CÂU HỎI TÌM HIỂU ATGT
Chia sẻ bởi Ngô Thị Khuyên |
Ngày 06/05/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: CÂU HỎI TÌM HIỂU ATGT thuộc Tiếng Anh 6
Nội dung tài liệu:
Câu 1: Qua đường như thế nào là an toàn?
A . Trèo qua dải phân cách.
B . Đi theo tín hiệu đèn, đi trên vạch dành cho người đi bộ.
C . Qua trước hoặc sau xe đang đổ.
Câu 2: Biển báo cấm có đặc điểm gì?
A . Hình tròn màu đỏ.
B . Hình tròn màu đỏ,có hình vẽ đen biểu thị nội dung cấm.
C . Hình tròn, màu trắng có viền đỏ, có hình vẽ đen biểu thị nội dung cấm.
Câu 3: Biển báo hiệu lệnh có đặc điểm gì?
A . Hình tròn màu xanh da trời.
B . Hình tròn, màu xanh lam, có hình vẽ hoặc kí hiệu biểu thị hiệu lệnh phải tuân theo.
C . Hình vuông, màu xnah lam, có hình vẽ biểu thị hiệu lệnh phải tuân theo.
Câu 4: Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì?
A . Hình tam giác có màu viền đỏ
B . Hình tam giác màu đỏ, có viền vàng, có hình vẽ có kí hiệu màu đen biểu thị nguy hiểm.
C . Hình tam giác màu vàng, có viền đỏ, có hình vẽ, kí hiều màu đen biểu thị nguy hiểm.
Câu 5: Biển báo hiệu giao thông gồm có mấy nhóm ?
A . 3 nhóm.
B . 4 nhóm.
C . 5 nhóm.
Câu 6: Khi gặp biển báo cấm ta phải làm gì ?
A . Phải tuân theo hiệu lệnh của biển, đó là điều bắt buộc.
B . Phải đề phòng nguy hiểm có thể xảy ra.
C . Nhường đường cho các phương tiên giao thông khác.
Câu 7: Khi gặp biển báo nguy hiểm ta phải làm gì ?
A . Phải tuân theo hiệu lệnh của biển, đó là điều bắt buộc.
B . Phải đề phòng nguy hiểm có thể xảy ra.
C . Nhường đường cho các phương tiên giao thông khác.
Câu 8: Tác dụng của biển báo chỉ dẫn là gì ?
A . Báo cho người điều khiển các loại xe biết điều nguy hiểm có thể xảy ra để tránh tai nạn.
B . Cung cấp thông tin cần thiết cho người đi đường biết.
C . Báo cho người đi đường biết nội dung và phạm vi cấm không được đi để tránh xảy ra tai nạn.
Câu 9: Trẻ em dưới mấy tuổi khi ra đường phải đi cùng người lớn ?
A . Dưới 7 tuổi.
B . Dưới 9 tuổi.
C . Dưới 12 tuổi.
Câu 10: Đội mũ bảo hiểm đúng cách là:
A . Mũ vừa đầu, mũ nằm ngay ngắn, cài khóa chặt.
B . Mũ nằm ngay ngắn trên đầu, cài khóa chặt.
C . Mũ vừa đầu, cài khóa chặt.
Câu 11: Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, em cần làm gì ?
A . Dừng lại.
B . Đi xuống lòng đường nhưng phải đi sát vỉa hè bên phải.
C . Bước qua vật cản.
Câu 12: Khi tín hiệu đèn đỏ bật lên thì sao ?
A . Được phép đi
B . Dừng lại.
C . Chạy chậm
Câu 13: Đi bộ trên đường không có vỉa hè em đi như thế nào ?
A . Đi sát lề bên phải.
B . Đi giữa lòng đường.
C . Đi sát lề bên trái.
ĐỀ THI AN TOÀN GIAO THÔNG
I/. TRẮC NGHIỆM :
Câu 1: An toàn khi đi xe đạp, xe máy là:
A . Đội mũ bảo hiểm, ngồi ngay ngắn.
