Cách lập kế hoạch chiến lược trong nhà trường

Chia sẻ bởi Cao Thống Suý | Ngày 11/10/2018 | 369

Chia sẻ tài liệu: Cách lập kế hoạch chiến lược trong nhà trường thuộc Kĩ thuật 4

Nội dung tài liệu:

Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông


TS. Đặng Thị Thanh Huyền
và nhóm giảng viên nguồn quốc gia
(Hà Nội, Tháng 6/2009)
Singapore’s School Excellence Model
TIẾP CẬN DỰA TRÊN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC ƯU ViỆT
Cấu trúc tài liệu
I. Mục đích của chuyên đề
II. Lịch trình giảng dạy
III. Tóm tắt từng phần chuyên đề
IV. Danh mục các hoạt động liên quan đến chuyên đề và các tài liệu, phương tiện cần thiết
V. Kế hoạch học tập
VI. Danh mục các tài liệu tham khảo
t15
I. Mục tiêu của chuyên đề

Mục tiêu chung:
Phát triển tư duy chiến lược cho hiệu trưởng các trường phổ thông trong điều kiện tăng cuờng vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường.
Bài toán về tu duy chi?n lu?c
• • •

• • •

• • •
Cho 9 điểm như hình vẽ, hãy nối 9 điểm mà không nhấc bút khỏi mặt giấy với:
4 đoạn thẳng
3 đoạn thẳng
1 đường liền nét
M
N
P
Q
Lời giải: Vẽ từ A ? B ? C ? A ? D
• • •
• • •
• • •
1
2
3
4
A
B
C
D
I. Mục tiêu của chuyên đề

Kỹ năng :
Xây dựng một bản kế hoạch chiến lược cơ bản: Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị, mục tiêu chiến lược, các giải pháp chiến lược cơ bản.
I. Mục tiêu của chuyên đề

Kiến thức:
Công cụ phương pháp luận: Tiếp cận chiến lược, tíếp cận hệ thống, tiếp cận theo kết quả đầu ra.
Khái niệm về lý thuyết: Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị, mục tiêu chiến lược, các giải pháp chiến lược.
Nắm vững nội dung,công cụ phân tích: SWOT; quy trình lập kế hoạch chiến lược
Cách tiếp cận bài giảng
Theo kết quả đầu ra
Học viên sẽ được:
Giới thiệu mẫu kế hoạch chiến lược
Thực hành lập kế hoạch chiến lược theo mẫu bằng các công cụ lập kế hoạch chiến lược qua hướng dẫn của giảng viên và trao đổi với đồng nghiệp.
Có được sản phẩm cá nhân: bản kế hoạch chiến lược sau khi kết thúc chuyên đề.

Các câu hỏi cần trả lời trong chuyên đề:
Kế hoạch chiến lược là gì?
Vì sao trường phổ thông cần có kế hoạch chiến lược?
Khi nào thì lập kế hoạch chiến lược?
Một bản kế hoạch chiến lược được thể hiện như thế nào?
5. Hiệu trưởng có vai trò gì trong lập kế hoạch chiến lược?
Làm thế nào để lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông?
II. Lịch trình giảng dạy

1.Khái niệm Kế hoạch chiến lược và các khái niệm liên quan (60 phút)
2.Cấu trúc bản kế hoạch chiến lược (60 phút)
3.Vai trò của hiệu trưởng trong lập kế hoạch chiến lược (60 phút)
4.Quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược trường phổ thông (360 phút)
III. Tóm tắt từng phần chuyên đề
Khái niệm kế hoạch chiến lược và các khái niệm liên quan
Trả lời câu hỏi:
Kế hoạch chiến lược là gì?
1. Khái niệm
1.1- Khái niệm kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược
Lập kế hoạch chiến lược
1.2. Các khái niệm liên quan
Sứ mệnh
Giá trị cơ bản
Tầm nhìn
Mục tiêu
Các giải pháp chiến lược
1. Khái niệm

Lập kế hoạch là xác định các hoạt động cần thiết để đạt được một tập hợp các mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch là đưa ra các quyết định trước khi hành động, dựa vào mong muốn và dự định tạo ra trong tương lai theo hướng đã định trước.
1. Khái niệm

