Câu hỏi và bài tập KT chương III

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Huyên | Ngày 15/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Câu hỏi và bài tập KT chương III thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Chương III
phi kim. Sơ lược về Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
A– Kiến thức trọng tâm
I. Phi kim
1. Đặc điểm
+ Không có ánh kim, không có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
+ Một số phi kim : C, Si, N, P, O, S, Cl, Br... tạo thành hợp chất khí với hiđro.
2. Tính chất hoá học
a) Phản ứng với hiđro
S + H2 H2S
O2 + 2H2 2H2O
Phi kim nào càng dễ phản ứng với hiđro tính phi kim càng mạnh.
b) Phản ứng với kim loại
S + Mg MgS
3O2 + 4Al 2Al2O3
c) Phản ứng với oxi
S + O2 SO2
N2 + O2 2NO (điều kiện phản ứng là có tia lửa điện).
3. Phi kim clo, cacbon và silic
a) Clo
Clo là chất khí màu vàng lục, mùi hắc, tan được trong nước, rất độc.
* Tính chất hoá học :
+ Clo tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại :
3Cl2 + 2Fe 2FeCl3
+ Clo tác dụng mạnh với hiđro :
Cl2 + H2 2HCl
+ Nước clo có tính tẩy màu.
Khi tan trong nước, một phần khí clo tác dụng với nước :
Cl2 + H2O HCl + HClO
Axit hipoclorơ HClO không bền, là chất oxi hoá mạnh nên có tính tẩy màu.
* Điều chế clo
+ Điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn)
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
+ Trong phòng thí nghiệm :
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
16HCl + 2KMnO4 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O
b) Cacbon
* Dạng thù hình của cacbon : Kim cương, than chì, cacbon vô định hình, chúng có những tính chất vật lí khác nhau :
Thí dụ : Kim cương trong suốt, không màu, lấp lánh, rất cứng ; than chì mềm, màu xám.
* Tính chất hoá học :
+ Than cháy, toả nhiều nhiệt :
C + O2 CO2 + Q
+ Có tính khử mạnh ở nhiệt độ cao :
2CuO + C 2Cu + CO2
* Hợp chất của cacbon :
– Cacbon(II) oxit CO là chất khí không màu, không mùi, rất độc.
+ CO cháy được, ngọn lửa xanh, toả nhiều nhiệt :
2CO + O2 2CO2
+ CO có tính khử mạnh :
3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2
CO + CuO Cu + CO2
+ CO không hoá hợp với nước, không phản ứng với kiềm và axit (CO là oxit không tạo muối).
Cacbon(IV) oxit CO2 (khí cacbonic) là chất khí không màu, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy.
– CO2 là một oxit axit :
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 ↓ + H2O
2CO2 + Ca(OH)2 Ca(HCO3)2
+ Điều chế trong phòng thí nghiệm :
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2
+ Axit cacbonic H2CO3 là một axit rất yếu, nó chỉ làm quỳ tím đổi sang màu hồng nhạt, dễ bị phân huỷ :
H2CO3 H2O + CO2
+ Muối cacbonat và hiđrocacbonat tác dụng với axit mạnh, sinh ra khí CO2 :
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2
NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2
c) Silic – Công nghiệp silicat
– Silic : Si là nguyên tố phổ biến trong tự nhiên, đứng hàng thứ hai sau oxi. Vỏ trái đất gồm chủ yếu các hợp chất của silic.
Khi ở dạng đơn chất, Si là một chất rắn, màu xám, dẫn điện kém... Silic đioxit SiO2 là một oxit axit :
SiO2 + CaO CaSiO3
canxi silicat
SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 + H2O
natri silicat
Thạch anh là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Huyên
Dung lượng: 534,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)