Chính sách ngoại giao của Truing Quốc hiên nay
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hường |
Ngày 16/10/2018 |
68
Chia sẻ tài liệu: Chính sách ngoại giao của Truing Quốc hiên nay thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
Chính sách ngoại giao
Trung Quốc bất di bất dịch thi hành chính sách ngoại giao độc lập , tự chủ và hoà bình với mục tiêu cơ bản giữ gìn độc lập , chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc , tạo môi trường quốc tế lành mạnh cho công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa ở Trung Quốc ,giữ gìn hoà bình thế giới , thúc đẩy phát triển chung . Nội dung chủ yếu bao gồm :
Trước sau như một thi hành nguyên tắc độc lập tự chủ , không ký kết liên minh với bất cức nước lớn hay tập đoàn quốc gia nào , không tổ chức và tham dự tập đoàn quân sự , không tham gia chạy đua vũ trang , không tiến hành khuếch trương quân sự .
Phản đối chủ nghĩa bá quyền , giữ gìn hoà bình thế giới , chủ trương các nước không phân biệt to nhỏ , mạnh yếu , giàu nghèo đều là thành viên bình đẳng trong cộng đồng quốc tế . Giữa các nước giải quyết các cuộc va chạm và tranh chấp thông qua hiệp thương hoà bình , không nên dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực , không kiếm cớ can thiệp công việc nội bộ của nước khác .
Tích cực thúc đẩy thiết lập trật tự chính trị và kinh tế quốc tế mới công bằng và hợp lý . Năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình và các chuẩn mực quốc tế được công nhận khác là cơ sở thiết lập trật tự chính trị và kinh tế quốc tế mới .
Nguyện thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau , không xâm phạm lẫn nhau , không can thiệp công việc nội bộ của nhau , bình đẳng cùng có lợi , và cùng chung sống hoà bình .
Thực thi chính sách mở cửa đối ngoại toàn diện , nguyện triển khai giao lưu mậu dịch , hợp tác kinh tế và kỹ thuật cũng như giao lưu khoa học và văn hóa với các nước và khu vực trên thế giới trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi , thúc đẩy phồn vinh chung .
Tích cực tham gia hoạt động ngoại giao đa phương , đó là lực lượng kiên định giữ gìn hoà bình thể giới và ổn định ở khu vực .
Trong hơn 50 năm kể từ nước Trung Hoa mới thành lập đến nay , nền ngoại giao Trung Quốc thông qua bổ xung , điều chỉnh và phát triển , chính sách ngày càng hoàn thiện , đã hình thành phong cách ngoại giao mang mầu sắc Trung Quốc rất hoàn chỉnh . Nhìn về tương lai , xu thế đa cực hóa thế giới và toàn cầu hoá kinh tế sẽ tiếp tục phát triển , quan hệ quốc tế đang đứng trước sự điều chỉnh mạnh mẽ . Giữ gìn hoà bình , mưu cầu hợp tác và thúc đẩy phát triển đã trở thành tiếng nói chung của nhân dân các nước . Trong thời gian chuyển giao thế kỷ , nền ngoại giao Trung Quốc vừa đứng trước thời cơ , vừa đối mặt với thách thức , Trung Quốc cần phải giữ gìn đầu óc sáng suốt , tăng cường ý thức chịu đựng gian khổ , ý thức an ninh , ý thức ứng phó , nhìn nhận và nắm bắt đúng đắn môi trường quốc tế của Trung Quốc trong xu thế chung của diễn biến tình hình quốc tế , nắm bắt thời cơ , chào đón thách thức , tìm cái lợi và tránh cái hại . Chúng ta cần phải tiếp tục đi sâu học tập tư tưởng ngoại giao của đồng chí Đặng Tiểu Bình , dưới sự lãnh đạo của ban chấp hành trung ương Đảng với đồng chí Giang Trạch Dân làm nòng cốt , nghiêm chỉnh quán triệt chính sách ngoại giao hoà bình độc lập và tự chủ , không ngừng tạo cục diện mới của công tác ngoại giao , tạo môi trường hoà bình quốc tế tốt đẹp chho công cuộc xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc , góp phần vào sự nghiệp hòa bình và phát triển của thế giới .