Lập kế hoạch chiến lược là đưa ra những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai mà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt đuợc mục tiêu trên cơ sở khả năng hiện tại.
Thời gian của kế hoạch chiến lược thường là 5 năm
Chiến lược
Năng lực chính
Tầm nhìn /
Mục tiêu
Chiến lược
... Cầu vượt qua sông gập ghềnh...
Tư duy chiến lược
Ba nhóm câu hỏi chiến lược lớn

1. Chúng ta là ai và đang ở đâu?
2. Chúng ta muốn đi đến đâu?
3. Chúng ta đến được vị trí mong muốn như thế nào?
Câu trả lời “Làm gì? Làm thế nào? Bằng gì?”
chính là giải pháp chiến lược
1. Khái niệm

Sứ mệnh:
Khẳng định mục đích, lý do sự tồn tại của nhà trường; các lĩnh vực phục vụ ưu tiên và cách thức phục vụ nhà trường sẽ thực hiện để thỏa mãn nhu cầu giáo dục học sinh.
Các giá trị cơ bản
Giá trị là điều mà nhà trường cam kết thực hiện cho các bên có liên quan, các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trường.
Tầm nhìn:
Là ý tưởng về tương lai của tổ chức có thể đạt được, thể hiện mong muốn của nhà trường và cộng đồng.
Tầm nhìn chỉ rõ hình ảnh hiện thực, tin cậy và hấp dẫn của tương lai.
Tầm nhìn là mục tiêu vẫy gọi, nó chỉ ra cầu nối từ hiện tại tới tương lai.
1. Khái niệm

Mục tiêu chiến lược: là kết quả cần đạt của kế hoạch, là những thay đổi trong đời sống người hưởng lợi hoặc hoạt động của nhà trường. Là tuyên bố về những thay đổi mà Bộ hoặc Sở lập kế hoạch mong muốn có được khi kết thúc thời hạn 5 năm của kế hoạch. Mục tiêu phải đề cập đến những thay đổi trong cuộc sống của người dân hay trong các tổ chức.
Giải pháp chiến lược: là những động thái/hành động chính phải được tiến hành để đạt được mục tiêu. Tập hợp các chương trình hành động để đạt được mục tiêu chiến lược
1.3 Vai trò của lập kế hoạch chiến lược

Vì sao trường phổ thông cần có kế hoạch chiến lược?
Quá trình lập kế hoạch chiến lược tốt có thể giúp nhà trường:
Làm rõ định hướng tương lai.
Đề ra các ưu tiên.
Tập trung sức mạnh vào các ưu tiên.
Xây dựng và thực hiện điều chỉnh chiến lược có hiệu quả.
Xây dựng tổ/nhóm làm việc có tính chuyên nghiệp trong nhà trường.
1.3 Vai trò của lập kế hoạch chiến lược

Xây dựng và nâng cao tinh thần hợp tác với cha mẹ học sinh, cộng đồng, các tổ chức bên ngoài.
Đánh giá sự tiến bộ của nhà trường.
Nâng cao chất lượng quản lý nhà trường.
Thích nghi một cách sáng tạo, có hiệu quả trước sự thay đổi.
1.4. Thời điểm thích hợp
để lập kế hoạch chiến lược

Khi nhà trường phải có những quyết định để đáp ứng sự thay đổi lớn của môi trường bên trong và bên ngoài.
Gắn kết các mục tiêu dài hạn với nguồn lực, đưa ra cách thực hiện của nhà trường để đảm bảo cho nhà trường có sự phát triển vượt bậc về chất.
Thảo luận nhóm (20 phút)
Đề nghị các nhóm hãy tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của:
Kế hoạch năm học
Kế hoạch chiến lược
Gợi ý thảo luận:
Ai làm?
Khi nào?
Thời gian?
Nội dung?
Phân biệt kế hoạch năm học và KHCL
2. Cấu trúc bản kế hoạch chiến lược trường phổ thông

