Cách làm bài thi môn văn đạt hiệu quả cao
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 12/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Cách làm bài thi môn văn đạt hiệu quả cao thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Cách làm bài thi môn Văn đạt điểm cao
TPO - Nếu tuân thủ tốt các "tuyệt chiêu" dưới đây, các em sẽ có được một bài thi đại học môn văn đạt kết quả rất cao, thậm chí đạt điểm tuyệt đối.
Một bài văn thực sự đạt kết quả tốt, cần đáp ứng được các yêu cầu về nội dung của đề bài (như kiểu bài, các kĩ năng và thao tác nghị luận, kiến thức, phạm vi dẫn chứng…) và yêu cầu về hình thức (trình bày, diễn đạt…).
Thí sinh làm bài thi môn Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2008. Ảnh: Phạm Yên.
1. Nắm vững cấu trúc và mức độ của đề thi
Trong tài liệu phục vụ việc ra đề thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, ở phần II - Về cấu trúc và mức độ yêu cầu của đề thi - Bộ GD&ĐT có khuyến nghị:
"Nên chia đề thi thành nhiều phần để tiện kiểm tra về kiến thức và kĩ năng được rộng hơn và nhất là để việc chấm thi được chính xác và thuận lợi hơn. Đề thi cần ghi rõ số điểm dành cho từng phần.
Ngoài những đề yêu cầu trình bày sự cảm nhận, phân tích... liên quan đến một tác phẩm (hoặc một khía cạnh, một đoạn trích... của tác phẩm), cần có những đề tổng hợp yêu cầu vận dụng sự hiểu biết về nhiều tác phẩm.
Không nên ra những đề quá khó và nhất là cần tránh những đề thí sinh có thể sao chép tài liệu một cách dễ dàng" (trang 74).
Kì thi đại học, cao đẳng năm 2008, đối với môn Văn, Bộ GD&ĐT chủ trương vẫn tiếp tục thi đề tự luận. Việc chia nhỏ đề thi thành nhiều câu nhằm kiểm tra được nhiều phạm vi kiến thức và nhiều kĩ năng hơn.
Đề thi tuyển sinh (đề chung) vào các trường đại học và cao đẳng môn văn, theo lộ trình đổi mới giáo dục và cải tiến thi cử, đánh giá của Bộ GD&ĐT, năm 2008, về cơ bản, có kết cấu gồm 2 phần với 3 câu hỏi.
Phần chung cho tất cả thí sinh, gồm câu I và câu II. Phần tự chọn gồm câu IIIa dành cho chương trình chưa phân ban và câu IIIb dành cho chương trình phân ban thí điểm.
Thí sinh chỉ được chọn làm một trong hai câu này, không nhất thiết phải theo đúng ban mình đã theo học, nhưng không được làm cả hai câu. Trường hợp làm cả hai câu, sẽ bị hủy phần bài làm này,
a. Câu I, thường 2 điểm, nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản, phổ thông và khái quát nhất như:
- Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt những đặc điểm chính về con người, cuộc đời của một nhà văn.
- Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt sự nghiệp văn học của một tác giả.
- Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt quan điểm sáng tác văn học (quan điểm nghệ thuật) của một tác giả (chỉ có ở 2 tác giả Nam Cao và Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh).
- Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của một tác giả (chỉ có ở 3 tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân và Tố Hữu).
- Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm.
- Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
- Khái quát ngắn gọn giá trị tư tưởng nghệ thuật, nhất là giá trị nhân đạo, của một tác phẩm.
- Nêu hoặc phân tích ngắn gọn nhưng đặc điểm và thành tựu chính của giai đoạn văn học 1945 - 1975.
Ở câu này, mấy năm trước, đáp án của Bộ cho phép thí sinh trả lời theo hình thức gạch đầu dòng. Nhưng tôi khuyên các em không nên viết theo cách ấy vì tâm lý người chấm thi môn văn đánh giá rất thấp kiểu viết gạch đầu dòng.
b. Câu II, thường 5 điểm, hay kiểm tra năng lực cảm thụ văn xuôi, phân tích nhân vật, tác phẩm văn xuôi hoặc một vấn đề văn học sử hay lí luận văn học nào đó. Ví dụ câu 2 đề khối D năm 2007, yêu cầu phân tích vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ Tràng giang (Huy Cận).
c. Câu IIIa và IIIb, thường 3 điểm, nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ thơ, phân tích hoặc bình giảng 1 khổ hoặc 1 đoạn thơ ngắn, như câu 3 đề khối C năm 2007, yêu cầu cảm thụ 10 dòng đầu bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
Cũng có thể yêu cầu phân tích một hình tượng nhỏ như hình tượng ánh trăng, mảnh trăng trong Mảnh trăng cuối rừng, hình tượng rừng xà nu, cây xà nu trong Rừng xà nu.
