Chể tạo máy nạp từ tính cho nam châm vĩnh cữu

Chia sẻ bởi Lê Văn Tám | Ngày 03/11/2018 | 187

Chia sẻ tài liệu: chể tạo máy nạp từ tính cho nam châm vĩnh cữu thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:


CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP HUYỆN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 2018 - 2019
––––––––––––––––––––






ĐƠN VỊ DỰ THI:
TRƯỜNG THCS QUẢNG KHÊ - HUYỆN QUẢNG XƯƠNG





Tên dự án dự thi
CHẾ TẠO THIẾT BỊ NẠP TỪ TÍNH
CHO NAM CHÂM VĨNH CỬU




Lĩnh vực dự thi
KĨ THUẬT ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ






Nhóm tác giả: 1. Cao Lê Hùng Anh Lớp 9A
2. Nguyễn Tiến Quang Lớp 9A








2. MỤC LỤC

2. MỤC LỤC 2
3. Tóm tắt nội dung dự án. 3
4. Giới thiệu 3
5. Phương pháp nghiên cứu và thiết bị thí nghiệm. 4-5
6. kết quả nghiên cứu 6
* Thực trạng thiết bị Nam châm trong nhà trường. 6
* Biện pháp giải quyết: Chế tạo thiết bị nạp từ cho nam châm. 6
8.1. Các thiết bị, vật tư cần có: 7
8.2. Lắp thiết bị nạp từ: 7-8
8.3. Sử dụng: 8-9
8.4. Bảo quản thiết bị: 9
8.5. Hiệu quả khi sử dụng thiết bị nạp từ: 10
7. Thảo luận. 10
8. Kết luận 10

3. Tóm tắt nội dung dự án.
a)Mục đích nghiên cứu: Hiện tại bộ thí nghiệm trong nhà trường có nhiều nam châm bị vĩnh cửu bị mất từ tính, việc mua sắm các thiết bị mới để thay thế mất nhiều tiền nên việc chế tạo ra một thiết bị nạp lại từ tính cho nam châm là rất cần thiết.
b, Trình tự thực hiện
Nhà trường triển khai kế hoạch về cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung hoc.
Học sinh hình thành các ý tưởng về các lĩnh vực nghiên cứu, lập nhóm và báo cáo với ban chỉ đạo nhà trường .
Lập kế hoạch nghiên cứu
Xây dựng phương pháp nghiên cứu, làm thí nghiệm . Chuẩn bị vật liệu để làm sản phẩm ứng dụng tại phòng thiết bị nhà trường
c, Dữ liệu và kết luận
Công việc chính đã thực hiện: Tìm cách chế tạo ra một thiết bị nạp từ tính cho nam châm vĩnh cửu mà giá thành rẻ, dễ thực hiện.
Lợi ích nghiên cứu: Giảm rất nhiều kinh phí mua sắm các nam châm vĩnh cửu cho nhà trường.
Kết quả đạt được: Đã chế tạo thành công thiết bị nạp từ tính cho nam châm vĩnh cửu, thiết bị này dễ làm, giá thành rất nhỏ (chỉ khoảng 10 nghìn đồng vì có thể tận dụng các thiết bị khác trong bộ thí nghiệm Công nghệ 8 để sử dụng) mà mang lại lợi ích lớn.
4. Giới thiệu
Bộ môn vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm. Tư tưởng chủ đạo của SGK vật lý trung học cơ sở và nội dung kiến thức mới được hình thành phần lớn thông qua các thí nghiệm thực hành. Điều đó không chỉ tích cực hóa việc học tập của học sinh mà còn rèn luyện kỹ năng sử dụng thiết bị, đức tính kiên trì và tác phong làm việc của những người lam khoa học trong thời đại công nghệ
Thực tế trong nhiều năm qua, chất lượng thiết bị, thời gian thí nghiệm có nhiều hạn chế, gây nhiều lúng túng cho giáo viên và học sinh. Điều đó đòi hỏi sự sáng tạo tích cực của mọi người để tạo ra những dụng cụ sử dụng phục vụ tốt hơn cho công tác dạy và học, ngoài ra việc chế tạo thiết bị dạy học củng như sửa chữa khai thác những mặt còn hạn chế sẽ cho kết quả trung thực hơn.
Phần Điện từ học là một nội dung học quan trọng trong chương trình môn Vật Lý. Ở cấp THCS phần Điện từ học nằm ở chương trình Vật lý 7 và Vật Lý 9. Do đặc trưng bộ môn, các thí nghiệm là thành phần không thể thiếu trong các tiết dạy Vật lý - phần Điện từ trong chương trình Vật lý THCS cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên do chất lượng ban đầu, do quá trình bảo quản sử dụng nhiều nam châm không giữ được từ tính ban đầu, hoặc bị yếu đi nhiều hoặc bị mất từ tính thậm chí bị nhiễm từ ngược lại so với ban đầu dẫn đến sự thành công của các thí nghiệm về điện từ bị đe doạ nghiêm trọng. Đây thật sự là vấn đề cấp thiết cần giải quyết vì thí nghiệm không thành công hoặc diễn ra không như ý muốn sẽ dẫn đến sự mất tin tưởng vào kiến thức được cung cấp hoặc không thể tự mình khám phá kiến thức nên mất hứng thú trong học tập bộ môn.
Việc chế tạo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Tám
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)