Một bản kế hoạch chiến lược được thể hiện như thế nào?
Tên kế hoạch chiến lược
Giới thiệu nhà trường
Phân tích môi trường
Xác định sứ mạng, tầm nhìn, giá trị
Xác định mục tiêu chiến lược, các ưu tiên.
Xác định các giải pháp chiến lược
Đề xuất tổ chức thực hiện
Kết luận và kiến nghị
Cấu trúc bản kế hoạch chiến lược
Tên kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược phát triển
trường .................... Giai đoạn 2009-2014
2. Cấu trúc bản kế hoạch chiến lược Giới thiệu nhà trường

Giới thiệu chung về quá trình phát triển nhà trường, những thành tựu nổi bật của trường đã đạt được
2. Cấu trúc bản kế hoạch chiến lược Phân tích môi trường
Phân tích môi trường (SWOT)
1.1.Đặc điểm tình hình
1.1.1. Môi trường bên trong (Thày, Trò, cơ sở vật chất, thiết bị, Quản lý....)
a) Mặt mạnh (Strengths)
b) Mặt yếu (Weaknesses)
1.1.2 Môi trường bên ngoài (kinh tế, văn hoá, xã hội, dân cư, cộng đồng...)
a) Cơ hội (Oppotunities)
b) Thách thức (Threats)
1.2. Các vấn đề chiến lược
Danh mục vấn đề, xác định vấn đề bức xúc nhất
Nguyên nhân của vấn đề
Các vấn đề cần ưu tiên giải quyết
2. Cấu trúc bản kế hoạch chiến lược Định hướng chiến lược

Các tuyên bố về:
Sứ mạng
Giá trị
Tầm nhìn
2. Cấu trúc bản kế hoạch chiến lược Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu 1. Tiếp cận
Mục tiêu 2. Chất lượng
Mục tiêu 3. Hiệu quả


Xác định mục tiêu ưu tiên
2. Cấu trúc bản kế hoạch chiến lược Các giải pháp chiến lược

Đổi mới dạy học
Phát triển đội ngũ
Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ
Nguồn lực tài chính
Hệ thống thông tin
Quan hệ với cộng đồng
Lãnh đạo và quản lý
Xem phim và thảo luận (10 phút)
Ai là thủ lĩnh của nhóm nô lệ/Quân đội?
Hình ảnh nào trong phim gây ấn tượng với Thầy/ Cô?
Phẩm chất, hành động, vai trò của người thủ lĩnh với sự sống còn của nhóm nô lệ?
Có thể so sánh thủ lĩnh trong phim với người Hiệu trưởng?

3. Vai trò của hiệu trưởng trong xây dựng KHCL

Hiệu trưởng có vai trò gì trong lập kế hoạch chiến lược nhà trường?
Khởi xướng
Lôi cuốn, tập hợp lực lượng
Cam kết
Tổ chức
Động viên, thúc đẩy
Kiểm soát
4. Quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược trường phổ thông

Làm thế nào để lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông?
Phân tích tình hình (SWOT)
2. Xác định định hướng chiến lược (Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị)
3. Xác định mục tiêu
4. Xác định các giải pháp chiến lược
5. Xác định các đề xuất tổ chức thực hiện
6. Viết văn bản và phê chuẩn văn bản kế hoạch chiến lược
(Xem S¬ ®å 1. Quy tr×nh lËp kÕ ho¹ch chiÕn l­îc)
Các câu hỏi cần trả lời
trong lập KHCL
Chúng ta đang ở đâu?
Chúng ta sẽ đi tới đâu?
Chúng ta đến được vị trí mong muốn như thế nào? (Làm gì? Làm thế nào? Bằng gì?
Thực thi chiến lược như thế nào? Làm thế nào đánh giá sự tiến bộ?
4.1. Phân tích tình hình (SWOT)
Các câu hỏi cần trả lời khi phân tích tình hình:
Điểm mạnh bên trong nhà trường là gì? Xếp hạng
Điểm yếu bên trong nhà trường là gì? Xếp hạng
Các cơ hội thuận lợi từ bên ngoài nhà trường là gì?Xếp hạng
Các khó khăn, thách thức từ bên ngoài nhà trường là gì?Xếp hạng
Những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu đó có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của nhà trường?
Những ưu tiên trong giai đoạn chiến lược sắp tới là gì?
Các lĩnh vực