Trung Quốc bất di bất dịch thi hành chính sách ngoại giao độc lập , tự chủ và hoà bình với mục tiêu cơ bản giữ gìn độc lập , chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc , tạo môi trường quốc tế lành mạnh cho công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa ở Trung Quốc ,giữ gìn hoà bình thế giới , thúc đẩy phát triển chung . Nội dung chủ yếu bao gồm :
Trước sau như một thi hành nguyên tắc độc lập tự chủ , không ký kết liên minh với bất cức nước lớn hay tập đoàn quốc gia nào , không tổ chức và tham dự tập đoàn quân sự , không tham gia chạy đua vũ trang , không tiến hành khuếch trương quân sự .
Phản đối chủ nghĩa bá quyền , giữ gìn hoà bình thế giới , chủ trương các nước không phân biệt to nhỏ , mạnh yếu , giàu nghèo đều là thành viên bình đẳng trong cộng đồng quốc tế . Giữa các nước giải quyết các cuộc va chạm và tranh chấp thông qua hiệp thương hoà bình , không nên dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực , không kiếm cớ can thiệp công việc nội bộ của nước khác .
Tích cực thúc đẩy thiết lập trật tự chính trị và kinh tế quốc tế mới công bằng và hợp lý . Năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình và các chuẩn mực quốc tế được công nhận khác là cơ sở thiết lập trật tự chính trị và kinh tế quốc tế mới .
Nguyện thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau , không xâm phạm lẫn nhau , không can thiệp công việc nội bộ của nhau , bình đẳng cùng có lợi , và cùng chung sống hoà bình .
Thực thi chính sách mở cửa đối ngoại toàn diện , nguyện triển khai giao lưu mậu dịch , hợp tác kinh tế và kỹ thuật cũng như giao lưu khoa học và văn hóa với các nước và khu vực trên thế giới trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi , thúc đẩy phồn vinh chung .
Tích cực tham gia hoạt động ngoại giao đa phương , đó là lực lượng kiên định giữ gìn hoà bình thể giới và ổn định ở khu vực .
Trong hơn 50 năm kể từ nước Trung Hoa mới thành lập đến nay , nền ngoại giao Trung Quốc thông qua bổ xung , điều chỉnh và phát triển , chính sách ngày càng hoàn thiện , đã hình thành phong cách ngoại giao mang mầu sắc Trung Quốc rất hoàn chỉnh . Nhìn về tương lai , xu thế đa cực hóa thế giới và toàn cầu hoá kinh tế sẽ tiếp tục phát triển , quan hệ quốc tế đang đứng trước sự điều chỉnh mạnh mẽ . Giữ gìn hoà bình , mưu cầu hợp tác và thúc đẩy phát triển đã trở thành tiếng nói chung của nhân dân các nước . Trong thời gian chuyển giao thế kỷ , nền ngoại giao Trung Quốc vừa đứng trước thời cơ , vừa đối mặt với thách thức , Trung Quốc cần phải giữ gìn đầu óc sáng suốt , tăng cường ý thức chịu đựng gian khổ , ý thức an ninh , ý thức ứng phó , nhìn nhận và nắm bắt đúng đắn môi trường quốc tế của Trung Quốc trong xu thế chung của diễn biến tình hình quốc tế , nắm bắt thời cơ , chào đón thách thức , tìm cái lợi và tránh cái hại . Chúng ta cần phải tiếp tục đi sâu học tập tư tưởng ngoại giao của đồng chí Đặng Tiểu Bình , dưới sự lãnh đạo của ban chấp hành trung ương Đảng với đồng chí Giang Trạch Dân làm nòng cốt , nghiêm chỉnh quán triệt chính sách ngoại giao hoà bình độc lập và tự chủ , không ngừng tạo cục diện mới của công tác ngoại giao , tạo môi trường hoà bình quốc tế tốt đẹp chho công cuộc xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc , góp phần vào sự nghiệp hòa bình và phát triển của thế giới .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Hường
Dung lượng: 32,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)