B . Đội mũ bảo hiểm đúng cách, ngồi ngay ngắn, bám chắc người ngồi phía trước.
C. Đội mũ bảo hiểm đúng cách, bám chắc người ngồi phía trước.
Câu 2: Tại sao đội mũ bảo hiểm là cần thiết?
A . Để không bị nắng và đẹp.
B . Để không bị nắng và an toàn.
C . Để bảo vệ đầu khi bị va quệt, bị ngã.
Câu 3: Trẻ em dưới mấy tuổi khi ra đường phải đi cùng người lớn ?
A . Dưới 7 tuổi.
B . Dưới 9 tuổi.
C . Dưới 12 tuổi.
Câu 4: Tác dụng của biển báo chỉ dẫn là gì ?
A . Báo cho người điều khiển các loại xe biết điều nguy hiểm có thể xảy ra để tránh tai nạn.
B . Cung cấp thông tin cần thiết cho người đi đường biết.
C . Báo cho người đi đường biết nội dung và phạm vi cấm không được đi để tránh xảy ra tai nạn.
Câu 5: Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?
A. Là trách nhiệm của ngành Giao thông Vận tải.
B. Là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội.
C. Là trách nhiệm của cảnh sát giao thông.
D. Là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nhà nước.
Câu 6. Hành vi nào sau đây thể hiện “Văn hóa giao thông” ?
A. Khi tham gia giao thông, đi đúng phần đường, làn đường; tự giác chấp hành các quy định pháp luật về TTATGT,kể cả khi không có lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường.
B.Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông; tuân thủ đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vach kẻ đường.
C.Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn; giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi khi qua đường.
D.Các phương án A, B, C đều đúng.
Câu 7. Con đường chưa an toàn là đường:
a/ Đường ngõ hẹp, xe máy và người đi chung đường, có nhiều hàng quán.
b/ Đường hai chiều, lòng đường hẹp, vỉa hè có nhiều vật cản.
c/ Đường có đường sắt cắt ngang.
d/ Cả 3 ý trên.
Câu 8. Đi xe đạp trên đường cần thực hiện các qui định nào?
a/ Đội mũ bảo hiểm.
b/ Đi sát lề đường bên phải, đi đúng làn đường dành cho xe thô sơ.
c/ Khi muốn rẽ, cần phải di chuyển hướng dần và làm báo hiệu(giơ tay xin đường).
d/ Cả 3 ý trên.
Câu 9: a)Nơi giao nhau với đường sắt có rào chắn, phải đứng cách rào chắn bao nhiêu mét ?
A. ít nhất 1 mét .
B. ít nhất 2 mét
C. ít nhất 3 mét
b) Nơi giao nhau với đường sắt không có rào chắn, phải đứng cách đường ray bao nhiêu mét ?
A. ít nhất là 3 mét .
B. ít nhất 4 mét
C. ít nhất 5 mét
Câu 11 : Ở những nơi không có vạch đi bộ qua đường, khi sang đường em cần phải :
a. Chạy thật nhanh để sang bên kia đường.
b. Quan sát kĩ từ hai phía khi thấy không có xe mới qua đường.
c. Không cần quan sát từ hai phía từ từ đi qua đường.
Câu 12: Dòng nào dưới đây chỉ các phương tiện giao thông đường thủy ?
a. Tàu thủy, ca nô, ghe, thuyền, bè.
b. Tàu thủy, ô tô, ca nô, ghe, thuyền.
c. Tàu thủy, tàu hỏa, ca nô, ghe, thuyền.
Câu 13: Khi tham gia giao thông,người điều khiển xe đạp được chở bao nhiêu người :
A. Chỉ chở được một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thỉ được chở tối đa 2 người
B. Chỉ chở được một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 14 tuổi thỉ được chở tối đa 2 người
C. Chỉ chở được tối đa một người lớn và một trẻ em
D. Chỉ chở được một người
Câu 14: Trẻ em được đi xe đạp bắt đầu từ:
A. 8 tuổi
B. 9 tuổi
C. 10 tuổi
D. 11 tuổi
Câu 15: Đường nào an toàn:
A. Có vạch đi bộ qua đường.
B. Có nhiều nhà, cây che khuất.
C. Vỉa hè bị lấn chiếm.
D. Có đèn tín hiệu giao thông và có biển báo.
Câu 16: Qua đường như thế nào là không an toàn?
