Câu hỏi, đáp án Ngữ Văn 8, 9

Chia sẻ bởi Trường Thcs Tân Thanh Tây | Ngày 11/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: Câu hỏi, đáp án Ngữ Văn 8, 9 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8

HỌC KÌ I:
I. Phần 1: Văn bản:
1. Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Tâm trạng chủ yếu của các cậu bé (Văn bản “Tôi đi học”)trong ngày tựu trường như thế nào?
Vui vẻ, nô đùa B. Không có gì đặc biệt
C. Mong chóng đến giờ vào học D. Ngập ngừng e sợ, đứng nép bên người thân
Câu 2: Trong mạch kể xưng chúng tôi của văn bản Hai cây phong, các sự việc được kể và tả lại ứng với khoảng thời gian nào trong cuộc đời của người kể chuyện?
Trong một lần người kể chuyện đi công tác xa về.
Vào năm học cuối cùng trước khi bắt đầu nghỉ hè.
Khi người kể chuyện đi xe lửa qua làng.
Khi người kể chuyện từ trường học trở về làng Ku-ku-rêu.
Câu 3: Cách xưng hô của chị Dậu thay đổi như thế nào?
A. Ông - cháu ->Mày – bà -> Ông – tôi.
B. Mày – bà -> Ông – cháu ->Ông – cháu.
C. Ông – cháu -> ông- tôi -> mày - bà.
D. Ông – tôi ->ông – cháu ->mày – bà.
Câu 4: Một ngày không sử dụng bao bì ni lông là chủ đề về ngày Trái Đất của quốc gia hoặc khu vực nào?
A.Toàn thế giới B. Nước Việt Nam
B.Các nước đang phát triển D. Khu vực Châu Á
Câu 5: Cái cách bà cô “cười hỏi” cho thấy điều gì về tính cách của bà ta?
Đó là một người hay thích đùa
Đó là một người xảo quyệt, nham hiểm, thích làm hại người khác.
Đó là người luôn tỏ ra quan tâm đến người khác.
D. Đó là một người có tâm địa độc ác, tàn nhẫn, thích khơi gợi nỗi đau của người khác để tìm niềm vui cho mình.
Câu 6: Văn bản : “Trong Lòng mẹ” : Vì sao khi cô hỏi “Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?”, chú bé Hồng lại “cúi đầu không đáp”?
A. Vì chú thực lòng không muốn vào.
B. Vì chú nhận ra ý nghĩ cay độc của bà cô.
C. Vì chú không muốn nói
D. Vì chú không tin lời bà cô nói
2.Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1: Qua hình tượng chị Dậu, tác giả muốn biểu hiện điều gì?
A. Lên án bộ mặt tàn ác, bất nhân của XH đương thời.
B. Miêu tả cảnh đau thương của những người nông dân cùng khổ
C. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
D. Lên án xã hội đương thời đã chà đạp lên cuộc đời những người nông dân cùng khổ, nhất là người phụ nữ, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
Câu 2: Tài năng của nhà văn được thể hiện chủ yếu qua yếu tố nào trong văn bản “Tức nước vỡ bờ”?
Nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lí tài tình.
Số phận đau thương của người nông dân nghèo trong xã hội cũ.
Phẩm chất trong sáng , cao quý của họ.
Thể hiện thái độ yêu thương trân trọng số phận đau thương của người nông dân nghèo trong xã hội cũ và những phẩm chất cao quý của họ.
Câu 3: Qua nhân vật Lão Hạc, điều gì lớn nhất ở người nông dân đã khiến Nam Cao bày tỏ thái độ trân trọng sâu sắc?
Tình cảnh khốn cùng của họ
Tình yêu thương đối với con cái và với cả vật nuôi.
Y thức tự trọng.
Nhân cách cao đẹp.
Câu 4: Khi biết sự thật về việc lão Hạc xin bả chó (Không phải để đánh chó mà là để tự tử), ông giáo lại cho rằng cuộc đời “vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.Theo em, hai chữ đáng buồn phải hiểu như thế nào? ?
A. Một người giàu tình nghĩa như lão Hạc mà sao quá dại dột.
B. Những con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà lại không được sống, không được hưởng hạnh phúc , phải chịu cái chết quá vật vã.
C. Những người như lão Hạc ngày càng hiếm hoi.
D. Cuộc đời thật đáng buồn vì nó không thể che chở được những con người khốn khổ.
Câu 5: Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong tác phẩm “Cô bé bán diêm” là gì?
A. Bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với những em bé bất hạnh.
B. Tố cáo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: 255,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)