Chủ đề năng cao văn 9
Chia sẻ bởi Trịnh Xuân Quế |
Ngày 12/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Chủ đề năng cao văn 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Trường trung học cơ sở Liêm Chung
Chuyên đề nâng cao Ngữ văn 9
Một số vấn đề về văn bản nghệ thuật
Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Hiểu quan niệm về văn bản nghệ thuật, tính chất của văn bản nghệ thuật và đặc điểm ngôn ngữ của văn bản nghệ thuật.
- Biết cách tìm hiểu, đánh giá những giá trị của văn bản nghệ thuật.
- Say mê và bước đầu tập sáng tác văn bản nghệ thuật.
Thời gian:
Tài liệu:
Một số vấn đề thi pháp học hiện đại
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn.
Quá trình thực hiện:
(*) Bước 1: Những vấn đề về văn bản nghệ thuật
I. Quan niệm về văn bản nghệ thuật
- Văn bản nghệ thuật là văn bản trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, thống nhất về cấu trúc, được chau chuốt văn chương dựa trên những biểu hiện riêng của nghệ thuật ngôn từ.
- Văn bản nghệ thuật có khả năng “ làm sống lại hiện thực theo nhiều hướng của đời sống, nhiều chiều của nhận thức và hiểu vẻ của nghệ thuật biểu hiện”
( Vnôgrađốp)
Văn bản nghệ thuật là “những viên ngọc của sự sáng tạo tinh tế” (Môpatxăng)
II. Những tính chất của văn bản nghệ thuật
1.Tính chất thẩm mỹ
Tính chất thẩm mỹ của văn bản nghệ thuật thể hiện cụ thể ở bản thân ngôn ngữ nghệ thuật.
a. Tính chất thẩm mỹ ở bản thân ngôn ngữ nghệ thuật
- Các yếu tố ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật là “ Khuôn vàng thước ngọc” của ngôn ngữ toàn dân;
- Do hệ thống ngữ âm có khả năng tạo chất nhạc, hoạ;
- Do hệ thống từ vựng được chọn lọc công phu, gọt dũa kỹ lưỡng, có khả năng biểu hiện thực theo nhiều chiều, nhiều hướng;
- Do cái đẹp của các kiểu câu có sức biểu hiện thực chính xác và tinh tế.
Cái đẹp của ngôn ngữ văn bản nghệ thuật là cái đẹp của ngôn ngữ thơ ca dân gian hồn nhiên, giản dị, trong sáng và cái đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn chương hiện đại.
b. Thể hiện ở mối quan hệ giữa ngôn ngữ nghệ thuật và hình tượng nghệ thuật
Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật có khả năng vẽ lên được bức tranh cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, mở ra trước mắt người đọc cuộc sống hiện thực giống như hiện thực vốn có của nó. Do đó ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật phải là ngôn ngữ hình tượng.
Ví dụ:
Đọc câu Kiều
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Ta có thể hình dung ra khung cảnh mùa xuân thật trong sáng, yên lành.
Hay câu thơ của Nguyễn Đình Thi
“ Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
Người đọc như đang tận mắt chứng kiến cảnh tàn phá ghê rợn của kẻ thù trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
c. Biểu hiện ở mối quan hệ giữa ngôn ngữ nghệ thuật với độc giả
Văn bản nghệ thuật luôn hư
Chuyên đề nâng cao Ngữ văn 9
Một số vấn đề về văn bản nghệ thuật
Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Hiểu quan niệm về văn bản nghệ thuật, tính chất của văn bản nghệ thuật và đặc điểm ngôn ngữ của văn bản nghệ thuật.
- Biết cách tìm hiểu, đánh giá những giá trị của văn bản nghệ thuật.
- Say mê và bước đầu tập sáng tác văn bản nghệ thuật.
Thời gian:
Tài liệu:
Một số vấn đề thi pháp học hiện đại
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn.
Quá trình thực hiện:
(*) Bước 1: Những vấn đề về văn bản nghệ thuật
I. Quan niệm về văn bản nghệ thuật
- Văn bản nghệ thuật là văn bản trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, thống nhất về cấu trúc, được chau chuốt văn chương dựa trên những biểu hiện riêng của nghệ thuật ngôn từ.
- Văn bản nghệ thuật có khả năng “ làm sống lại hiện thực theo nhiều hướng của đời sống, nhiều chiều của nhận thức và hiểu vẻ của nghệ thuật biểu hiện”
( Vnôgrađốp)
Văn bản nghệ thuật là “những viên ngọc của sự sáng tạo tinh tế” (Môpatxăng)
II. Những tính chất của văn bản nghệ thuật
1.Tính chất thẩm mỹ
Tính chất thẩm mỹ của văn bản nghệ thuật thể hiện cụ thể ở bản thân ngôn ngữ nghệ thuật.
a. Tính chất thẩm mỹ ở bản thân ngôn ngữ nghệ thuật
- Các yếu tố ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật là “ Khuôn vàng thước ngọc” của ngôn ngữ toàn dân;
- Do hệ thống ngữ âm có khả năng tạo chất nhạc, hoạ;
- Do hệ thống từ vựng được chọn lọc công phu, gọt dũa kỹ lưỡng, có khả năng biểu hiện thực theo nhiều chiều, nhiều hướng;
- Do cái đẹp của các kiểu câu có sức biểu hiện thực chính xác và tinh tế.
Cái đẹp của ngôn ngữ văn bản nghệ thuật là cái đẹp của ngôn ngữ thơ ca dân gian hồn nhiên, giản dị, trong sáng và cái đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn chương hiện đại.
b. Thể hiện ở mối quan hệ giữa ngôn ngữ nghệ thuật và hình tượng nghệ thuật
Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật có khả năng vẽ lên được bức tranh cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, mở ra trước mắt người đọc cuộc sống hiện thực giống như hiện thực vốn có của nó. Do đó ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật phải là ngôn ngữ hình tượng.
Ví dụ:
Đọc câu Kiều
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Ta có thể hình dung ra khung cảnh mùa xuân thật trong sáng, yên lành.
Hay câu thơ của Nguyễn Đình Thi
“ Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
Người đọc như đang tận mắt chứng kiến cảnh tàn phá ghê rợn của kẻ thù trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
c. Biểu hiện ở mối quan hệ giữa ngôn ngữ nghệ thuật với độc giả
Văn bản nghệ thuật luôn hư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Xuân Quế
Dung lượng: 37,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)