CH-BT LÍ 8-THỦ THỪA(chưa thẩm định)
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Bình |
Ngày 14/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: CH-BT LÍ 8-THỦ THỪA(chưa thẩm định) thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
NGÂN HÀNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬT LÍ KHỐI 8
Năm học 2012 – 2013
********
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1: Chuyển động cơ học là:
Sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật mốc
Sự thay đổi vận tốc của vật
Sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc
Sự thay đổi phương và chiều của vật
Đáp án A
Câu 2: Nêu các yếu tố của lực.
Ba yếu tố của lực :
- Điểm đặt của lực.
- Phương và chiều của lực.
- Độ lớn của lực.
Câu 3: Câu phát biểu nào không đúng ? Khi một vật chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì:
Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Vật không thay đổi vận tốc.
Vật sẽ thay đổi vận tốc.
Đáp án D
Câu 4: Lực trong trường hợp nào dưới đây là lực ma sát ?
Lực xuất hiện khi dây cao su bị căng ra.
Lực hút các vật rơi xuống đất.
Lực xuất hiện khi xe bị phanh gấp khiến xe nhanh chóng bị dừng lại.
Lực xuất hiện khi lò xo bị nén lại
Đáp án C
Câu 5: Hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị bổ nhào về phía trước điều đó chứng tỏ xe
Đột ngột tăng vận tốc
Đột ngột rẽ phải
Đột ngột giảm vận tốc
Đột ngột rẽ sang trái
Đáp án C
Câu 6: Trường hợp nàp sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất:
Người đứng cả 2 chân
Người đứng co 1 chân
Người đứng cả 2 chân nhưng cúi gập người xuống
Người đứng cả 2 chân nhưng tay cầm quả tạ
Đáp án D
Câu 7: Càng lên cao áp suất khí quyển
Càng tăng
Càng giảm
Không thay đổi
Có thể tăng và cũng có thể giảm
Đáp án B
Câu 8: Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
………… là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
Độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép gọi là .....……..
Độ lớn của áp suất phụ thuộc vào …............ và .........……..
Áp suất càng …...... nếu áp lực càng lớn và …….càng nhỏ.
Đáp án: áp lực, áp suất, độ lớn của áp lực, diện tích bị ép, lớn, diện tích bị ép.
Câu 9: Khái niệm chuyển động đều, chuyển động không đều. Nêu ví dụ minh họa.
Đáp án :
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
Ví dụ : Đầu kim đồng hồ đang chạy, đầu cánh quạt đang quay ổn định.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Ví dụ: xe đang xuống dốc...
Câu 10: Chuyển động cơ học là gì?
Trả lời: Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác.
Câu 11: Độ lớn của vận tốc cho biết gì? Được xác định thế nào? Nêu đơn vị vận tốc.
Trả lời: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động, xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian. Đơn vị vận tốc thường dùng là mét trên giây (m/s) hoặc kílômét trên giờ (km/h).
Câu 12: Vì sao ta gọi lực là một đại lượng vec-tơ?
Trả lời: Vì lực là một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và có chiều nên lực là một đại lượng vec-tơ.
Câu 13: Quy ước biểu diễn lực như thế nào?
Để biểu diễn lực người ta dùng mũi tên :
- Gốc của mũi tên chỉ điểm đặt của lực.
- Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực
- Chiều dài của mũi tên chỉ độ lớn của lực theo tỉ xích cho trước.
Câu 14: Thế nào là hai lực cân bằng?
Trả lời: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Câu 15: Lực ma sát trượt sinh ra khi nào? Lực ma sát lăn sinh ra khi nào?
Trả lời: : Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Câu 16: Áp lực là gì?
( Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Câu 17
Năm học 2012 – 2013
********
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1: Chuyển động cơ học là:
Sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật mốc
Sự thay đổi vận tốc của vật
Sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc
Sự thay đổi phương và chiều của vật
Đáp án A
Câu 2: Nêu các yếu tố của lực.
Ba yếu tố của lực :
- Điểm đặt của lực.
- Phương và chiều của lực.
- Độ lớn của lực.
Câu 3: Câu phát biểu nào không đúng ? Khi một vật chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì:
Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Vật không thay đổi vận tốc.
Vật sẽ thay đổi vận tốc.
Đáp án D
Câu 4: Lực trong trường hợp nào dưới đây là lực ma sát ?
Lực xuất hiện khi dây cao su bị căng ra.
Lực hút các vật rơi xuống đất.
Lực xuất hiện khi xe bị phanh gấp khiến xe nhanh chóng bị dừng lại.
Lực xuất hiện khi lò xo bị nén lại
Đáp án C
Câu 5: Hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị bổ nhào về phía trước điều đó chứng tỏ xe
Đột ngột tăng vận tốc
Đột ngột rẽ phải
Đột ngột giảm vận tốc
Đột ngột rẽ sang trái
Đáp án C
Câu 6: Trường hợp nàp sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất:
Người đứng cả 2 chân
Người đứng co 1 chân
Người đứng cả 2 chân nhưng cúi gập người xuống
Người đứng cả 2 chân nhưng tay cầm quả tạ
Đáp án D
Câu 7: Càng lên cao áp suất khí quyển
Càng tăng
Càng giảm
Không thay đổi
Có thể tăng và cũng có thể giảm
Đáp án B
Câu 8: Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
………… là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
Độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép gọi là .....……..
Độ lớn của áp suất phụ thuộc vào …............ và .........……..
Áp suất càng …...... nếu áp lực càng lớn và …….càng nhỏ.
Đáp án: áp lực, áp suất, độ lớn của áp lực, diện tích bị ép, lớn, diện tích bị ép.
Câu 9: Khái niệm chuyển động đều, chuyển động không đều. Nêu ví dụ minh họa.
Đáp án :
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
Ví dụ : Đầu kim đồng hồ đang chạy, đầu cánh quạt đang quay ổn định.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Ví dụ: xe đang xuống dốc...
Câu 10: Chuyển động cơ học là gì?
Trả lời: Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác.
Câu 11: Độ lớn của vận tốc cho biết gì? Được xác định thế nào? Nêu đơn vị vận tốc.
Trả lời: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động, xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian. Đơn vị vận tốc thường dùng là mét trên giây (m/s) hoặc kílômét trên giờ (km/h).
Câu 12: Vì sao ta gọi lực là một đại lượng vec-tơ?
Trả lời: Vì lực là một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và có chiều nên lực là một đại lượng vec-tơ.
Câu 13: Quy ước biểu diễn lực như thế nào?
Để biểu diễn lực người ta dùng mũi tên :
- Gốc của mũi tên chỉ điểm đặt của lực.
- Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực
- Chiều dài của mũi tên chỉ độ lớn của lực theo tỉ xích cho trước.
Câu 14: Thế nào là hai lực cân bằng?
Trả lời: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Câu 15: Lực ma sát trượt sinh ra khi nào? Lực ma sát lăn sinh ra khi nào?
Trả lời: : Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Câu 16: Áp lực là gì?
( Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Câu 17
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Bình
Dung lượng: 56,31KB|
Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)