Các vấn đề của Tiếp cận
Assess problems
Các vấn đề của Chất lượng
Quality Problems






Phát triển chương trình
Tài liệu dạy & học
Sử dụng thiết bị
Đổi mới phương pháp dạy học
Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh
Phát triển đội ngũ cánbộ, giáo viên, cán bộ quản lý…
Các vấn đề của Quản lý
Management Problems
4.1. Phân tích tình hình (SWOT)
Khi phân tích tình hình phải chỉ ra được các nguyên nhân khiến cho trường yếu kém về một chỉ số cụ thể nào đó để từ đó đưa ra giải pháp, tập trung ưu tiên giải quyết nhằm có được một mặt bằng chất lượng giáo dục tương đối đồng đều trong nhà trường.
Bảng phân tích môi trường (SWOT)
Bài tập nhóm: 30 phút
Bài tập nhóm: 30 phút
Nhóm chọn 1 trường
Thầy Hiệu trưởng giới thiệu tình hình nhà trường với nhóm
Thảo luận, tìm ra điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn của trường và điền vào bảng phân tích môi trường
Chỉ ra những vấn đề khó khăn nhất trường cần ưu tiên giải quyết
4.2. Xác đinh định hướng chiến lược
(Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị)
Xác lập định hướng chiến lược gồm 3 nội dung chính:
Tuyên bố đầy đủ về sứ mệnh của nhà trường.
Các giá trị cơ bản để thực hiện sứ mệnh.
Xác định tầm nhìn.
4.2. Xác đinh định hướng chiến lược
(Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị)
Câu hỏi cần trả lời:
Làm thế nào để nhà trường có được tuyên bố về:
Sứ mệnh???
Giá trị???
Tầm nhìn???
Bài tập nhóm (30 phút)
Nhóm hãy đưa ra định hướng chiến luợc của trường THCS……. (đã được phân tích môi trườngtrong phần trước): Đưa ra tuyên bố của nhà trường về:
Sứ mạng
Giá trị
Tầm nhìn

Trường tiểu học Bukit Timah
Sứ mệnh
Trường phấn đấu phát triển các học sinh tới hết tiềm năng của mình, giúp các em trở thành những công dân tử tế và trung thành của đất nước Singapore
Tầm nhìn
Một trường mạnh mẽ, sống động với vị thế cao và trong cộng đồng; là nơi giáo viên và học sinhphấn đấu là một trường xuất sắc đào tạo nên những người biết tự học suốt đời
Trường THCS Bedok Town
Sứ mệnh
Giáo dục mỗi trẻ em thành người có khả năng tự định hướng vươn lên và tự học suốt đời; giúp các em sẵn sàng và quyết tâm phụng sự cộng đồng và quốc gia
Tầm nhìn
Là trường hàng đầu về sự xuất sắc và phương pháp phát triển toàn diện cho trẻ em
Trường THCS Changkat Changi
Sứ mệnh
Giáo dục cá nhân mạnh mẽ về tinh thần, tận tâm và hiểu biết thông qua một môi trường học tập sáng tạo và bổ ích
Tầm nhìn
Là một trong những trường tốt nhất trong khích lệ cá nhân vươn tới xuất sắc
Trường THPT Dunman
Sứ mệnh
Phát triển tiềm năng học sinh của chúng ta tới mức tối đa, giúp các em thành người biết quan tâm, phụng sự và biết lãnh đạo
Tầm nhìn
Là trường được lựa chọn hàng đầu cho việc giáo dục các nhà lãnh đạo ưu tú, có thành tích cao và là những công dân có tầm nhìn toàn cầu
Trường THPT River Valey

Sứ mệnh
Giáo dục học sinh trở thành những người học độc lập, có song ngữ với tính chính trực và ý thức truyền thống để có thể trở thành những công dân và nhà lãnh đạo hữu ích, sẵn sàng chấp nhận thách thức trong một thế giới thay đổi và đóng góp có ý nghĩa cho xã hội
Tầm nhìn
Là một cộng đồng những người thành đạt có cội nguồn truyền thống và được trang bị tốt cho tương lai
Giá trị - Radinmas P.S
Tôn trọng bản thân và người khác
lịch thiệp
Say mê,ham thích học tập
Khao khát sáng tạo và đổi mới
Kiên định
Phát triển tiềm năng
Vươn tới xuất sắc
Chính trực
Radinmas P.S
Sứ mệnh:
Chăm sóc và đem lại các kiến thức, thể chất, xã hội, đạo đức và là cho mỗi học sinh tự nhận ra giá trị của bản thân mình

