Chất béo và sản xuất xà phòng

Chia sẻ bởi Hồ Sỹ Phương | Ngày 09/05/2019 | 166

Chia sẻ tài liệu: Chất béo và sản xuất xà phòng thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO: CHẤT BÉO VÀ SẢN XUẤT XÀ PHÒNG
TỔ 1 LỚP 9B
*Xà phòng là một chất tẩy rửa các vết bẩn, vết dầu mỡ. Thành phần của xà phòng là muối natri hoặc kali của axít béo. Xà phòng được dùng dưới dạng bánh, bột hoặc chất lỏng.
Xà phòng dạng lỏng
Xà phòng dạng bột
Xà phòng dạng bánh
I. Sản xuất xà phòng:
Video sản xuất xà phòng:
Chuẩn bị:

Hóa chất: NaOH khan, dầu ăn, nước cất
Dụng cụ: Xoong, ga, muỗng…
b. Video thực hành của nhóm:
2. Khó khăn trong việc sử dụng:
Khó khăn chính của việc sử dụng xà phòng trong giặt giũ là khi sử dụng trong nước cứng – loại nước giàu khoáng chất tự nhiên như canxi, magie, sắt và mangan. Khi những chất hóa học này phản ứng với xà phòng, chúng tạo thành một loại sữa đông không hòa tan. Chất kết tủa này để lại những chất lắng trên quần áo và khiến vải bị cứng. Thậm chí nước không cứng lắm nhưng theo thời gian cũng sẽ tạo thành các chất kết tủa.



3. Tầm quan trọng của xà phòng:
Xà phòng có tầm quan trọng tới cuộc sống thường ngày của mỗi người. Nó dung để rửa chén bát, giặt áo quần, rửa tay… đặc biệt là việc rửa tay bằng xà phòng. Việc rửa tay bằng xà phòng tưởng như chỉ là chuyện nhỏ, nhưng trên thực tế, thói quen này đã góp phần phòng tránh nhiều nguồn lây nhiễm bệnh hiệu quả, nhất là trẻ em. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, rửa tay với xà phòng giúp giảm 47% khả năng nhiễm bệnh tiêu chảy, 30% các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp. Ngoài ra, việc làm đơn giản này cũng có thể giúp ngăn chặn được các bệnh nguy hiểm đang lây lan trong cộng đồng như dịch tiêu chảy cấp, dịch cúm gia cầm, dịch tay-chân-miệng...

4. Ảnh hưởng tới môi trường của việc sử dụng và sản xuất xà phòng:
Những năm giữa thế kỉ XX, việc sử dụng và sản xuất xà phòng gây tác hại khá lớn đối với môi trường. Các chất tẩy rửa photphat sẽ thải ra một lượng lớn các hợp chất phốt pho vào đường nước của quốc gia. Hoạt động như một loại phân bón, photpho kích thích sự phát triển của tảo, điều này gây cạn kiệt đáng kể lượng oxy hòa tan trong nước. Nhưng điều nay đã được khắc phục.
Những năm gần đây, các nhà sản xuất sử dụng LAS (linear alkylate sulfonate), loại chất phân hủy sinh học nhanh chóng, hạn chế sự ô nhiễm môi trường.


II. Chất béo:
*Chất béo: là hợp chất của Glixerol và các axit béo
CTPT: (RCOO)3C3H5.
Tính chất
Tính chất vật lí:
_ Ở điều kiện thường, chất béo là chất lõng hoặc rắn. khi trong phân tử có gốc HC không no, chất béo ở trạng thái lỏng (dầu thực vật). khi trong phân tử có gốc HC no, chất béo ở trạng thái rắn (mỡ động vật).
_ Dầu thực vật, mỡ động vật đều không tan trong nước. nhưng tan trong dung môi hữu cơ như : benzen, xăng…
_ Nhẹ hơn nước
b. Tính chất hóa học:
*Phản ứng thủy phân trong môi trường axit:
(RCOO)3C3H5 + 3H2O 3RCOOH + C3H5(OH)3
*Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
2. Ứng dụng của chất béo:
_Chất béo là thức ăn quan trọng của con người.
_Nguyên liệu tổng hợp một số chất khác cần thiết cho cơ thể.
_Điều chế xà phòng, glixerol.
_Ngoài ra, dùng trong sản xuất một số thực phẩm khác, dùng tái chế thành nhiên liệu.
Axit, tͦ

3. Ảnh hưởng của chất béo tới sức khỏe:
Lợi:
_Chất béo là nguồn năng lượng quan trọng cho các chức năng của cơ thể, Chỉ với 20 g chất béo tồn trữ là ta có đủ năng lượng làm việc trong một ngày
_Chất béo tham dự vào nhiều phản ứng sinh hóa học trong cơ thể, cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ em, là thành phần để tạo ra testosterone, estrogens, acid mật, là màng bọc của các tế bào, làm trung gian chuyên chở các phần tử dinh dưỡng, là dung môi hòa tan nhiều loại sinh tố như A, D, E, K và giúp ruột hấp thụ các sinh tố này.
_Một acid béo rất cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được và phải được thực phẩm cung cấp là linoleic acid. Thiếu chất này, da bị viêm và khô, bong vẩy, sự tăng trưởng cơ thể giảm; nước tiêu thụ nhiều và bị ứ lại trong cơ thể và khả năng sinh sản có thể gặp rối loạn.

b. Hại: Chất béo chỉ trở thành có hại khi con người lạm dụng chúng hoặc ăn các chất dinh dưỡng khác quá với nhu cầu của cơ thể mà lại không vận động, tiêu dùng. Năng lượng từ các chất này sẽ tích tụ thành những lớp mỡ béo ở vùng mông, vùng bụng, đưa tới mập phì.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Sỹ Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)