Nếu làm tốt, các em có thể đạt điểm
TPO - Nếu tuân thủ tốt các "tuyệt chiêu" dưới đây, các em sẽ có được một bài thi đại học môn văn đạt kết quả rất cao, thậm chí đạt điểm tuyệt đối.
Một bài văn thực sự đạt kết quả tốt, cần đáp ứng được các yêu cầu về nội dung của đề bài (như kiểu bài, các kĩ năng và thao tác nghị luận, kiến thức, phạm vi dẫn chứng…) và yêu cầu về hình thức (trình bày, diễn đạt…).
Thí sinh làm bài thi môn Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2008. Ảnh: Phạm Yên.
1. Nắm vững cấu trúc và mức độ của đề thi
Trong tài liệu phục vụ việc ra đề thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, ở phần II - Về cấu trúc và mức độ yêu cầu của đề thi - Bộ GD&ĐT có khuyến nghị:
"Nên chia đề thi thành nhiều phần để tiện kiểm tra về kiến thức và kĩ năng được rộng hơn và nhất là để việc chấm thi được chính xác và thuận lợi hơn. Đề thi cần ghi rõ số điểm dành cho từng phần.
Ngoài những đề yêu cầu trình bày sự cảm nhận, phân tích... liên quan đến một tác phẩm (hoặc một khía cạnh, một đoạn trích... của tác phẩm), cần có những đề tổng hợp yêu cầu vận dụng sự hiểu biết về nhiều tác phẩm.
Không nên ra những đề quá khó và nhất là cần tránh những đề thí sinh có thể sao chép tài liệu một cách dễ dàng" (trang 74).
Kì thi đại học, cao đẳng năm 2008, đối với môn Văn, Bộ GD&ĐT chủ trương vẫn tiếp tục thi đề tự luận. Việc chia nhỏ đề thi thành nhiều câu nhằm kiểm tra được nhiều phạm vi kiến thức và nhiều kĩ năng hơn.
Đề thi tuyển sinh (đề chung) vào các trường đại học và cao đẳng môn văn, theo lộ trình đổi mới giáo dục và cải tiến thi cử, đánh giá của Bộ GD&ĐT, năm 2008, về cơ bản, có kết cấu gồm 2 phần với 3 câu hỏi.
Phần chung cho tất cả thí sinh, gồm câu I và câu II. Phần tự chọn gồm câu IIIa dành cho chương trình chưa phân ban và câu IIIb dành cho chương trình phân ban thí điểm.
Thí sinh chỉ được chọn làm một trong hai câu này, không nhất thiết phải theo đúng ban mình đã theo học, nhưng không được làm cả hai câu. Trường hợp làm cả hai câu, sẽ bị hủy phần bài làm này,
a. Câu I, thường 2 điểm, nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản, phổ thông và khái quát nhất như:
- Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt những đặc điểm chính về con người, cuộc đời của một nhà văn.
- Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt sự nghiệp văn học của một tác giả.
- Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt quan điểm sáng tác văn học (quan điểm nghệ thuật) của một tác giả (chỉ có ở 2 tác giả Nam Cao và Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh).
- Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của một tác giả (chỉ có ở 3 tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân và Tố Hữu).
- Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm.
- Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
- Khái quát ngắn gọn giá trị tư tưởng nghệ thuật, nhất là giá trị nhân đạo, của một tác phẩm.
- Nêu hoặc phân tích ngắn gọn nhưng đặc điểm và thành tựu chính của giai đoạn văn học 1945 - 1975.
Ở câu này, mấy năm trước, đáp án của Bộ cho phép thí sinh trả lời theo hình thức gạch đầu dòng. Nhưng tôi khuyên các em không nên viết theo cách ấy vì tâm lý người chấm thi môn văn đánh giá rất thấp kiểu viết gạch đầu dòng.
b. Câu II, thường 5 điểm, hay kiểm tra năng lực cảm thụ văn xuôi, phân tích nhân vật, tác phẩm văn xuôi hoặc một vấn đề văn học sử hay lí luận văn học nào đó. Ví dụ câu 2 đề khối D năm 2007, yêu cầu phân tích vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ Tràng giang (Huy Cận).
c. Câu IIIa và IIIb, thường 3 điểm, nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ thơ, phân tích hoặc bình giảng 1 khổ hoặc 1 đoạn thơ ngắn, như câu 3 đề khối C năm 2007, yêu cầu cảm thụ 10 dòng đầu bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
Cũng có thể yêu cầu phân tích một hình tượng nhỏ như hình tượng ánh trăng, mảnh trăng trong Mảnh trăng cuối rừng, hình tượng rừng xà nu, cây xà nu trong Rừng xà nu.
Nếu làm tốt, các em có thể đạt điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 152,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)