Tầm nhìn
Là trường học tất cả mọi người đều là việc chăm chỉ, chơi hết mình và đạt điểm A
Trường THPT vùng cao Việt Bắc
Sứ mệnh:
Giúp đỡ HS tự tin, tự chủ, phấn đấu trở thành cán bộ nguồn cho các tỉnh miền núi
Giá trị:
Tình đoàn kết - Tinh thần trách nhiệm - Trung thực
Tự trọng dân tộc - Khát vọng v ươn lên

Tầm nhìn: Là trường xuất sắc trong các trường dân tộc Việt Bắc, học sinh có tri thức, trình độ, kỹ năng hoà nhập cộng đồng
Trường THPT Nguyễn Trung Trực
Sứ mệnh:
HS năng động, tự tin, có kiến thức, kỹ năng ứng dụng
Giá trị: Tham gia, , hợp tác, trách nhiệm
Tầm nhìn:
Là cộng đồng có năng lực, trình độ, thành đạt, sát với thực tiễn địa phương, nâng cao trình độ cộng đồng
4.2.1. Tuyên bố sứ mệnh

Các câu hỏi cần trả lời khi xây dựng sứ mệnh:
Ai đang được phục vụ?
Các nhu cầu nào cần được đáp ứng?
Tại sao việc đáp ứng các nhu cầu này là quan trọng?
Làm thế nào để tổ chức có thể đáp ứng các nhu cầu này?
10 tiêu chí để xem xét tuyên bố sứ mệnh

Rõ ràng và tất cả giáo viên, nhân viên, ngay cả những người bình thường nhất đều có thể hiểu được.
Ngắn gọn để nhiều người có thể nhớ được.
Cụ thể hoá rõ ràng công việc nhà trường phải làm? Làm gì? Ai làm? Làm thế nào? Tại sao?
Xác định được hướng đi để đạt được tầm nhìn của nhà trường.
Thể hiện năng lực riêng, khác biệt của nhà trường
10 tiêu chí để xem xét tuyên bố sứ mệnh

Phạm vi đủ rộng để linh hoạt khi thực hiện nhưng không quá rộng mà bỏ qua trọng tâm
Định dạng được cách thức ra quyết định để sử dụng
Có thể thực hiện được không? Có thực tế không?
Lời lẽ tuyên bố của sứ mệnh có thể hiện quyết tâm?
Có sức mạnh tập hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên không?
Ví dụ về tuyên bố sứ m?nh
Trường Trung học ph? thụng Nhõn Chớnh- H� N?i

Tạo dựng được môi trường học tập về nề nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.
Ví dụ về tuyên bố sứ m?nh
Trường trung học Bendemeer - Singapore

4.2.2. Xác định hệ thống giá trị cơ bản

Câu hỏi cần trả lời khi xây dựng giá trị:
Hành vi, thái độ của các thành viên trong nhà trường sẽ được dựa trên các nguyên tắc nào?
Các tiêu chuẩn đạo đức căn bản của nhà trường là gì?
Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục như thế nào?
Vấn đề công bằng và cơ hội tiếp cận?
4.2.2. Xác định hệ thống giá trị cơ bản

Giá trị trường học thường được diễn đạt bao gồm:
Thái độ của cán bộ, GV, HS
Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
Các chính sách tạo cơ hội công bằng
Chất lượng dịch vụ
Vớ dụ về tuyên bố giá trị :
Trường Trung học ph? thụng Nhõn Chớnh- H� N?i

Tình đoàn kết Lòng nhân ái
Tinh thần trách nhiệm Sự hợp tác
Lòng tự trọng Tính sáng tạo
Tính trung thực Khát vọng vươn lên
Vớ dụ về tuyên bố giá trị :
Trường trung học Bendemeer - Singapore

