Cây lúa nước việt

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Cúc | Ngày 12/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: cây lúa nước việt thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

 Cây lúa Việt Nam
Dàn bài:
Mở bài: Giới thiệu Cây lúa trong đời sống con người nói chung, người Việt .
Nam nói riêng.
Thân bài:
1.Nguồn gốc
- Thuộc họ nào.
- Nguồn gốc, đặc điểm cây lúa Việt Nam.
2. Lịch sử
- Theo truyền thuyết .
- Theo lịch sử, lúa có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, thời Hùng Vương đã có nghề trồng lúa.
3. Gieo trồng và chăm sóc
- Làm đất.
- Gieo mạ.
- Cầy và chăm sóc; các giai đoạn phát triển của cây lúa.
- Thu hoạch , bảo quản.
- Từ hạt lúa đến hạt gạo .
4. Cây lúa với đời sống văn hoá Việt Nam
a) Cây lúa nuôi sống con người, giúp xã hội phát triển
b) Bánh trái thờ cúng tổ tiên làm từ gạo, sản phẩm của cây lúa.
c) Hình ảnh lúa trên trống đồng và các sản phẩm văn hoá từ xưa của nền văn minh lúa nước.
- Hình ảnh lúa trên quốc huy Việt Nam.
- Hình ảnh cây lúa trong ca dao, âm nhạc,…
d) Cây lúa và sản phẩm văn hoá ẩm thực.
5. lai cây lúa.
a) Sự phát triển của họ nhà lúa nhờ các nhà khoa học nông nghiệp
b) Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
Kết bài: Cảm nhận về sự gấn bó của cây lúa với đất nước, con người Việt Nam.









Đây là bài tham khảo

Cây lúa là hình ảnh rất đỗi gần gũi và thân quen đối với người dân VIệt Nam ta. Từ ngàn đời nay nghề trồng lúa vẫn được người dân ta coi trọng ; cây lúa vẫn là lẽ sống, là vận mệnh và gắn bó máu thịt với người dân mình.
Cây lúa vì thế đã đi sâu vào cách cảm, cách nghĩ của người dân và tạo nên những nét đặc trưng của văn hoá nước ta, một nền văn hoá - văn minh lúa nước.
Nói về lúa thì từ Bắc tới Nam không ai biết. Có lúa cạn gieo ở trên nương, có lúa nước cấy ở dưới ruộng, có lúa gieo thẳng như ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam.
ở miền Bắc, thóc giống được ngâm cho nảy mầm ( mồng mạ ) gieo xuống đất, mầm lớn lên thành cây mạ. Mạ được nhổ đem ra ruộng cấy và phát triển thành cây lúa.
Cây lúa được chăm nước, bón phân, làm cỏ ; qua thời gian nó chia vè, đứng cái, làm đòng rồi trỏ bông, kết hạt. Hạt ngậm sữa, chắc xanh. Bông lúa uốn câu, hoe vàng, chín vàng và chín rộ.
Để biến thành gạo, lúa cũng phải chịu “năm nắng mười mưa”, “xay sẩy giần sàng”. Khi lúa chín người dân ta gặt lúa về, trục lúa, phơi lúa, giã lúa – ngày nay thì xay lúa – xay, xát, quạt, rê, sàng, sẩy.
Việt Nam ta có rất nhiều giống lúa như : thơm, tám xoan, dự, nàng hương, bắc thơm, nếp cái, nếp hoa vàng, ba giăng, mùa, gié, mộc tuyền, di hương, tạp giao, nếp dâu, ải 32, 203
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Cúc
Dung lượng: 95,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)