Cách sử dụng bàn tính Soroban (Nhân chia)

Chia sẻ bởi Trịnh Lệ Thuỷ | Ngày 09/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: Cách sử dụng bàn tính Soroban (Nhân chia) thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:


/ PHÉP NHÂN
Có nhiều cách thực hiện phép nhân trên bàn tính soroban, dưới đây là cách làm phổ biến nhất được cơ quan bàn tính của Nhật Bản giới thiệu. Để làm được phép nhân trên bàn tính, bạn phải thuộc hết các bảng cửu chương từ 1 x 1 = 1 đến 9 x 9 =
81. Ở những ví dụ sau, tôi sẽ sử dụng những thuật ngữ bàn tính. Ví dụ như: 6 x 3 = 18, trong đó 6 là số bị nhân, 3 là số nhân và 18 là kết quả.

Khi làm phép tính nhân trên bàn tính, thông thường ta thiết lập số bị nhân ở phần trung tâm của bàn tính, thiết lập số nhân ở bên trái bàn tính. Số nhân và số bị nhân nên cách nhau 2 cột. Ta sẽ thiết lập kết quả ở ngay bên phải của số bị nhân. Nếu số bị nhân có 2 chữ số trở lên thì sau khi nhân xong chữ số nào ta sẽ xóa chữ số đó đi luôn và chỉ để lại phần chưa được nhân để làm tiếp.


Ví dụ: 34 x 7 = 238
Trong ví dụ này, chọn cột H là cột hàng đơn vị. Số nhân có 1 chữ số, số bị nhân có 2 chữ số. Chọn cột thứ 3 ở phía bên trái của cột H để bắt đầu thiết lập số bị nhân. Chữ số đầu tiên của số bị nhân sẽ nằm trên cột E. Hàng đơn vị của kết quả sẽ là cột H.
Bước 1: Thiết lập số bị nhân 34 trên cột EF và số nhân 7 trên cột B. (Hình.23)






ình.23
Bước 1
A B C D E F G H I
. . .
0 7 0 0 3 4 0 0 0

Bước 2: Nhân 4 trên cột F với 7 trên cột B và đặt kết quả là 28 ngay bên phải của số bị nhân tức là ở cột GH.
Sau khi kết thúc lần nhân đó, ta xóa phần đã dùng của số bị nhân đi, nghĩa là xóa 4 trên cột F. Chỉ để lại 3 trên cột E và một phần kết quả của phép tính là 28 trên cột GH. (Hình.24)

Bước 2






Hình.24
A B C D E F G H I
. . .
0 7 0 0 3 4 0 0 0
+ 2 8 Bước 2
0 7 0 0 3 4 2 8 0
xóa (-4) Bước 2a 0 7 0 0 3 0 2 8 0


Bước 3: Nhân 3 trên cột E với 7 trên cột B và đặt kết quả 21 ngay bên phải số bị nhân tức là ở cột FG. Sau đó xóa 3 trên cột E đi, ta được kết quả là 238 trên cột FGH. (Hình.25)
Bước 3






Hình.25
A B C D E F G H I
. . .
0 7 0 0 3 0 2 8 0
+ 2 1 Bước 3
0 7 0 0 3 2 3 8 0
xóa (-3) Bước 3a 0 7 0 0 0 2 3 8 0








1
Ví dụ: 2.3 x 17 = 39.1
Trong ví dụ này, số nhân có 2 chữ số, số bị nhân là một số thập phân có 2 chữ số. Vì vậy kết quả sẽ là một số có 3 chữ số. Ta chọn cột I là cột hàng đơn vị, sau đó cách ra 3 cột rồi thiết lập số bị nhân. Chữ số đầu tiên của số bị nhân sẽ nằm trên cột F.
Bước 1: Thiết lập số bị nhân 23 trên cột FG. Thiết lập số nhân 17 trên cột BC. (Hình.26)

Hình.2 Bước 1
A B C D E F G H I J K
. . .
0 1 7 0 0 2 3 0 0 0 0

Bước 2: Nhân 3 trên cột G với 1 trên cột B. Thiết lập kết quả 03 trên cột HI.
2a: Sau đó nhân 3 trên cột G với 7 trên cột C và thêm kết quả 21 vào cột IJ.
2b: Xóa 3 trên cột G. Để lại 2 trên cột F và một phần kết quả là 51 trên cột IJ. (Hình.27)
Bước 2
/ Fig.27
A B C D E F G H I J K
. . . 0 1 7 0 0 2 3 0 0 0 0
+ 0 3 Bước 2
0 1 7 0 0 2 3 0 3 0 0
+ 2 1 Bước 2a 0 1 7 0 0 2 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Lệ Thuỷ
Dung lượng: 78,74KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)