Respect Honesty Tolerance
Responsibility Love Cooperation

T¹m dÞch

Sù t«n träng TÝnh trung thùc Lßng khoan dung
Tinh thÇn tr¸ch nhiÖm T×nh th­¬ng yªu Sù hîp t¸c
Giá trị - Radinmas P.S
Tôn trọng bản thân và người khác
Lịch thiệp
Say mê,ham thích học tập
Khao khát sáng tạo và đổi mới
Kiên định
Phát triển tiềm năng
Vươn tới xuất sắc
Chính trực
Tôn trọng bản thân và người khác

Chấp nhận sự khác biệt luôn tồn tại trong mọi người
Lịch sự với người khác
Nhận ra và hãnh diện với giá trị của mỗi người
Hoà nhã, lịch thiệp
Cử chỉ đẹp
Thận trọng, ý tứ
Suy nghĩ đến người khác trước mình
Ước vọng học tập

Tin tưởng việc học tập suốt đời
Có động lực của bản thân
Là một học sinh độc lập


…..
Khao khát sáng tạo và đổi mới

Tinh thần doanh nghiệp
Mơ ước
Nhiều cách làm khác nhau
Kiên định
Không bỏ cuộc
Chấp nhận thách thức và thất bại
Xác định và kiên trì đạt mục tiêu
Luôn cố gắng
Phát triển tiềm năng

Vượt qua những điểm yếu của chính mình
Làm việc và nâng cao năng lực bản thân
Vươn tới xuất sắc

Đặt mục tiêu để thách thức chính mình
Luôn cố gắng tối đa khi làm bất cứ điều gì
Nhận giải thưởng về một công việc
Chính trực

Luôn trung thực
Ngay thẳng
Nhận lỗi khi mắc lỗi
4.2.3. Xây dựng tầm nhìn

Quá trình xây dựng tầm nhìn
Tầm nhìn phải được chia sẻ với tất cả các thành viên của nhà trường
Một tầm nhìn có thể được xây dựng nên theo nhiều cách khác nhau (bởi cá nhân, nhóm…..)
Tầm nhìn luôn phải chú trọng đến tương lai, quan tâm đến mức độ thành công và ổn định của nhà trường trong một thời gian nhất định.
Tầm nhìn tập trung vào mục đích cuối cùng chứ không phải là con đường đi đến mục đích đó. Đây chính là sự khác biệt tầm nhìn và sứ mệnh.
Câu hỏi cần trả lời khi xây dựng tầm nhìn:

Hình ảnh của học sinh của nhà trường trong tương lai sẽ như thế nào? (Kiến thức, kỹ năng, thái độ)
Ví dụ về tuyên bố tầm nhìn
Trường Trung học ph? thụng Nhõn Chớnh- H� N?i

Là một trong những trường hàng đầu của thành phố mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới xuất sắc.
Ví dụ về tuyên bố tầm nhìn
Trường Trung học Bendemeer - Singapore

Our student are to become thinking individuals, actively engaged in life long learning and problem solving, moving towards the competent use of technologies to advance the interest of the individual and country
T¹m dÞch
Học sinh của chúng ta sẽ trở thành những cá nhân có tư duy độc lập, tham gia tích cực vào học tập suốt đời và giải quyết vấn đề, hướng tới năng lực sử dụng công nghệ nhằm nâng cao lợi ích bản thân và quốc gia.
4.2.3. Xác định mục tiêu chiến lược

Mục tiêu chung:
Các câu hỏi cần trả lời khi xác định mục tiêu chung:
Các mục tiêu này có phù hợp với các quy định về luật pháp, các tuyên bố về tầm nhín, sứ mệnh và giá trị của tổ chức hay không?
Các mục tiêu này có phản ánh các vấn đề chiến lược và các ưu tiên của nhà trường hay không?
Các mục tiêu chung có định hướng rõ cho hành động hay không?
Các mục tiêu chung có mang tính lâu dài hay không?
Ví dụ: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS
Sự ưu tiên
Có quá nhiều ưu tiên sẽ làm chúng ta tê liệt
John C. Maxwell
4.2.3. Xác định mục tiêu chiến lược

