Câu hỏi, đáp án Sinh 7

Chia sẻ bởi Trường Thcs Tân Thanh Tây | Ngày 15/10/2018 | 69

Chia sẻ tài liệu: Câu hỏi, đáp án Sinh 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

CÂU HỎI VÀ ĐÁP AN SINH 7
NHẬN BIẾT
Câu 1: Trình bày vòng đời trùng Sốt Rét ?
Đáp án:Sau khi được muỗi Anophen truyền vào máu người, chúng chui vòa hồng cầu và sinh sản rất nhanh, sử dụng hết chất nguyên sinh bên trong hồng cầu rồi chui ra và lại chui vào hồng cầu khác, tiếp tục vòng đời kí sinh mới.
Câu 2:Trùng Biến Hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi , tiêu hóa mồi như thế nào ?
Đáp án:Trùng biến hình sống ở các lớp váng ao hồ ngoài tự nhiên hay ở trong các bình nuôi cấy. Chúng di chuyển nhờ hình thành chân giả, dùng chân giả để bắt mồi và tiêu hóa mồi nhờ hình thành không bào tiêu hóa.
Câu 3: Sự khác nhau giữa San Hô và Thủy Tức trong sinh sản vô tính mọc chồi ?
Đáp án: Sự mọc chồi ở thủy tức và san hô hoàn toàn giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở chổ: ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. Còn san hô, chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể mẹ để tạo thành các tập đoàn.
Câu 4: Hãy trình bày vòng đời của Giun Đũa ?
Đáp án: Trứng theo phân ra ngoài phát triển thành ấu trùng phân tán đi khắp nơi.
Khi ngưới ăn chúng chui vào ruột non, ấu trùng chui ra vào máu qua gan, tim, phổi, rồi về lại ruột non kí sinh.
Câu 5: Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiển của ngành thân mềm ?
Đáp án
Đặc điểm chung:
-Thân mềm, không phân đốt.
-Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển.
-Hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển phát triển.
-Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
Vai trò:
-Làm thực phẩm cho người, nguyên liệu xuất khẩu
-Làm thức ăn cho động vật khác, làm sạch môi trường nước.
-Làm đồ trang sức, trang trí.
THÔNG HIỂU
Câu 6: Trùng Roi giống và khác thực vật ở những điểm nào ?
Đáp án:Trùng roi giống thực vật ở các điểm: có cấu tạo từ tế bào, có diệp lục, có khả năng tự dưỡng, cũng gồm: nhân, chất nguyên sinh.
Khác động vật có khả năng di chuyển, dinh dưỡng dị dưỡng.
Câu 7: Phân biệt thành phần tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thủy tức và chức năng từng loại tế bào này ?
Đáp án
-Lớp trong cơ thể thủy gồm chủ yếu là tế bào cơ, tiêu hóa đóng góp vào chức năng tiêu hóa của ruột.
-Còn lớp ngoài có nhiều tế bào phân hóa lớn hơn như: tế bào mô bì – cơ, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào sinh sản có chức năng: che chở, bảo vệ, giúp cơ thể di chuyển, bắt mồi, tự vệ và sinh sản để duy trì nòi giống.
Câu 8: Trình bày các phần phụ và chức năng của Tôm?
Đáp án
Cơ thể tôm gồm hai phần: đầu – ngực và bụng.
-Phần đầu – ngực gồm:
+Mắt kép và hai đôi râu: Định hướng phát hiện mồi.
+Các đôi chân hàm: Giữ và xử lí mồi.
+Các đôi chân ngực: Bắt mồi và bò.
-Phần bụng gồm:
+Các đôi chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.
+Tấm lái: Lái và giúp tôm nhảy.
Câu 9: So sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính ?
Đáp án:Hình thức sinh sản vô tính không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái trong sự thụ tinh của trứng ngược hẳn lại với hình thức sinh sản hữu tính.
độ ôxi thấp…
Câu 10: Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay ?
Đáp án
Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo một chiều nhất định khiến cơ thể sử dụng được nguồn ôxi trong không khí với hiệu suất cao, đặc biệt trong khi bay, càng bay nhanh sự chuyển động dòng khí qua các ống khí càng nhanh đáp ứng nhu cầu năng lượng trong hoạt động khi bay.
VẬN DỤNG THẤP
Câu 11: Trùng Biến Hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi , tiêu hóa mồi như thế nào?
Đáp án:Trùng biến hình sống ở các lớp váng ao hồ ngoài tự nhiên hay ở trong các bình nuôi cấy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: 43,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)