Chị em thúy kiều

Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Hoàng Duy | Ngày 12/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: chị em thúy kiều thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


Đề bài : Phân tích đoạn trích “CHỊ EM THÚY KIỀU” của đại thi hào NGUYỄN DU
Hướng dẫn làm bài.

A – Mở bài:
Cần phải nêu được các ý chính sau đây:
Tác giả của được đoạn trích “CHỊ EM THÚY KIỀU”.
Vị trí của đoạn trích trong tác phẩm TRUYỆN KIỀU.
Nội dung chính của đoạn trích.
Lưu ý: Do đề bài yêu cầu phân tích cả đoạn trích nên không cần chép lại thơ. Khi nào đề yêu cầu một đoạn nhỏ trong đạon trích thì mới chép lại thơ.

B – Thân bài:

Kết cấu đoạn trích:
Đoạn trích gồm bốn đoạn:
Bốn câu đầu : giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều.
Bốn câu tiếp theo : gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
Mười hai câu tiếp theo : gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.
Bốn câu cuối : nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em.

Phân tích ngắn gọn bốn câu thơ mở đầu:
“ tố nga ” ( dùng để chỉ người con gái đẹp.
“ Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân ” ( giới thiệu vai vế của Thúy Kiều và Thúy Vân.
“ Mai cốt cách, tuyết tinh thần ” ( dùng bút pháp ước lệ ( gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của hai chị em.
“ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười ” ( chỉ bằng một câu thơ mà tác giả đã khái quát được vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng của từng người.
KHÁI QUÁT VẺ ĐẸP HAI CHỊ EM THÚY KIỀU.

Phân tích bốn câu thơ gợi tả Thúy Vân:
Hai chữ “ trang trọng” ( vẻ cao sang, quí phái của Vân.
Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của Vân được so sánh với các hình tượng thiên nhiên như: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc ( bút pháp nghệ thuật ước lệ.
Khi tả Vân ngòi bút của Nguyễn Du có chiều hướng cụ thể hơn khi tả Kiều. Cụ thể như sau:
+ khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói ( thủ pháp liệt kê.
+ sử dụng các từ ngữ để làm nổi bật vẻ đẹp riêng của Vân: “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang”.
VẺ ĐẸP CỦA THÚY VÂN LÀ VẺ ĐẸP TRUNG THỰC, PHÚC HẬU MÀ QUÍ PHÁI.
Vẻ đẹp của Vân tạo nên sự hòa hợp, êm đềm xung quanh: “ mây thua”, “ tuyết nhường” ( dự báo cuộc đời nàng sẽ bình yên, suôn sẻ.

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều:
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà” ( Thúy Kiều “ sắc sảo” về tài trí và “ mặn mà” về tâm hồn.
Tả Kiều tác giả vẫn sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ: “ thu thủy” , “ xuân sơn” , hoa, liễu.
Khi tả Kiều tác giả thiên về gợi ( vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.
Khi tả Kiều, tác giả tập trung tả đôi mắt bởi lẽ đôi mắt thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ.
Khi tả Kiều tác giả còn đặc tả về các tài năng của Kiều : cầm, kì, thi, họa ( đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến.
Đặc biệt là tài đàn của Kiều : tài đàn của Kiều là sở trường, năng khiếu (“nghề riêng”) và vượt lên trên mọi tài khác (“ ăn đứt”).
VẺ ĐẸP CỦA KIỀU LÀ SỰ KẾT HỢP CỦA CẢ SẮC – TÀI – TÌNH.
Chú ý các thành ngữ tác giả sử dụng : “nghiêng nước nghiêng thành”.
Vẻ đẹp của Kiều phải làm cho tạo hóa ghét ghen, vẻ đẹp khác phải đố kị : “ hoa ghen” , “ liễu hờn” ( dự đoán số phận nàng sẽ éo le, đau khổ.
Tác giả sử dụng bút pháp đòn bẩy : tả Vân trước Kiều ( làm bật lên vẻ đẹp của Kiều
5 . Cuộc sống sung túc, êm đềm của hai chị em Thúy Kiều:
HS tự phân tích.

Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong đoạn trích:
Đề cao giá trị của con người:
Nhân phẩm, tài năng.
Trân trọng đề cao vẻ đẹp của con người.
Nghệ thuật lí tưởng hóa ( hoàn toàn phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca con người.

C – Kết bài :
Đánh giá về nội dụng đoạn trích.
Đánh giá về nghệ thuật đoạn trích.
Quan niệm cá nhân.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lê Hoàng Duy
Dung lượng: 22,80KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)