Cây lúa việt nam

Chia sẻ bởi Dragon Rmr | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: cây lúa việt nam thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Cay lua Viet Nam
I – bài:
Lúa là loài cây lương thực quan trọng trong đời sống người Việt Nam. Nó gắn liền với đời sống, văn hóa và nền kinh tế của đất nước.
II – bài:
1. Nguồn gốc:
- Cây lúa có mặt ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc khu vực Châu Á, Châu Phi.
- Việt Nam cũng là quê hương của cây lúa
- Nước ta có hai vựa lúa lớn ( đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long )
2. Đặc điểm cây lúa
- Là loài cây thân cỏ, rễ chùm. Thân lúa rỗng có nhiều gióng chỉ đặt ở đốp, lá lúa dài gần giống lá cây sả có bẹ ôm lấy cây.
- Hoa lúa mọc thành từng cụm phân nhánh lúa mới lên có màu trắng thụ phấn nhờ gió sau này phát triển trở thành bông lúa, mỗi bông dài khoảng 30 đến 50 cm trong một bông lúa có nhiều hạt còn gọi là hạt thóc
- Lúa ưa các vùng đất phù sa màu mỡ, không ưa các vùng đất chua phèn hay sỏi đá khô cằn
- Lúa thường phát triển theo thời vụ. ở nước ta có 3 vụ lúa: vụ đông xuân gieo từ tháng 1 đến tháng 2 thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 6, vụ hè thu gieo từ tháng 3 đến tháng 4 gặt tháng 7 đến tháng 8, vụ mùa gieo tháng 5 đến tháng 6 gặt tháng 9 đến tháng 10
3. Lợi ích
* Cây lúa gắn liền với đời sống vật chất của con người
- Lúa là cây lương thực chính của người Việt Nam. Người Việt Nam sống không thể thiếu lúa gạo (bữa ăn của người Việt Nam gọi là bữa cơm).
- Từ hạt gạo có thể chế biến ra nhiều quà bánh khác (bánh chưng, bánh dày, cốm,…)
- Các phụ phẩm khác từ cây lúa như rơm, rạ, tấm, cám, chấu được tận dụng triệt để
* Trong đời sống văn hoá của người Việt Nam
- Có nhiều lễ hội gắn liền với cây lúa (lễ hội nấu cơm,…)
- Lúa càng đi vào thơ ca, tục ngữ ca dao
* Gắn liền với sự phát triển đất nước
- Cây lúa là mặt hàng xuất khẩu quan trọng là nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới
- Lúa đang làm bộ mặt nông thôn, cuộc sống của người dân thay đổi
4. Cách trồng và chăm sóc
- Cách chọn hạt giống tốt: Hạt giống phải khô, sạch, chắc mẩy, thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn những hạt giống khác, không bị lẫn hạt cỏ và tạp chất, không có hạt lem, lép và không bị dị dạng. Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không mang mầm bệnh nguy hiểm. Tỉ lệ nảy mầm cao, đạt 85% trở lên.
- Ngâm với nước nóng 57ºC theo tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh kích thích hạt mầm rồi ủ ở nhiệt độ thích hợp để lúa ra mộng rồi đem gieo (gieo thành luống, gieo xạ) để lên cây mạ. Đem mạ đi cấy vào những ruộng đã cày bừa kĩ. Được sự chăm sóc của các bác nông dân, nước, phân bón, thuốc trừ sâu, làm cỏ cây lúa sẽ phát triển tốt
- Khi những bụi lúa phát triển thành những bụi đầy đặn xanh tốt cho kín cả cánh đồng mang màu xanh bát ngát (lúa thì con gái), rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi ngậm sữa và chắc xanh đến lúa chín
- Sản phẩm thu được từ cây lúa: hạt lúa (hạt thóc, hạt ngọc), rơm, rạ, đem hạt lúa xay xát sẽ có tấm, cám, chấu
5. Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
- Được quan tâm của đảng và nhà nước, đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho người nông dân, cho việc trồng lúa
- Có nhiều giống mới kháng sâu bệnh và đem lại năng suất cao
- Cơ khí hoá nông nghiệp
Khó khăn
- Thiên tai, dịch bệnh nhiều, giá cả bấp bênh, người nông dân bị ép giá
- Diện tích đất thu hẹp
III – bài: cây lúa đã nuôi sống con người Việt Nam, đem lại cho con người nhiều lợi ích bởi vậy mỗi chúng ta hãy biết trân trọng hạt gạo và yêu quý người lao động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dragon Rmr
Dung lượng: 28,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)