong lớp.
Xử lý kết quả kiểm tra.

Biên soạn một số câu hỏi và đề kiểm tra theo chuẩn KT – KN
Câu hỏi trắc nghiệm:
* Một số loại câu hỏi trắc nghiệm sử dụng phổ biến.
- Trắc nghiệm đúng sai.
- Trắc nghiệm chọn câu trả lời đúng nhất.
- Trắc nghiệm điền thế.
- Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi.






Nguyên tắc khi ra đề kiểm tra trắc nghiệm.
+ Trắc nghiệm đúng sai.
Khi soạn thảo câu hỏi này, giáo viên cần chú ý những câu xác định đó tính đúng sai phải chắc chắn, không theo quan niệm riêng của từng người. Tránh đưa ra câu hỏi quá phức tạp, quá nhiều chi tiết, tránh đưa ra những câu phủ định.






Trắc nghiệm đúng sai.
* Nên ra:
Ví dụ 1:
“Tứ đại phát minh”của Trung Quốc thời phong kiến là: Thuốc súng, la bàn, giấy viết, nghề in. Đúng hay sai?
* Không nên ra:
Ví dụ 2:
Trần Quốc Tuấn không phải là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai và lần thứ ba. Đúng hay sai?









Trắc nghiệm chọn câu trả lời đúng nhất.

+ Loại trắc nghiệm này có thể sử dụng rộng rãi và cũng là loại có khả năng phân biệt học sinh khá, giỏi với học sinh yếu, kém. Loại này tương đối khó soạn vì mỗi câu hỏi phải kèm theo nhiều câu trả lời, tất cả các câu trả lời đều hấp dẫn như nhau nhưng trong đó có một câu trả lới đúng nhất. Giáo viên phải khéo léo làm sao để ngoài câu lựa chọn đúng nhất, thì các câu còn lại giống như mồi nhử, nếu như học sinh đọc chưa kĩ hoặc chưa hiểu kĩ rất khó lựa chọn.




* Nên ra:
Ví dụ 1 : Tại sao gọi năm 1960 là “ Năm Châu Phi”?
A. Đây là năm hầu hết các nước Châu Phi giành độc lập.
B. Năm 17 nước Châu Phi giành độc lập.
C. Năm chủ nghĩa phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn ở Châu Phi.
D. Năm Châu Phi có nhiều nước giành độc lập nhất thế giới.
* Không nên ra:
Ví dụ 2: Ai là người có công dẹp “Loạn 12 sứ quân” thống nhất đất nước?
a. Đinh Công Trứ b. Lý Thường Kiệt
c. Đinh Bộ Lĩnh. d. Cả 3 đều đúng









Trắc nghiệm điền thế.

Khi thành lập loại trắc nghiệm điền thế cần chú ý đến những vấn đề sau:
+ Câu điền vào chỗ trống phải gợi được ý nghĩa của chữ phải điền.
+ Câu hỏi phải ngắn gọn, tránh câu quá dài, ý tứ rườm rà.
+ Tránh đưa ra câu hỏi có thể trả lời bằng nhiều cách.





Ví dụ 1 : Điền tiếp vào chỗ ... cho đúng với câu nói của chủ tịch Hồ chí Minh trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”:
"Không! Chúng ta ...........tất cả, chứ nhất định.................., nhất định không chịu................”.
Học sinh đọc kĩ câu hỏi và điền vào..........
"Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.







Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi
Loại trắc nghiệm này thường gồm 3 phần:
+ Phần chỉ dẫn trả lời.
+ Phần gốc: Gồm những câu xác định, câu bỏ lửng.
+ Phần lựa chọn: Gồm những chữ, câu ngắn, danh từ riêng, hay con số.
* Cần lưu ý không nên đặt số câu ở cột B bằng cột A, bởi vì nếu bằng nhau thì đối với những câu còn lại (1 hoặc 2 câu) học sinh có thể đoán đúng mà không cần lựa chọn, tránh đặt ra câu lựa chọn quá phức tạp rườm rà sẽ mất rất nhiều thời gian trong việc đặt câu hỏi và câu lựa chọn






Câu 1 : Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào ?
A, Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. C. Chủ nghĩa thực dân
B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới D. Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
Câu 2 : Tháng 5/1994 Nen-xơn Man- đê- la trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi, sự kiện này có ý nghĩa ?
A. Đánh dấu sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi.
B. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ hoàn toàn trên phạm vi thế giới.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) đã bị xóa bỏ ngay tại xào huyệt cuối cùng sau hơn 3 thế kỷ tồn tại.
D. Đánh dấu sự bình đẳng giữa các dân tộc trên thế giới.
Phòng GD – ĐT Huyện..... Thứ...., ngày,......tháng.....năm
Trường THCS ....... Kiểm tra một tiết
Họ và tên học sinh: Môn: Lịch sử 9 Mật mã
Mã số...... ( Thời gian làm bài: 45 phút )
Lớp.........
...............................................................................
A. Phần trắc nghiệm : (3đ) Bôi đen vào đầu chữ cái câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Nếu bỏ thì gạch chéo vào đáp án đã lựa chọn
Đề số 1




















Câu 3: “ Nhằm đẩy mạnh sự hợp tác , giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa và đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa” đây là mục đích ra đới của tổ chức:
Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
Tổ chức hiệp ước Vác – sa – va.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN )
Khối SEATO.

Câu 4: Ngày 8-8-1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN ) được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan ) với 5 nước thành viên ban đầu:
In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a.
In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Mi-an-ma.
Brunay, Thái Lan, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a
In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Việt Nam

Câu 5:Sau cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi ( 4 – 1994 ), Nen-xơn Man-đê-la trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này ( 5 – 1994 ), thắng lợi này có ý nghĩa.
Cộng hòa Nam Phi được hoàn toàn giải phóng.
Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở Châu Phi.
Chủ nghĩa thực dân sụp đổ trên thế giới.
Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn 3 thế kỷ tồn tại.
Câu 6: Trong công cuộc xây dựng CNXH của các nước Đông Âu, sự hợp tác với Liên Xô được nâng cao và đa dạng. Theo em, cơ sở của sự hợp tác này là gì?
A. Sự đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
B. Cùng chung mục tiêu xây dựng CNXH, dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng Sản và cùng chung hệ tư tưởng Mác – Lê Nin.
C Cùng trải qua chiến tranh và cùng chịu nhiều tổn thất nặng nề.
D. Củng cố tiềm lực quốc phòng, nhằm duy trì hòa bình và an ninh cho nhân loại.
Câu 7: Đánh dấu x vào ô những ý sai chỉ thành tựu của các nước Mỹ La Tinh trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Các nước Mỹ La Tinh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Công nghiệp trong nước phát triển vượt bậc nhờ thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư của nước ngoài.
Củng cố độc lập, chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và cùng nhau thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.
Mức sống của nhân dân nâng cao, không phải vay nợ của nước ngoài.













Câu 8:Hãy chọn mốc thời gian gắn với sự kiện sao cho phù hợp rồi điền vào cột đáp án:







A. Phần tự luận : (7đ)
Câu 1 : Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng CS-VC-KT của CNXH từ năm 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX? ( 2đ )
Câu 2 : Trình bày sự ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN. Việt Nam phải làm gì trước những thách thức đó? ( 3đ )
Câu 3: Trình bày ý nghĩa sự ra đời nước CHND Trung Hoa? ( 2đ )






Mẫu thống kê điểm minh họa:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Lưu Nhân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)