Mục tiêu cụ thể:
Chú trọng tới kết quả cuối cùng, cụ thể cần đạt, có thể đo lường được thông qua các chỉ tiêu cụ thể.
Chú ý nguyên tắc : S_M_A_R_T
S- Specific: Cụ thể
M- Mesureable - Đo được
A- Attainable – Có thể đạt được
R-Result – Oriented - Định hướng kết quả
Time- bound – Giới hạn thời gian

Ví dụ: Giảm tỷ lệ học sinh yếu kém xuống còn x% vào năm 2010.
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
TRƯỜNG THCS HOÀ BÌNH, TƯƠNG DƯƠNG
Mục tiêu chung:
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, phát huy sáng tạo
Nâng cao chất lượng đội ngũ
Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2013 giảm tỷ lệ bỏ học xuống còn 0%, HS giỏi, 5%, khá 40%. Đạo đức: tốt 50%, khá 48%
Giảm tỷ lệ yếu kém xuống 2%
XD thêm 1 phòng thực hành, 1 phòng đọc, 1 phòng học tiếng, 1 phòng đa chức năng, thiết bị đầy đủ.
Đội ngũ GV: Chuẩn hoá 100%, trên chuẩn 60%

TRƯỜNG THCS Quỳnh Minh, Quỳnh Lưu
Sứ mệnh:

Tầm nhìn:
Giáo dục học sinh phát triển toàn diện
HS sẽ trở thành những chủ nhân của đất nước
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
TRƯỜNG THCS Quỳnh Minh, Quỳnh Lưu
Mục tiêu 1. Nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS
Mục tiêu 2. nâng cao chất lượng đội ngũ
100% GV trên chuẩn, tỷ lệ GV giỏi cấp tỉnh: 5%
Mục tiêu 3. XD trường học thân thiện, học sinh tích cực
XD nhà trường xanh, sạch đẹp
100% HS biết và chơi trò chơi dân gian
Giải pháp
Giải pháp 1 Tăng cường bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, XD phong trào “đôi bạn cùng tiến”
Giải pháp 2: Tuyển chọn GV giỏi về giảng dạy tại trường
4.2.4. Xác định các giải pháp chiến lược

Là những biện pháp hành động để đi đến việc đạt mục tiêu chiến lược
Câu hỏi cần trả lời:
Cần làm gì để đạt tới mục tiêu?
Cần làm như thế nào?
Các nguồn lực cần thiết để thực hiện giải pháp là gì?
4.2.4. Xác định các giải pháp chiến lược

Các giải pháp chiến lược thường liên quan tới:
Quá trình dạy học
Phát triển đội ngũ
Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ
Nguồn lực tài chính
Hệ thống thông tin
Quan hệ với cộng đồng
Lãnh đạo và quản lý
4.2.4. Xác định các giải pháp chiến lược

Chú ý:
Khi xây dựng giải pháp cần phải:
Đưa ra các phưong án chiến lược
Các tiêu chuẩn/ tiêu chí lựa chọn
Lựa chọn phương án tốt nhất
Ưu tiên chọn giải pháp tốt nhất
Câu hỏi cần trả lời:
Giải pháp nào là thích hợp nhất?
Giải pháp nào đem lại lợi ích lớn nhất cho nhà trường?
Giải pháp nào có động lực thúc đẩy và có thời hạn đi kèm?
Giải pháp nào có cơ hội thành công lớn nhất?
Đánh giá giải pháp
Giải pháp có xuất phát từ nguyên nhân sâu xa của vấn đề không?
Giải pháp có đem lại lợi ích lớn nhất cho nhà trường?
Khi thực hiện giải pháp thì vấn đề có thực sự được giải quyết không?
Những nhân vật chủ chốt đã chấp nhận cách giải quyết này chưa?
Có cần hỗ trợ các thành viên kỹ năng giải quyết vấn đề để xử lý mâu thuẫn trong tương lai?
Ra quyết định l?a ch?n gi?i phỏp

