Chon HSG Hoa12 nam 2004 - TP HA NOI
Chia sẻ bởi Đặng Quang Đức |
Ngày 15/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: Chon HSG Hoa12 nam 2004 - TP HA NOI thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
Sở giáo dục và đào tạo
Hà Nội
kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12
năm học 2004-2005
Môn thi: Hoá học
Ngày thi: 03/12/2004
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu I ( 3 điểm)
1/ Có 5 dung dịch chứa riêng rẽ các chất sau: HCl, HNO3 đặc, AgNO3 , KCl, KOH. Chỉ dùng thêm kim loại Cu, hãy nêu cách nhận biết từng dung dịch. Viết các phương trình hoá học.
2/ Một dung dịch chứa 4 ion của 2 muối vô cơ trong đó có ion SO42– , khi tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2, đun nóng thu được khí X, kết tủa Y và dung dịch Z. Dung dịch Z sau khi axit hoá bằng HNO3 đã phản ứng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa trắng, kết tủa này hoá đen ngoài ánh sáng. Kết tủa Y đem nung được a gam chất rắn T. Giá trị của a thay đổi tuỳ theo lượng Ba(OH)2 đem dùng. Nếu vừa đủ, a cực đại, nếu lấy dư, a giảm đến cực tiểu. Khi lấy chất rắn T với giá trị cực đại a = 10,0125 gam, thấy T chỉ phản ứng hết với 50ml dung dịch HCl 1,5M, còn lại chất rắn có khối lượng 8,7375g. Hãy lập luận để xác định các ion trong dung dịch.
Câu II ( 2 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 7,25 gam hỗn hợp kim loại M hoá trị 2 và oxit của nó vào nước thu được 1 lít dung dịch X có pH= 13.
1/ Xác định kim loại M.
2/ Tính thể tích dung dịch chứa HCl và H2SO4 có pH = 0 cần thêm vào 0,1 lít dung dịch X để thu được dung dịch mới có pH = 1,904 (giả thiết sự pha trộn không làm thay đổi thể tích dung dịch).
Câu III ( 3,5 điểm)
Để hoà tan hoàn toàn 11,4 gam hỗn hợp E gồm Mg và kim loại M có hoá trị không đổi cần một lượng dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được 0,896 lít ( ở đktc) hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với H2 là 16 và dung dịch F.
Chia dung dịch F làm hai phần bằng nhau. Đem cô cạn phần 1 thu được 23,24 gam muối khan. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 4,35 gam kết tủa trắng.
Xác định kim loại M và khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp E.
Câu IV ( 3,5 điểm)
1/ So sánh tính axit của các hợp chất sau, giải thích:
HCOOH ; CH3COOH ; C2H5OH ; HO-CH2-CH2-OH ; C6H5OH ; ClCH2- COOH.
2/ Nêu cách nhận ra 8 lọ chất lỏng không mầu bị mất nhãn, viết các phương trình hoá học. Biết rằng 8 lọ đó có chứa riêng rẽ các chất lỏng sau: xiclohecxen, benzen, dung dịch axit fomic, dung dịch axit axetic, dung dịch axit acrilic, rượu benzylic, dung dịch andehit axetic, glixerin.
Câu V ( 3 điểm)
Hỗn hợp P gồm hai axit hữu cơ A và B ( A có khối lượng phân tử nhỏ hơn B). Đốt cháy 0,25 mol hỗn hợp thu được 8,96 lít khí CO2 ( ở đktc). Nếu để trung hoà hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp thì cần 65,31 ml dung dịch NaOH 20% ( khối lượng riêng là 1,225 gam/ml), dung dịch thu được đem cô cạn thu được hỗn hợp muối khan Q.
Hà Nội
kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12
năm học 2004-2005
Môn thi: Hoá học
Ngày thi: 03/12/2004
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu I ( 3 điểm)
1/ Có 5 dung dịch chứa riêng rẽ các chất sau: HCl, HNO3 đặc, AgNO3 , KCl, KOH. Chỉ dùng thêm kim loại Cu, hãy nêu cách nhận biết từng dung dịch. Viết các phương trình hoá học.
2/ Một dung dịch chứa 4 ion của 2 muối vô cơ trong đó có ion SO42– , khi tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2, đun nóng thu được khí X, kết tủa Y và dung dịch Z. Dung dịch Z sau khi axit hoá bằng HNO3 đã phản ứng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa trắng, kết tủa này hoá đen ngoài ánh sáng. Kết tủa Y đem nung được a gam chất rắn T. Giá trị của a thay đổi tuỳ theo lượng Ba(OH)2 đem dùng. Nếu vừa đủ, a cực đại, nếu lấy dư, a giảm đến cực tiểu. Khi lấy chất rắn T với giá trị cực đại a = 10,0125 gam, thấy T chỉ phản ứng hết với 50ml dung dịch HCl 1,5M, còn lại chất rắn có khối lượng 8,7375g. Hãy lập luận để xác định các ion trong dung dịch.
Câu II ( 2 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 7,25 gam hỗn hợp kim loại M hoá trị 2 và oxit của nó vào nước thu được 1 lít dung dịch X có pH= 13.
1/ Xác định kim loại M.
2/ Tính thể tích dung dịch chứa HCl và H2SO4 có pH = 0 cần thêm vào 0,1 lít dung dịch X để thu được dung dịch mới có pH = 1,904 (giả thiết sự pha trộn không làm thay đổi thể tích dung dịch).
Câu III ( 3,5 điểm)
Để hoà tan hoàn toàn 11,4 gam hỗn hợp E gồm Mg và kim loại M có hoá trị không đổi cần một lượng dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được 0,896 lít ( ở đktc) hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với H2 là 16 và dung dịch F.
Chia dung dịch F làm hai phần bằng nhau. Đem cô cạn phần 1 thu được 23,24 gam muối khan. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 4,35 gam kết tủa trắng.
Xác định kim loại M và khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp E.
Câu IV ( 3,5 điểm)
1/ So sánh tính axit của các hợp chất sau, giải thích:
HCOOH ; CH3COOH ; C2H5OH ; HO-CH2-CH2-OH ; C6H5OH ; ClCH2- COOH.
2/ Nêu cách nhận ra 8 lọ chất lỏng không mầu bị mất nhãn, viết các phương trình hoá học. Biết rằng 8 lọ đó có chứa riêng rẽ các chất lỏng sau: xiclohecxen, benzen, dung dịch axit fomic, dung dịch axit axetic, dung dịch axit acrilic, rượu benzylic, dung dịch andehit axetic, glixerin.
Câu V ( 3 điểm)
Hỗn hợp P gồm hai axit hữu cơ A và B ( A có khối lượng phân tử nhỏ hơn B). Đốt cháy 0,25 mol hỗn hợp thu được 8,96 lít khí CO2 ( ở đktc). Nếu để trung hoà hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp thì cần 65,31 ml dung dịch NaOH 20% ( khối lượng riêng là 1,225 gam/ml), dung dịch thu được đem cô cạn thu được hỗn hợp muối khan Q.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Quang Đức
Dung lượng: 36,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)