Cây có hô hấp ko
Chia sẻ bởi Nghiêm Thị Thủy |
Ngày 15/10/2018 |
68
Chia sẻ tài liệu: Cây có hô hấp ko thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
BÀI 7: HOA, QUẢ, HẠT Ở THỰC VẬT HẠT KÍN
(THỰC VẬT CÓ HOA - ANGIOSPERMATOPHYLA)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
1. Nhận biết và phân biệt các thành phần của hoa.
2. Phân biệt một số quả.
3. Hiểu được sự thích nghi sinh sản của hoa, quả, hạt.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
1. Thực vật có hoa.
Thực vật có hoa thuộc ngành hạt kín là ngành lớn nhất và đa dạng nhất về số loài cũng như về số lượng cá thể.
Chúng có những đặc điểm chính sau:
1.1. Thực vật có hoa điển hình.
Hoa gồm có bao hoa (Perianthun) với đài hoa (Kalyx: K) và tràng hoa (Corolla: C) bao lấy bộ nhị (Adroeceum: A) gồm các nhị và bộ nhụy (Gynoeceum: G) là bộ phận cơ bản nhất. Cũng chính vì vậy mà ngành Ngọc Lan còn mang một tên nữa là ngành thực vật có hoa (Gynoeciatac).
Hoa bao gồm bao hoa (đài và tràng), bao bọc lấy bộ nhị (bộ phận sinh sản đực) và bộ nhuy. (bộ phận sinh sản cái). Bộ nhụy do một hay nhiều lá noãn đã khép kín và thường dính lại với nhau làm thành bầu nhụy chứa noãn bên trong. Sau thụ tinh, noãn phát triển thành hạt, bầu phát triển thành quả bao lấy hạt. Hạt như vậy là hạt kín.
Trong chu trình sống của cây hạt kín, thể bào tử (cây trưởng thành) chiếm ưu thế tuyệt đối. Tất cả đều có thân, lá đa dạng, cấu tạo phức tạp, có mạch dẫn. Còn thể giao tử thì tiêu giảm đến mức tối đa, hoàn toàn nằm trong thể bào tử.
Do có những đặc điểm chung trên, quá trình phân tích một cây hạt kín có những nét chung nhau. Chúng ta cần nắm vững để thực hiện trong quá trình thực tập.
Quan sát hoa: Khi phân tích một cây, ngoài cơ quan sinh dưỡng (thân, lá). Việc phân tích hoa (cơ quan sinh sản) là vô cùng quan trọng và cần thiết vì hoa có tính chất tương đối ổn định hơn cả đối với một loài, nó mang ý nghĩa phân loại rõ ràng. Vì vậy khi lấy một cây về phân tích không thể không lấy hoa (và quả nếu có). Khi phân tích hoa chúng ta cần chú ý các đặc điểm sau:
- Vị trí của hoa trên cành: Ở ngọn hay ở nách, hoa mọc đơn độc hay thành cụm, loại cụm hoa nào?
- Hoa: Lá bắc, bao hoa (đài, tràng) nhị và nhuỵ. Đối với từng bộ phạn cần chú ý đến số lượng và các đặc điểm hình thái.
- Đài: Số lượng lá đài, màu sắc, hình dạng, tính chất rời hay dính, có lông tuyến hay không, cách sắp xếp các lá đài...).
- Tràng: Số lượng cánh hoa, màu sắc, hình dạng, tính chất (rời hay dính, có các phần phụ như: móng, tuyến, lông, tràng phụ... hay không), cách sắp xếp (kiểu tiền khai hoa).
Ở một số cánh hoa rời, phần cuối của cánh hoa thường thót lại gọi là móng (ví dụ ở hoa Cải).
Cánh hoa dính: thường thường ở dưới dính lại thành một ống gọi là ống tràng có nhiều hình dạng khác nhau (hình ống, hình chuông, hình phểu...) về phía trên chia thành các thùy, số thùy này thường tương ứng với số cánh hoa dính lại. Chổ tiếp giáp giữa ống tràng và thùy của tràng gọi là họng tràng. Ở nhiều hoa, chỗ họng tràng thường có lông hoặc vảy che kín lại (trúc đào).
Các kiểu tiền khai hoa.
Là cách sắp xếp các bộ phận của hoa, chủ yếu là đài và tràng, nhất là tràng trước lúc hoa nở
Có mấy kiểu tiền khai hoa chính:
- Tiền khai hoa xoắn ốc: các bộ phận của bao hoa xếp theo đường xoắn ốc.
- Tiền khai hoa van: các bộ phận của bao hoa trong cùng một vòng chỉ xếp cạnh nhau chứ không chùm lên nhau (ví dụ: hoa cải).
Hình 47. Các kiểu tiền khai hoa.
A. Tiền khai hoa van; B. Tiền khai hoa vặn; C. Tiền khai hoa lợp; D. Tiền khai hoa nanh sấu;
E. Tiền khai hoa cờ; G. Tiền khai hoa thìa.
- Tiền khai hoa vặn: Các mảnh bao hoa trong cùng một vòng xếp xoắn nhau, nghĩa là 1 mép của mảnh này chùm lên một mép của mảnh bên cạnh, nhưng đồng thời lại bị mảnh khác chùm lên mép thứ hai của mình (ví dụ: hoa dâm bụt, trúc đào).
- Tiền khai hoa lợp: Một mảnh bao trong vòng một, hoàn toàn nằm ngoài và một mảnh hoàn toàn nằm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nghiêm Thị Thủy
Dung lượng: 99,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)