CÁC PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT CÂU, LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
Chia sẻ bởi Tiểu Ngọc Thúy |
Ngày 14/10/2018 |
132
Chia sẻ tài liệu: CÁC PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT CÂU, LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Các phương tiện liên kết câu, liên kết đoạn văn
1. Phép lặp:
Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.
Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng...
Các phương tiện dùng trong phép lặp là:
a.Lặp ngữ âm:
Lặp ngữ âm là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong văn bản. Vai trò của lặp ngữ âm rất hiển nhiên trong thơ. Có trường hợp văn bản tồn tại chủ yếu bằng liên kết vần nhịp, không có liên kết ở mặt ý nghĩa. (vần được in thẳng)
Ví dụ:
Ðòn gánh / có mấu
Củ ấu / có sừng
Bánh chưng / có lá
Con cá / có vây
Ông thầy / có sách
Ðào ngạch / có dao
Thợ rào / có búa...
(Ngoài lặp vần nhịp, ở đây cũng còn có hiện tượng lặp cú pháp "a có b". Sự liên kết giữa những câu cụ thể với nhau thường được thực hiện cùng một lúc bằng nhiều phương tiện liên kết, và những phương tiện liên kết này có thể thuộc về những phép liên kết khác nhau. Khi chúng ta xem xét một phương tiện liên kết nào đó, hoặc một phép liên kết nào đó, là chúng ta tạm thời bỏ qua những phương tiện liên kết khác có thể đang có mặt).
b. Lặp từ ngữ
Lặp từ ngữ nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần không quá xa nhau trong văn bản nhằm tạo ra tính liên kết giữa những phần ấy với nhau.
Ví dụ:
Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.
c.Lặp cú pháp:
Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể nguyên vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết ở những phần văn bản chứa chúng. Lặp những cấu tạo cú pháp đơn giản và ngắn gọn để gây hiệu quả và nhịp điệu, nhờ đó gia tăng được tính liên kết (X. ví dụ về bài đồng dao trên kia)
Ví dụ 1:
Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
2. Phép thế:
Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
a. Thế đồng nghĩa:
Thế đồng nghĩa bao gồm việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vòng (nói khác đi), cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế.
Ví dụ:
Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm... (Nguyễn Ðình Thi)
b.Thế đại từ:
Thế đại từ là dùng những đại từ (nhân xưng, phiếm định, chỉ định) để thay cho một từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều câu v. v... nhằm tạo ra tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng.
3. Phép nối:
Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.
4. Phép nghịch đối:
Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. Những phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là:
- Từ trái nghĩa
- Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)
- Từ ngữ miêu tả (có
1. Phép lặp:
Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.
Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng...
Các phương tiện dùng trong phép lặp là:
a.Lặp ngữ âm:
Lặp ngữ âm là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong văn bản. Vai trò của lặp ngữ âm rất hiển nhiên trong thơ. Có trường hợp văn bản tồn tại chủ yếu bằng liên kết vần nhịp, không có liên kết ở mặt ý nghĩa. (vần được in thẳng)
Ví dụ:
Ðòn gánh / có mấu
Củ ấu / có sừng
Bánh chưng / có lá
Con cá / có vây
Ông thầy / có sách
Ðào ngạch / có dao
Thợ rào / có búa...
(Ngoài lặp vần nhịp, ở đây cũng còn có hiện tượng lặp cú pháp "a có b". Sự liên kết giữa những câu cụ thể với nhau thường được thực hiện cùng một lúc bằng nhiều phương tiện liên kết, và những phương tiện liên kết này có thể thuộc về những phép liên kết khác nhau. Khi chúng ta xem xét một phương tiện liên kết nào đó, hoặc một phép liên kết nào đó, là chúng ta tạm thời bỏ qua những phương tiện liên kết khác có thể đang có mặt).
b. Lặp từ ngữ
Lặp từ ngữ nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần không quá xa nhau trong văn bản nhằm tạo ra tính liên kết giữa những phần ấy với nhau.
Ví dụ:
Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.
c.Lặp cú pháp:
Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể nguyên vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết ở những phần văn bản chứa chúng. Lặp những cấu tạo cú pháp đơn giản và ngắn gọn để gây hiệu quả và nhịp điệu, nhờ đó gia tăng được tính liên kết (X. ví dụ về bài đồng dao trên kia)
Ví dụ 1:
Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
2. Phép thế:
Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
a. Thế đồng nghĩa:
Thế đồng nghĩa bao gồm việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vòng (nói khác đi), cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế.
Ví dụ:
Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm... (Nguyễn Ðình Thi)
b.Thế đại từ:
Thế đại từ là dùng những đại từ (nhân xưng, phiếm định, chỉ định) để thay cho một từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều câu v. v... nhằm tạo ra tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng.
3. Phép nối:
Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.
4. Phép nghịch đối:
Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. Những phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là:
- Từ trái nghĩa
- Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)
- Từ ngữ miêu tả (có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tiểu Ngọc Thúy
Dung lượng: 37,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)