Chúng ta có nhiều giải pháp, từ đó phải lựa chọn các giải pháp có tính khả thi và hiệu quả nhất. Các câu hỏi phải trả lời sẽ là:
- Chúng ta sẽ sử dụng những tiêu chuẩn nào? Những hỗ trợ và cản trở nào ảnh hưởng đến việc đạt tới mục tiêu?
- Chúng ta có bao nhiêu tiền?
- Ai sẽ giúp chúng ta thực hiện biện pháp đó?
- Chúng ta cần những kỹ năng và thông tin gì?
- Các biện pháp thực hiện có thực tế không? thự c hiện khó hay dễ?
Liệu biện pháp này có được những người ngoài nhóm chấp nhận hay không? (không mâu thuẫn với các hoạt động và lợi ích khác)
- Có rủi ro nào làm cho giải pháp này không thự c hiện được không?
4.2.5. Xác định các đề xuất tổ chức thực hiện

Các đề xuất tổ chức thực hiện liên quan đến các vấn đề:
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Chỉ đạo thực hiện
Tiêu chí đánh giá
Hệ thống thông tin phản hồi
Phương thức đánh giá sự tiến bộ.
4.2.5. Bước 5. Xác định các đề xuất tổ chức thực hiện

Câu hỏi cần trả lời :
Những hoạt động cần được thực hiện là gì?
Trong các hoạt động được xác định, hoạt động nào có thể làm trước?
Sắp xếp các hoạt động vào khung thời gian phù hợp nhất?
Nếu có quá nhiều hoạt động bị trùng lặp thì cân đối và ưu tiên những hoạt động có thể giải quyết đư­ợc nhiều vấn đề/nhu cầu. Đó là những hoạt động nào?
Sử dụng nguồn lực nào?
Trách nhiệm thực hiện chính là ai?
4.2.5. Xác định các đề xuất
tổ chức thực hiện

Các đề xuất tổ chức thực hiện cần chỉ rõ:
Các hoạt động cần thực hiện
Các chỉ số kết quả
Người phụ trách
Thời gian
Nguồn lực/Kinh phí
4.2.5. Xác định các đề xuất tổ chức thực hiện

Xác định tiêu chí đánh giá sự tiến bộ
Các câu hỏi cần trả lời:
Chúng ta đang đi đúng hướng với tầm nhìn không?
Chúng ta đang thực hiện đúng sứ mệnh không?
Chúng ta có hoạt động nhất quán với các giá trị của tổ chức không?
Chúng ta có đáp ứng mong đợi của các bên liên đới?
Tính nhất quán (Intergrity)
Tạo dựng sự tin tưởng
Đưa đến những chuẩn mực cao


4.2.6. Viết văn bản và phê chuẩn văn bản kế hoạch chiến lược

Chú ý khi viết văn bản và tuyên truyền KHCL
Cần một nhóm nhỏ viết văn bản KHCL
Tuyên truyền, quảng bá tới các bên liên quan
Các yếu tố cho việc XD KHCL thành công

Sự tham gia tích cực của đội ngũ CB, GV
Viết ra được các thông tin và truyền đạt, quảng bá rộng rãi
IV. Danh mục các hoạt động liên quan đến chuyên đề và các tài liệu, phương tiện cần thiết
1. Các hoạt động liên quan đến chuyên đề
Trò chơi:
Vai trò của chiến lược
Vựơt ra khỏi khuôn mẫu
Vai trò lãnh đạo
Xem phim: Vai trò lãnh đạo
Bài tập cá nhân: Chuẩn bị những nội dung cơ bản của bản kế hoạch chiến lược cho trương mình đáng công tác
Thảo luận nhóm: Góp ý cho bản kế hoạch chiến lược của các thành viên
IV. Danh mục các hoạt động liên quan đến chuyên đề và các tài liệu, phương tiện cần thiết
2. Phương tiện cần thiết
Bảng trắng
Bút da, bút màu
Máy chiếu,
Máy tính có ổ CD, có loa để xem phim
Giấy A0, A4


V. Kế hoạch khóa học
VI. Mẫu kế hoạch chiến lược của 1 trường phổ thông
Cấu trúc một bản dự thảo kế hoạch chiến lược
VI. Danh mục các tài liệu tham khảo

Hoạch định chiến lựơc cho tổ chức phi lợi nhuận – WB
Lập kế hoạch chiến lược – lý thuyết thực hành - Dự án CIDA-ACIE- NIED
Chiến lược và chính sách kinh doanh

Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thống Suý
Dung lượng: 327,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)