A. Được người lớn dắt qua.
B. Trèo qua giải phân cách để qua đường.
C. Phải theo tín hiệu đèn và đi trên vạch giành cho người đi bộ.
Câu 17: Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn là:
A. Hình chữ nhật hoặc hình vuông.
B. Nền màu xanh lam.
C. Ở giữa có hình vẽ hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 18: Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh giơ tay thẳng đứng để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào?
A. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi.
B. Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng phải dừng lại.
C. Cả hai ý trên.
Câu 19: Tín hiệu đèn điều khiển người đi bộ có các màu sau đây?
A. Đỏ- vàng
B. Đỏ- cam
C. Có hình người màu đỏ và màu xanh.
Câu 20 : Để tránh tai nạn giao thông ta cần nhớ
A. Chấp hành luật giao thông đường bộ.
B. Khi đi đường luôn chú ý để đảm bảo an toàn.
C. Không đùa nghịch khi đi trên đường.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 21: Em đã được học những nhóm biển báo nào sau đây?
A. Biển báo cấm, biển phụ, biển chỉ dẫn, biển hiệu lệnh.
B. Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển phụ, biển chỉ dẫn.
C. Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn, biển hiệu lệnh.
Câu 22 : Khi ngồi trên xe máy để đảm bảo an toàn chúng ta cần phải :
A. Đội mũ bảo hiểm đúng cách .
B. Hai tay phải bám chặt người ngồi trước .
C. Quan sát cẩn thận trước khi lên xuống xe .
D. Cả 3 ý trên
Câu 23 :Người tham gia giao th«ng ph¶i ®i như thÕ nµo lµ ®óng quy t¾c giao th«ng?
A. §i bªn ph¶i chiÒu ®i cña m×nh
B. §i ®óng phÇn ®ưêng quy ®Þnh
C. ChÊp hµnh hÖ thèng b¸o hiÖu giao th«ng ®ưêng bé
D. TÊt c¶ c¸c ý trªn.
Câu 24: Biển báo nào cho phép người đi xe đạp được đi vào:
A. Biển màu trắng, viền đỏ, có 1 gạch chéo màu đỏ trên có hình xe đạp màu đen.
B. Biển hình tam giác nền vàng viền đỏ có vẽ hình xe đạp màu đen.
C. Biển hình tròn nền xanh trên có vẽ hình xe đạp màu trắng.
Câu 25: Trong các biển báo sau, biển nào cấm rẽ trái:
A. Biển hình tròn màu trắng, viền đỏ có 1 gạch chéo màu đỏ trên có vẽ một mũi tên chỉ sang trái màu đen.
B. Biển hình tròn màu xanh có vẽ một mũi tên chỉ sang trái màu trắng.
Câu 26: Trong các biển báo sau biển nào là biển báo nguy hiểm.
A. Biển hình tròn nền trắng viền đỏ.
B. Biển hình tam giác màu vàng viền đỏ.
C. Biển hình tròn nền xanh
Câu 1: Nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là gì?
Đáp án: Có 4 nguyên nhân:
- Do ý thức của con người .
- Do phương tiện giao thông.
- Do đường.
- Do thời tiết.
Câu 2 : Hệ thống tín hiệu giao thông đường bộ gồm những gì ?
Đáp án: Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm :
- Hiệu lệnh của của người điều khiển giao thông.
- Tín hiệu đèn giao thông.
- Biển báo hiệu.
- Vạch kẻ đường.
Câu 3 : Trường hợp tín hiệu đèn vàng nhấp nháy nghĩa là gì ?
Đáp án: Trường hợp đèn tín hiệu màu vàng nhấp nháy có nghĩa là báo hiệu được đi nhưng phải giảm tốc độ , chú ý quan sát , nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Câu 4 : Biển báo đường bộ có mấy nhóm, đó là những nhóm nào?
