Chủ đề vật lý 7

Chia sẻ bởi Hoàng Hiệp | Ngày 17/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Chủ đề vật lý 7 thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn:
Lớp

Tiết
 7A
 7B


Ngày giảng
Sĩ số
Ngày giảng
Sĩ số

31





32





CHỦ ĐỀ: THỰC HÀNH ĐO DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP VÀ ĐOẠN MẠCH SONG SONG
( Thời lượng: 2 tiết )
I. MỤC TIÊU
1.Kĩ năng:
- Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn.
- Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc nối tiếp hai bóng đèn.
- Biết mắc song song hai bóng đèn.
- Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc song song hai bóng đèn.

2.Thái độ: - Có hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống, hợp tác nhóm và an toàn khi sử dụng điện.
3. Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực sử dụng kiến thức
- Năng lực về phương pháp
- Năng lực trao đổi thông tin
- Năng lực cá thể.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Năng lực cần đạt
Năng lực thành phần
Mô tả mức độ yêu cầu cần đạt



Năng lực sử dụng kiến thức
K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo…
Sử dụng kiến thức về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp và mắc song song..


K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí
Trong đoạn mạch nối tiếp: Cường độ dòng điện như nhau tại mọi điểm còn hiệu điện thế cả mạch bằng tổng các hiệu điện thế thành phần.
Trong đoạn mạch song song: Hiệu điện thế bằng nhau còn cường độ dòng điện của cả mạch bằng tổng cường độ dòng điện ở các mạch nhánh





Năng lực về phương pháp

P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí
- Qua tn kiểm chứng về cường độ dòng điện và hiệu điện thế của các đoạn mạch.


P5: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí
-Kết quả về cường độ dòng điện và hiệu điện thế chỉ đúng khi: Nguồn điện ổn định, chỗ tiếp nối chắc không bị han gỉ..


P6: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét
Sử dụng bộ TN về đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song.

Năng lực trao đổi thông tin
X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí
Sử dụng thuật ngữ: Nối tiếp, song song



X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ
Mạch điện trong sinh hoạt mắc nhiều bóng đèn và các thiết bị ddienj mà chúng vẫn hoạt động bình thường


X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ).
Ghi lại kết quả thí nghiệm


X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí
Trình bày các kết quả trên.



Năng lực cá thể
C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng thái độ của cá nhân trong học tập vật lí
Mắc và đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong các đoạn mạch
Thái độ học tập tích cực.


C2: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường
Khi nào sử dụng mạch điện nối tiếp và mạch điện song song


C3: Nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử
Trong thực tế trước đây đã dùng mạch điện nối tiếp và song song trong những trường hợp nào?

III. HỆ THỐNG CÂU HỎI/BÀI TẬP CỤ THỂ HÓA CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Hiệp
Dung lượng: 20,49KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)