Các PPDH&KTDH kĩ năng sống

Chia sẻ bởi Trần Mạnh Thái | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Các PPDH&KTDH kĩ năng sống thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:

Một số phương pháp dạy học tích cực
1. Phương pháp dạy học nhóm
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết.
Phương pháp giải quyết vấn đề
D¹y häc (DH) ph¸t hiÖn vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò (GQV§) lµ PPDH ®Æt ra tr­íc HS c¸c vÊn ®Ò nhËn thøc cã chøa ®ùng m©u thuÉn gi÷a c¸i ®· biÕt vµ c¸i ch­a biÕt, chuyÓn HS vµo t×nh huèng cã vÊn ®Ò , kÝch thÝch hä tù lùc, chñ ®éng vµ cã nhu cÇu mong muèn gi¶i quyÕt vÊn ®Ò.
Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.
Dạy học theo dự án
( Phương pháp dự án)
Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành.
Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
QUYẾT ĐỊNH CHỦ ĐỀ
GV /HS đề xuất sáng kiến chủ đề, xđ mục đích dự án
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Học sinh lập kế hạch làm việc, phân công lao động
THỰC HIỆN
Học sinh làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch
Kết hợp lý thuyết và thực hành, tạo sản phẩm
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Học sinh thu thập sản phẩm, giới thiệu,
công bố sản phẩm dự án
Đánh giá
GV và HS đánh giá kết quả và quá trình
Rút ra kinh nghiệm
4.3. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép...
Một số kĩ thuật dạy học tích cực

1.Kĩ thuật chia nhóm
2.Kĩ thuật giao nhiệm vụ
3.Kĩ thuật đặt câu hỏi
4.Kĩ thuật động não
5.Kĩ thuật “Trình bày một phút
6.Kĩ thuật “ Chúng em biết 3”
7.Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”
8.Kĩ thuật “Hỏi chuyên gia”
9.Kĩ thuật “ Hoàn tất một nhiệm vụ”
10.Kĩ thuật “ Viết tích cực”
11.Phân tích phim
12.Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm....
Một số ví dụ khác minh họa về Kĩ thuật dạy học tích cực :
Kĩ thuật “khăn trải bàn”
• GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
• Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
• HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
• Cuối cùng, tất cả các ph­ương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu.
KỸ THUẬT “PHÒNG TRANH”
Kĩ thuật công đoạn
HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, ...
Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giấy A0 ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, ......
Kĩ thuật công đoạn ( tiếp)
Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.

Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm . Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.

Kĩ thuật các mảnh ghép
Một số HS được phân thành các nhóm và được GV phân công cho mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu sâu về một vấn đề khác nhau của bài học. Chẳng hạn: nhóm 1- thảo luận vấn đề A, nhóm 2- thảo luận vấn đề B, nhóm 3- thảo luận vấn đề C, nhóm 4- thảo luận thảo luận D,….
HS thảo luận theo nhóm các vấn đề đã được phân công
Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D,...và “ chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.
Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy”
Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề.
• Viết tên chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm.
• Từ chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên.
• Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó.
• Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
Ví dụ LƯỢC ĐỒ TƯ DUY
Mind Mapping
4.4. Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để GD KNS qua môn học, HĐNGLL

5. Các bước thực hiện một bài GD KNS

Giai đoạn khám khá ( Khởi động/ Giới thiệu bài)

PP/KTDH thường được sử dụng: Động não, phân loại/ xác định chùm vấn đề, thảo luận, chơi trò chơi tương tác, đặt câu hỏi....
Tìm hiểu kinh nghiệm/ hiểu biết của người học liên quan đến KNS đã học.
Giai đoạn kết nối ( Bài mới)

Giới thiệu thông tin mới và các kĩ năng có liên quan đến thực tế cuộc sống ( tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “”đã biết và chưa biết”. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của HS với bài học mới= chương trình học dựa trên thực tiễn/ thực tế)
PP/KTDH thường được sử dụng: Thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình, phân tích tình huống, động não hỏi chuyên gia....
5. Các bước thực hiện một bài GD KNS

Giai đoạn thực hành ( Luyện tập- Thực hành)

PP/KTDH thường được sử dụng: Đóng vai, xử lí tình huống, hỏi chuyên gia, hỏi và trả lời, trò chơi.....
Gồm các hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh luyện tập, thực hành KNS mới học vào một tình huống/ bối cảnh tương tự.
Giai đoạn vận dụng ( Củng cố- Dạn dò)

Tạo cơ hội cho HS ấp dụng các KNS đã học vào các tình huống/ bối cảnh mới hoặc tình huống/ bối cảnh thực tiễn.
PP/KTDH thường được sử dụng: Dự án, hoạt động nhóm ...
Xin cám ơn quý thầy cô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Mạnh Thái
Dung lượng: 1,62MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)