Cách làm ma trận đề thi lý 7 kỳ I
Chia sẻ bởi Đoan Cong Tri |
Ngày 17/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: cách làm ma trận đề thi lý 7 kỳ I thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC- KỸ NĂNG
1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
[Nhận biết]
( Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt.
( Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Vật đen là vật không phát ra ánh sáng, về nguyên tắc ta không nhìn thấy vật đen. Sở dĩ ta nhận biết được vật đen vì phân biệt được nó với các vật sáng xung quanh.
2
Kiến thức: Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
[Nhận biết]
( Có những vật tự phát ra ánh sáng như sợi tóc bóng đèn khi có dòng điện chạy qua, ngọn lửa, Mặt Trời,... Đó là những nguồn sáng.
( Đa số vật không tự phát ra ánh sáng nhưng khi nhận được ánh sáng từ các nguồn sáng chiếu vào thì có thể phát ra ánh sáng. Đó là những vật được chiếu sáng. Ví dụ như: các vật dưới ánh sáng ban ngày hay dưới ánh đèn, Mặt Trăng,...
( Nguồn sáng và các vật được chiếu sáng đều phát ra ánh sáng, ta gọi đó là những vật sáng.
Hiểu nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng, vật sáng là mọi vật có ánh sáng từ đó truyền đến mắt ta. Các vật được đề cập trong phần Quang học ở cấp THCS đều được hiểu là các vật sáng.
2. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
[Nhận biết]
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Không yêu cầu giải thích các khái niệm môi trường trong suốt, đồng tính, đẳng hướng.
2
Kĩ năng: Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
[Vận dụng]
Vẽ đúng được một tia sáng bất kì.
Ví dụ: hình dưới đây cho biết đường truyền của tia sáng từ điểm A đến điểm B được biểu diễn bằng nửa đường thẳng có mũi tên hướng từ điểm A qua điểm B.
Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có mũi tên gọi là tia sáng.
3
Kiến thức: Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
[Nhận biết]
( Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
( Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau trên đường truyền của chúng.
( Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Không yêu cầu HS học thuộc lòng các khái niệm về tia sáng, và các loại chùm sáng.
Chùm sáng sau khi hội tụ sẽ phân kì.
3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
Kĩ năng: Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,...
[Vận dụng]
Dựa vào định luật truyền thẳng ánh sáng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng trong thực tế thường gặp, cụ thể:
( Ngắm đường thẳng: Để phân biệt hàng cột điện có thẳng hàng không, người ta đứng trước cột điện đầu tiên và ngắm. Nếu cột điện này che khuất các cột điện ở phía sau thì chúng thẳng hàng.
( Vùng sáng, vùng bóng nửa tối và vùng bóng tối: Đặt một vật chắn sáng trước một nguồn sáng rộng thì khoảng không gian sau vật chắn sáng có ba vùng: vùng sáng, vùng bóng nửa tối và vùng bóng tối. Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng theo mọi phương từ nguồn sáng, nên:
- Vùng sáng là vùng ánh sáng truyền tới từ nguồn sáng mà không bị vật chắn sáng chắn lại.
- Vùng bóng tối là vùng không gian ở phía sau vật chắn sáng và không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Vùng bóng nửa tối là vùng không gian ở phía sau vật chắn sáng và chỉ nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng truyền tới.
( Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực: Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất, Trái Đất chuyển động xung
1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
[Nhận biết]
( Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt.
( Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Vật đen là vật không phát ra ánh sáng, về nguyên tắc ta không nhìn thấy vật đen. Sở dĩ ta nhận biết được vật đen vì phân biệt được nó với các vật sáng xung quanh.
2
Kiến thức: Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
[Nhận biết]
( Có những vật tự phát ra ánh sáng như sợi tóc bóng đèn khi có dòng điện chạy qua, ngọn lửa, Mặt Trời,... Đó là những nguồn sáng.
( Đa số vật không tự phát ra ánh sáng nhưng khi nhận được ánh sáng từ các nguồn sáng chiếu vào thì có thể phát ra ánh sáng. Đó là những vật được chiếu sáng. Ví dụ như: các vật dưới ánh sáng ban ngày hay dưới ánh đèn, Mặt Trăng,...
( Nguồn sáng và các vật được chiếu sáng đều phát ra ánh sáng, ta gọi đó là những vật sáng.
Hiểu nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng, vật sáng là mọi vật có ánh sáng từ đó truyền đến mắt ta. Các vật được đề cập trong phần Quang học ở cấp THCS đều được hiểu là các vật sáng.
2. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
1
Kiến thức: Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
[Nhận biết]
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Không yêu cầu giải thích các khái niệm môi trường trong suốt, đồng tính, đẳng hướng.
2
Kĩ năng: Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
[Vận dụng]
Vẽ đúng được một tia sáng bất kì.
Ví dụ: hình dưới đây cho biết đường truyền của tia sáng từ điểm A đến điểm B được biểu diễn bằng nửa đường thẳng có mũi tên hướng từ điểm A qua điểm B.
Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có mũi tên gọi là tia sáng.
3
Kiến thức: Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
[Nhận biết]
( Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
( Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau trên đường truyền của chúng.
( Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Không yêu cầu HS học thuộc lòng các khái niệm về tia sáng, và các loại chùm sáng.
Chùm sáng sau khi hội tụ sẽ phân kì.
3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
Stt
CKTKN trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN
Ghi chú
Kĩ năng: Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,...
[Vận dụng]
Dựa vào định luật truyền thẳng ánh sáng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng trong thực tế thường gặp, cụ thể:
( Ngắm đường thẳng: Để phân biệt hàng cột điện có thẳng hàng không, người ta đứng trước cột điện đầu tiên và ngắm. Nếu cột điện này che khuất các cột điện ở phía sau thì chúng thẳng hàng.
( Vùng sáng, vùng bóng nửa tối và vùng bóng tối: Đặt một vật chắn sáng trước một nguồn sáng rộng thì khoảng không gian sau vật chắn sáng có ba vùng: vùng sáng, vùng bóng nửa tối và vùng bóng tối. Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng theo mọi phương từ nguồn sáng, nên:
- Vùng sáng là vùng ánh sáng truyền tới từ nguồn sáng mà không bị vật chắn sáng chắn lại.
- Vùng bóng tối là vùng không gian ở phía sau vật chắn sáng và không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Vùng bóng nửa tối là vùng không gian ở phía sau vật chắn sáng và chỉ nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng truyền tới.
( Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực: Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất, Trái Đất chuyển động xung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoan Cong Tri
Dung lượng: 378,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)