CDe SKKN-Nga-Văn Lâm

Chia sẻ bởi Vũ Thị Nga | Ngày 08/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: CDe SKKN-Nga-Văn Lâm thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề
cách trình bày
và nội dung cơ bản của
sáng kiến kinh nghiệm

Ngày báo cáo: 15 tháng 4 năm 2010
Giáo viên: Vũ Thị Nga
I- Tên và nội dung đề tài:
1. Tên của đề tài phải phù hợp với nội dung, ngắn gọn, dễ hiểu
2. Nội dung đề tài phải đi sâu vào giải quyết những vấn đề trọng tâm của ngành Giáo dục hoặc những vấn đề thực tế đang cần có những giải pháp mới
Chú ý đi sâu vào những vấn đề có nội dung mới ( đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện cuộc vận động "Hai không" . )
Không được sao chép đề tài của năm trước hoặc của người khác ( Đề tài được đầu tư, đổi mới, mở rộng trên cơ sở đề tài năm trước thì có thể được chấp nhận )

II- Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 phần

Phần I - Những vấn đề chung của đề tài nghiên cứu
1- Lí do chọn đề tài
2- Mục đích nghiên cứu
3- Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4- Giả thuyết khoa học
5- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
6- Phương pháp nghiên cứu
7- Điều kiện phương tiện và cơ sở nghiên cứu
8 - Lực lượng nghiên cứu
9- Tiến trình nghiên cứu ( Trình bày tiêu đề các mục lớn của đề tài nghiên cứu)
II- Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 phần

Phần II - Những nội dung chính của đề tài

1- Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
2- Những công việc và biện pháp đã thực hiện
3- Kết quả

II- Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 phần

Phần III - Kết luận chung
1- Bài học kinh nghiệm
2- Điều kiện áp dụng
3- Vấn đề còn hạn chế
4 - Hướng khắc phục hạn chế
5- Kết luận chung và đề xuất, kiến nghị
* Lưu ý: Ngoài 3 phần chính trên, đề tài cần có phần Tài liệu tham khảo và Mục lục ( Có thể trình bày ở phần cuối hoặc ngay trang đầu của đề tài / SKKN ).
Lí do nghiên cứu đề tài
* Chúng ta cần trả lời rõ ràng câu hỏi: " Tại sao nghiên cứu đề tài này?". Cụ thể là: Trình bày những lí do khách quan và lí do chủ quan khiến chúng ta nghiên cứu đề tài này.
Mục đích nghiên cứu đề tài
* Phải trả lời câu hỏi: " Nghiên cứu đề tài này để làm gì ?"


Khách thể và đối tượng nghiên cứu
* ở đây cần trả lời câu hỏi: " Ta nghiên cứu cái gì trong thế giới khách quan?"
Chẳng hạn: "Hứng thú học tập của HS" -> Là hiện tượng khách quan -> Gọi là khách thể nghiên cứu.
+ Còn người nghiên cứu với tư cách là chủ thể nghiên cứu sẽ lựa chọn nghiên cứu điều gì trong hiện tượng "Hứng thú học tập của HS" -> Thì điều được lựa chọn nghiên cứu là đối tượng nghiên cứu.
VD:
- Tìm hiểu hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh lớp 8
Tìm hiểu hứng thú học tập môn Toán / môn Anh, . của học sinh THCS
Những biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn Vật lí của học sinh
Những nguyên nhân hứng thú học tập môn Toán của học sinh Trường THCS Như Quỳnh. ..
Phạm vi nghiên cứu
* Là giới hạn về không gian nghiên cứu: HS lớp 6 / 7 / 8 / 9 hoặc HS cả trường, .

Giả thuyết khoa học
* Đó là giả định có cơ sở khoa học để người làm có thể tìm cách giải quyết
+ Chẳng hạn về nghiên cứu Hứng thú học tập môn Ngữ văn của HS Trường THCS Như Quỳnh -> Có thể đề ra giả thuyết là: mức độ hứng thú thấp / cao / TB.
Nếu nghiên cứu về nguyên nhân hứng thú đó có thể đề ra giả thuyết là do GV dạy / do thiếu SGK, các tài liệu tham khảo / do HS .
Nhiệm vụ nghiên cứu
* ở đây phải trả Lời cho câu hỏi "Để hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này phải làm những công việc gì?"
+ Ví dụ nghiên cứu Hứng thú học tập môn Ngữ văn của HS Trường THCS Như Quỳnh -> nhiệm vụ cụ thể là:
1- Nghiên cứu cơ sở lí luận của sự hứng thú như : khái niệm hứng thú, hứng thú nhận thức, .
2- Tiến hành điều tra về tình hình hứng thú, nguyên nhân hứng thú, .
3- Đề xuất phương hướng hoặc phương pháp giải quyết tình hình
Phương pháp nghiên cứu
* Là trình bày những cách sử dụng những phương pháp nghiên cứu để thu được số liệu và xử lí số liệu từ đó giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
+ VD: điều tra thực tế, thu thập số liệu, đối chiếu, so sánh, dạy thực nghiệm, .
Điều kiện phương tiện
* Bao gồm điều kiện phương tiện vật chất ( máy chiếu, máy tính, bảng phụ, tranh ảnh, phim, đài ) và tiền bạc.
Tiến trình nghiên cứu
* Là trình bày bố cục ( dàn bài ) của SKKN.
Đánh giá điểm của đề tài
* Tổng 20 điểm
Hình thức: 2 điểm:
+ Trình bày đẹp ( in / viết tay ) trên một mặt giấy, có gáy, lề: 1đ
+ Bố cục chặt chẽ, đủ các phần như hướng dẫn: 1đ
2. Cơ sở đánh giá của đề tài: 3 điểm
+ Đi sâu giải quyết vấn đề trọng tâm của ngành: 1 đ
+ Được Hội đồng khoa học cơ sở xếp loại A: 2 điểm( loại B: 1 điểm, . )
3. Về nội dung đề tài: 8 điểm:
+ Tên đề tài phù hợp với nội dung: 1 đ
+ Mô tả khách quan chính xác các bước nghiên cứu và cộng việc đã làm, thể hiện rõ công sức đầu tư .: 2 đ
+ Đảm bảo chính xác, khoa học và tính hệ thống lô gic của đề tài. Những vấn đề đúc kết phải có hiệu quả, không mâu thuẫn với hiện đại về GD&ĐT, với đường lối của Đảng, của ngành, địa phương, .: 5 đ
Đánh giá điểm của đề tài
4. Kết quả của đề tài: 7 điểm:
- Có kết quả cụ thể, hơn hẳn trước khi thực hiện, có bảng thống kê: 1đ
- Có lời bình khớp với số liệu thống kê: 1 đ
- Đề tài có giá trị áp dụng cao đối với GV, nâng cao chất lượng GD: 4đ
- Nêu điều kiện áp dụng, đề xuất hướng tiếp tục giải quyết: 1đ
GV báo cáo




Vũ Thị Nga
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)