CHU DE VE DIEN VAT LI 9

Chia sẻ bởi Phạm Văn Quân | Ngày 14/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: CHU DE VE DIEN VAT LI 9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:


ĐIỆN TRỞ ĐỊNH LUẬT ÔM
1.1) Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn. Vì vậy, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn là 1 đường thẳng đi qua góc tọa độ (U=0; I=0).
1.2) Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây I =
1.3) Điện trở dây dẫn được xác định bằng công thức : R = Đơn vị đo điện trở là ôm (()
- Có thể dùng Vôn kế và Ampe kế hoặc đồng hồ đo điện đa năng để đo điện trở của một dây dẫn.
- Điện trở tương đương của một đoạn mạch là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này, sao cho cùng với hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.
1.4) Đoạn mạch nối tiếp:
- Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi thời điểm: I=I1=I2=…=In
- Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở thành phần: U=U1+U2+… +Un
- Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng các điện trở thành phần:
Rtđ=R1+R2+… +Rn ; Rtđ >R thành phần
- Hiệu điện thế 2 đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó:
- Các thiết bị điện có thể được mắc nối tiếp nhau khi chúng chịu được cùng 1 cường độ dòng điện không vượt quá một giá trị xác định. Giá trị đó gọi là cường độ dòng điện định mức. Khi dòng điện chạy qua các thiết bị điện đang hoạt động có cường độ đúng bằng giá trị định mức thì ta nói chúng hoạt động bình thường.
1.5) Đoạn mạch song song :
- Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ: I = I1+I2+…+I n
- Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi đoạn mạch rẽ:
U = U1 = U2 =…= Un
- Điện trở tương đương của đoạn mạch được tính theo công thức
Rtđ < R thành phần
+Nếu có 2 điện trở mắc song song thì : RTĐ =
+Nếu có n điện trở bằng nhau mắc song song thì : Rn =
- Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó:
- Người ta dùng các dụng cụ điện có cùng Uđm ( đã ghi trên dụng cụ đó) và mắc chúng song song vào mạch điện có hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức. Khi đó chúng sẽ hoạt động bình thường và có thể được sử dụng độc lập với nhau.
1.6) Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào điện trở suất P của vật liệu làm dây dẫn:
R = Trong đó: P :điện trở suất ((m)
l : chiều dài (m)
S : tiết diện (m2)
1.7) Biến trở có điện trở thay đổi được. Trên mỗi biến trở có ghi điện trở lớn nhất và cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở có thể chịu được.
2. Một số loại bài tập
Loại 1: Bài tập vẽ và sử dụng đồ thị
Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U
Cho sẵn bảng số liệu biểu diễn sự phụ thuộc đó
Bước 1: Dựa vào số liệu đã cho để xác định các điểm biểu diễn sự phụ thuộc của I và U.
Bước 2: Vẽ một đường thẳng đi qua góc tọa độ đồng thời đi qua gần những điểm biểu diễn phân bố đều 2 bên đường thẳng đó.
Ví dụ: Dựa vào bảng 1.1 hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U

Lần đo
HĐT (V)
CDDD A)

1
2
3
4
5
0
1,5
3,0
4,5
6,0
0
0,12
0,25
0,35
0,48






Sử dụng đồ thị : dựa vào đồ thị đã cho để xác định các đại lượng I,U, R
Ví dụ: Từ đồ thị hình 1.2 hãy xác định:







b.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Quân
Dung lượng: 283,50KB| Lượt tài: 10
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)