CÂU HỎI ÔN TẬP GK 2 LỚP 3

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thắm | Ngày 09/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: CÂU HỎI ÔN TẬP GK 2 LỚP 3 thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA NHIỆM KỲ II – NĂM HỌC 2011 – 2012.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hạnh – Lớp 3/4.
Phần I: Môn tiếng việt (đọc).
A. Đọc thầm: (4đ).
I/ Đọc thầm bài “Đối đáp với vua” và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
1.Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long( Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.
2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ, Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.
Cậu bé bị dẫn đến trước mặt nhà vua. Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi nên không biết gì. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau:
Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn:
Trời nắng trang trang người trói người.
Vế đối vừa cứng cỏi vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.

Câu 1 : Cậu bé Cao Bá Quát mong muốn gì ?
a . Muốn tắm ở hồ .
b . Muốn nhìn rõ mặt vua .
c. Muốn gây cảnh náo động để mọi người chú ý đến mình .
Câu 2: Vì sao Cao Bá Quát đối lại lời của vua ?
a . Vì vua thấy cậu nói năng lưu loát .
b . Vì Vua nghĩ cậu là học trò nên biết đối đáp.
c . Vì Vua nghĩ cậu là học trò nên biết đối đáp và Vua tạo cơ hội để cậu được tha tội.

* Đáp án:
Câu 1: ý b
Câu 2: ý c
Câu 3: ý b

_______________________________________


II/ Đọc thầm bài “Ông tổ nghề thêu” và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
1. Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng , lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê.
2. Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần,sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “ Phật trong lòng” và một vò nước.
3. Bụng đói mà không có cơm ăn, Trần Quốc Khái lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, rồi mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng nếm thử. Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn. Nhân được nhàn rỗi,ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng.
4. Học được cách thêu và làm lọng rồi, ông tìm đường xuống. Thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người có tài đặt tiệc to tiễn về nước.
5. Về đến nước nhà, Trần Quốc Khái truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Dần dần, nghề thêu lan rộng ra khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu.

1. Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
a. Học khi đi đốn củi.
b. Học khi đi kéo vó tôm.
c. Buổi tối bắt đom đóm cho vào vỏ trứng, lấy ánh sáng để học.
d. Cả a, b, c đều đúng.
2. Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào?
a. Ông đỗ đại học.
b. Ông đỗ tiến sỹ, trở thành vị quan to trong triều đình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thắm
Dung lượng: 99,05KB| Lượt tài: 4
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)