Đáp án: Biển báo đường bộ có 5 nhóm :
- Biển báo để hiển thị các điều cấm.
- Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
- Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh thi hành.
- Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn đường đi hoặc các điều cần biết.
- Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm , biển báo nguy hiểm , biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Câu 5: Đèn tín hiệu giao thông được đặt ở đâu?
Đáp án : Đặt ở nơi có đường giao nhau. Các cột đèn tín hiệu được đặt ở bên tay phải đường
Câu 6: Phân biệt sự khác nhau giữa lòng đường và vỉa hè ?
Đáp án : Vỉa hè dành cho người đi bộ . Lòng đường dành cho các loại xe đi lại .
Câu 7: Có mấy loại đèn tìn hiệu giao thông đường bộ? Đó là những loại đèn nào?
Đáp án: Có 2 loại đèn tìn hiệu giao thông đường bộ.
Đèn tín hiệu điều khiển các loại xe có 3 màu: màu vàng , màu đỏ, màu xanh.
Đèn tín hiệu điều khiển người đi bộ có 2 màu: Màu đỏ và màu xanh. Tín hiệu đỏ hình người đứng- đứng lại. Tín hiệu xanh hình người đi-được sang đường.
Câu 8: Có mấy loại đường giao thông? Đó là những loại đường nào?Em hãy nêu các loại đường bộ?
Đáp án :
* Có 4 loại đường giao thông .Đó là: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy.
Mạng lưới giao thông đường bộ gồm có: , Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị.
Câu 9: Khi đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang ta phải chú ý điều gì?
Đáp án :
- Phải quan sát kỹ, nơi không có rào chắn phải đứng cách xa 5m, nơi có rào chắn đứng cách 1m.
- Không cố vượt qua đường sắt khi tàu sắp chạy đến hoặc khi rào chắn đã đóng.
- Không được ném đất đá lên tàu.
- Không được chạy chơi trên đường tàu.
Câu 10: Quy định đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em được áp dụng vào ngày, tháng ,năm nào?
Đáp án : Nghị định 34 của Chính phủ ngày 2/4/2010 đã ra quy định đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em và áp dụng kể từ ngày 20/5/2010 ( đối với trẻ em từ 6 tuổi trở lên nếu không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy sẽ bị phạt từ 100.000đ - 200.000đ)
Câu 11: Tín hiệu đèn điều khiển người đi bộ có đặc điểm gì?
Đáp án : - Tín hiệu đỏ hình người đứng - đứng lại
- Tín hiệu xanh hình người đi – được sang đường.
Câu 12: Khi đi xe đạp trên đường em phải đi như thế nào?
Đi đúng phần đường dành cho xe thô sơ và phải đi sát lề đường bên phải
Khi đi qua chỗ giao nhau phải đi theo tín hiệu đèn giao thông. Nếu không có tín hiệu đèn phải quan sát các phía. Nếu rẽ trái hoặc phải đi chậm và giơ tay xin đường.
Khi đi đường giao nhau có vòng xuyến phải đi theo vòng xuyến.
Khi đi từ đường trong ngõ, trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, đi chậm và nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên.
Câu 13: Em hãy nêu những điều cấm khi đi xe đạp?
Đi vào đường của xe cơ giới, đi trước xe cơ giới
Đi vào đường cấm, đi hàng ba trở lên
Đi bỏ hai tay, lạng lách đánh võng
Kéo hoặc đẩy xe khác hoặc kéo theo súc vật
Sử dụng ô khi đi xe hoặc đèo người sử dụng ô ngồi sau
Rẽ đột ngột qua đầu xe
Câu 14: Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng cần nhớ điều gì?
- Ngồi trên xe buýt, tàu hỏa phải bám chặt tay vịn, không đi lại, không thò đầu, thò tay, không vứt rác ra ngoài cửa sổ.
- Ngồi trên thuyền, ca nô không được thò tay, khoa chân xuống nước.
Câu 15: Người đi bộ trên đường phải đi như thế nào?
