Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm và mẫu bìa theo quy chuẩn

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Lớp | Ngày 09/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm và mẫu bìa theo quy chuẩn thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

Mẫu bìa của SKKN





































Mục lục





























HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY CẤU TRÚC CỦA SKKN
Cấu trúc cơ bản của SKKN tuỳ thuộc vào từng đề tài cụ thể của mỗi cá nhân, nhưng thông thường bao gồm những phần sau:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông khi viết phần này nên trả lời chuỗi câu hỏi sau: Bạn là ai? Viết SKKN để trao đổi với ai? Viết về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Vấn đề đó xảy ra ở đâu? Khi nào? Bạn đã trăn trở nghiên cứu, ứng dụng nó thế nào? Tại sao bạn chọn vấn đề đó để viết?
Phần đặt vấn đề chỉ nên viết không quá 2 trang. Viết thành đoạn luận đủ các ý nêu trên mà không phải gạch đầu dòng trả lời các gợi ý đó.
Hoặc có thể viết theo dạng báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học như sau:
Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Trả lời các câu hỏi:
- Vì sao bạn chọn vấn đề này để nghiên cứu (cả về mặt lý luận, về mặt thực tiễn, về tính cấp thiết và năng lực nghiên cứu của bản thân).
- Nếu vấn đề được giải quyết sẽ mang đến lợi ích gì cho HS, GV, trường, Ngành,...
Mục đích nghiên cứu
- Trả lời câu hỏi : Các biện pháp mới này sẽ đưa vấn đề cần giải quyết đạt đến đâu ? (Về phẩm chất và năng lực của học sinh hoặc của đội ngũ giáo viên,...)
Đối tượng nghiên cứu
Trả lời các câu hỏi :
- Vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực nào? (QLGD, Môn học, Hoạt động GDNGLL, Hoạt động Đội, Công tác chủ nhiệm lớp,...? ).
- Đối tượng quan sát, khảo sát, phỏng vấn, trả lời phiếu hỏi ,...là những ai? Số lượng bao nhiêu?
Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lí luận
4.2. Nghiên cứu thực trạng
4.3. Đề xuất biện pháp mới hoặc những cải tiến, sáng tạo trên cơ sở biện pháp cũ,…
4.4.Tổ chức thử nghiệm hoặc khảo nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Nhóm nghiên cứu lí luận (bao gồm những phương pháp nào? Làm gì? để làm gì?)
5.2.Nhóm nghiên cứu thực tiễn (bao gồm những phương pháp nào? Làm gì? để làm gì?)
5.3.Nhóm tổng hợp, thống kê (bao gồm những phương pháp nào? Làm gì? để làm gì?)
Phạm vi nghiên cứu
Trả lời các câu hỏi:
- Vấn đề được suy ngẫm, nghiên cứu và vận dụng trong thời gian nào ? (từ tháng năm nào đến tháng, năm nào?).
- Nội dung cụ thể của vấn đề nghiên cứu là gì? (môn học, phân môn,... hoặc phương pháp cụ thể nào,...).
- Đối tượng khảo sát (quan sát, phỏng vấn, dạy thử nghiệm, ...)

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lí luận ... (của vấn đề nghiên cứu)
1.1.Một số khái niệm cơ bản của đề tài.
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa hoặc vị trí, vai trò của vấn đề nghiên cứu.
1.3. Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu
(Căn cứ vào Luật GD, Điều lệ TH, THCS. Nhiệm vụ năm học, yêu cầu cụ thể của môn học
2 - Thực trạng ... (của vấn đề nghiên cứu)
2.1.Đặc điểm chung của HS, GV trong môi trường nghiên cứu (Chỉ nêu đđ chứa vấn đề nghiên cứu)
2.2.Những điểm và bất cập của thực trạng vấn đề nghiên cứu. Nguyên nhân của bất cập đó
(Xác định các nguyên nhân gây ra thực trạng. Chọn một nguyên nhân muốn tác động bằng cách đặt ra các câu hỏi:
- Vì sao nội dung này không thu hút HS tham gia?
- Vì sao kết quả học tập của HS sụt giảm khi học nội dung này?
- Có cách nào tốt hơn để thay đổi nhận thức của CMHS về GD trong nhà trường không?
- Phương pháp này có nâng cao kết quả học tập của HS không? …)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Lớp
Dung lượng: 157,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)