- Đi trên vỉa hè, không đùa nghịch chạy nhảy
- Nơi không có vỉa hè hoặc vỉa hè có vật cản phải đi sát lề đường và chú ý tránh xe cộ đi trên đường.
- Khi đi qua đường phải đi vào vạch đi bộ qua đường. Nếu không có vạch đi bộ qua đường phải chọn nơi an toàn, quan sát kỹ xe trên đường rồi mới đi.
Câu 16: Biển báo cấm có đặc điểm gì?
Đáp án: Hình tròn, nền màu trắng, có viền đỏ, có hình vẽ ký hiệu màu đen biểu thị nội dung cấm.
Câu 17: Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì?
Đáp án: Hình tam giác, nên màu vàng, có viền đỏ, có hình vẽ, ký hiệu màu đen biểu thị nguy hiểm.
Câu 18: Biển báo hiệu lệnh có đặc điểm gì?
Đáp án: Hình tròn, màu xanh lam, có hình vẽ hoặc ký hiệu biểu thị hiệu lệnh phải theo.
Câu 14:Khi đi đường, gặp nơi giao nhau với đường sắt, ta phải làm gì?
* Khi đi đường, gặp nơi có đường sắt cắt ngang, ta phải quan sát kĩ. Nếu có tàu hỏa chạy qua mà không có rào chắn, phải đứng cách đường ray ngoài cùng 5m, còn nếu có rào chắn, đứng cách rào chắn ít nhất 1m
* Không cố vượt qua đường sắt khi tàu sắp chạy đến hoặc khi rào chắn đã đóng.
Câu 15: Khi đi bộ trên đường em phải đi như thế nào?
Đi trên vỉa hè, không chạy nhảy đùa nghịch, nơi không có vỉa hè hoặc vỉa hè có vật cản phải đi sát lề đường bên phải và chú ý tránh xe cộ trên đường.
Câu hỏi 16: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: Đây là biển báo cấm: Đường cấm
Câu hỏi 17: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: Đây là biển báo cấm 102
Tên biển báo: Cấm đi ngược chiều
Câu hỏi 18: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: Biển báo cấm 110 a:
Cấm đi xe đạp
Câu hỏi 19: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: : Biển báo cấm 111a
Tên biển báo: Cấm xe gắn máy
Câu hỏi 20: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: Đây là biển báo cấm 112:
Đường cấm người đi bộ.
Câu hỏi 21: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: : Biển báo 111a
Tên biển báo: Giao nhau với đường không ưu tiên.
Câu hỏi 22: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: Biển báo 233
Tên biển báo: Nguy hiểm khác
Câu hỏi 23: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: Đây là biển báo 208: Giao nhau với đường ưu tiên.
Câu hỏi 24: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: Đây là biển báo 225: Trẻ em.
Chi tiết báo hiệu: Báo trước là gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua.
Câu hỏi 25: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: Đây là biển báo 224: Đường người đi bộ cắt ngang.
Câu hỏi 26: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: Đây là biển báo: 226
Tên biển báo: Đường người đi xe đạp cắt ngang
Câu hỏi 27: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: Đây là biển báo 209: Giao nhau có tín hiệu đèn.
Câu hỏi 28: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: Đây là biển báo 210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn.
Câu hỏi 29: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: Đây là biển báo 211: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn.
Câu hỏi 30: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: Đây là biển 305: Đường dành cho người đi bộ
Câu hỏi 31: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: Biển báo: 301a
Tên biển báo: Hướng đi phải theo
Chi tiết báo hiệu: Để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) chỉ được đi thẳng.
Câu hỏi 32: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: Biển báo: 301d
Tên biển báo: Hướng đi phải theo
Chi tiết báo hiệu: Để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) chỉ được rẽ phải.
Câu hỏi 33: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Biển báo: 303
Tên biển báo: Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến
Câu hỏi 34: Em hãy nêu ý nghĩa của biển báo trên?
Đáp án: Biển báo: 304
Tên biển báo: Đường dành cho xe thô sơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thị Khuyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)