Cac loai dong vat quy hiem
Chia sẻ bởi Lương Tiêu Thái Ngọc Huỳnh Châu |
Ngày 01/05/2019 |
41
Chia sẻ tài liệu: cac loai dong vat quy hiem thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
NHỮNG LOÀI CHIM CẦN BẢO VỆ
SẾU ĐẦU ĐỎ
Sếu đầu đỏ, hay còn gọi là sếu cổ trụi, có tên khoa học là Grus antigone, là một loài chim quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và của thế giới. Trong các loài chim biết bay thì sếu đầu đỏ là loài chim bay cao nhất thế giới. Chúng sống trong các vùng rừng ngập nước. Tình trạng bảo tồn của sếu đầu đỏ đang ở vạch bị đe dọa và có thể sẽ bị tuyệt chủng, với sự săn bắt trái phép ngày càng gia tăng.
HÌNH ẢNH SẾU ĐẦU ĐỎ ĐANG BAY
VẸT ĐÊM NEWZEALAND (KAKAPO)
Một trong những loài chim quý hiếm nhất của New Zealand chính là loài vẹt đêm này. Đáng tiếc, loài vẹt Kakapo lại rất ít được biết đến. Trước hết, do chúng chỉ sống trong rừng già New Zealand, thứ hai, do chúng chẳng còn được bao nhiêu (có thể nói, số lượng cá thể của loài kakapo hiện đếm được trên đầu ngón tay).
CHIM MI LANGBIAN
Loài chim này chỉ sống ở vùng núi Lang bian.Việc phát hiện ra nơi cư trú mới của loài chim này đã thắp lên hy vọng cho các nỗ lực bảo tồn. Do nguồn dữ liệu về chim Mi Langbian quá ít ỏi ,vùng phân bố lại hạn hẹp nên Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã xếp chúng vào danh sách loài nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên.
LOÀI THÚ CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ Ở ViỆT NAM
SAO LA
Sao la (danh pháp khoa học: Pseudoryx nghetinhensis) là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam và Lào được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam. Sao la dài khoảng 1,3 đến 1,5 m, cao 90 cm và có trọng lượng khoảng 100 kg. Da màu nâu sẫm, trên mỗi móng có một đốm trắng. Sừng sao la dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51 cm.
Sao la sống trong các khu rừng rậm chủ yếu gần nơi có suối trên độ cao 200 – 600 m trên mực nước biển dọc dãy Trường Sơn. Vì ít khi được quan sát nên khoa học không biết nhiều về tập quán sinh sống của chúng. Nhân khi tìm được xác chết của một con sao la lớn vào năm 1996, có độ tuổi dự đoán khoảng 8 đến 9 tuổi, khoa học có thể xác định rằng thời gian sinh đẻ của sao la là khoảng tháng 5 sang đầu tháng 6. Mật độ của sao la trong Vườn quốc gia Vũ Quang được dự đoán không quá 100 con. Mật độ tại Lào chưa được biết rõ nhưng phân bố không được liên tục.
Tháng Tư năm 2011 Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sao la (tiếng Anh: Saola Nature Reserve) rộng 160 km²[9] được thành lập ở Quảng Nam, mở rộng hành lang sinh thái nối liền Việt Nam và Vườn Quốc gia Xe Sap của Lào.[10] Ước tính có khoảng 50-60 con sao la trong khu bảo tồn ở Việt Nam.[9] Tổng số trên toàn cầu không hơn vài trăm con.[6]
Báo hoa mai hay Báo hoa[2] (Panthera pardus) là một trong bốn loài mèo lớn thuộc chi Panthera sinh sống ở Châu Phi và Châu Á (Các loài mèo lớn khác là sư tử, hổ và báo đốm Mỹ.) Chúng dài từ 1 đến gần 2 mét, cân nặng từ 30 đến 90 kg. Con cái thông thường có kích thước bằng khoảng 2/3 con đực. Báo hoa mai thông thường săn về đêm, bình minh, hay lúc chập tối và sẽ đi lén theo con mồi của chúng trước khi giết chúng bằng cách cắn vào họng, làm nghẹt thở con mồi, Con báo hoa mai có thể chạy với tốc độ tối đa lên đến 90 km/h. Chúng thông thường sẽ tha con mồi vào chỗ tương đối an toàn ở trên cây, Loài báo phải làm như vậy vì nếu ăn ở trên mặt đất chúng rất dễ bị các loài mãnh thú khác như sư tử, linh cẩu cướp mất mồi. Người ta từng thấy nó có thể tha con mồi nặng gấp ba lần nó lên cây.
SẾU ĐẦU ĐỎ
Sếu đầu đỏ, hay còn gọi là sếu cổ trụi, có tên khoa học là Grus antigone, là một loài chim quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và của thế giới. Trong các loài chim biết bay thì sếu đầu đỏ là loài chim bay cao nhất thế giới. Chúng sống trong các vùng rừng ngập nước. Tình trạng bảo tồn của sếu đầu đỏ đang ở vạch bị đe dọa và có thể sẽ bị tuyệt chủng, với sự săn bắt trái phép ngày càng gia tăng.
HÌNH ẢNH SẾU ĐẦU ĐỎ ĐANG BAY
VẸT ĐÊM NEWZEALAND (KAKAPO)
Một trong những loài chim quý hiếm nhất của New Zealand chính là loài vẹt đêm này. Đáng tiếc, loài vẹt Kakapo lại rất ít được biết đến. Trước hết, do chúng chỉ sống trong rừng già New Zealand, thứ hai, do chúng chẳng còn được bao nhiêu (có thể nói, số lượng cá thể của loài kakapo hiện đếm được trên đầu ngón tay).
CHIM MI LANGBIAN
Loài chim này chỉ sống ở vùng núi Lang bian.Việc phát hiện ra nơi cư trú mới của loài chim này đã thắp lên hy vọng cho các nỗ lực bảo tồn. Do nguồn dữ liệu về chim Mi Langbian quá ít ỏi ,vùng phân bố lại hạn hẹp nên Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã xếp chúng vào danh sách loài nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên.
LOÀI THÚ CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ Ở ViỆT NAM
SAO LA
Sao la (danh pháp khoa học: Pseudoryx nghetinhensis) là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam và Lào được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam. Sao la dài khoảng 1,3 đến 1,5 m, cao 90 cm và có trọng lượng khoảng 100 kg. Da màu nâu sẫm, trên mỗi móng có một đốm trắng. Sừng sao la dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51 cm.
Sao la sống trong các khu rừng rậm chủ yếu gần nơi có suối trên độ cao 200 – 600 m trên mực nước biển dọc dãy Trường Sơn. Vì ít khi được quan sát nên khoa học không biết nhiều về tập quán sinh sống của chúng. Nhân khi tìm được xác chết của một con sao la lớn vào năm 1996, có độ tuổi dự đoán khoảng 8 đến 9 tuổi, khoa học có thể xác định rằng thời gian sinh đẻ của sao la là khoảng tháng 5 sang đầu tháng 6. Mật độ của sao la trong Vườn quốc gia Vũ Quang được dự đoán không quá 100 con. Mật độ tại Lào chưa được biết rõ nhưng phân bố không được liên tục.
Tháng Tư năm 2011 Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sao la (tiếng Anh: Saola Nature Reserve) rộng 160 km²[9] được thành lập ở Quảng Nam, mở rộng hành lang sinh thái nối liền Việt Nam và Vườn Quốc gia Xe Sap của Lào.[10] Ước tính có khoảng 50-60 con sao la trong khu bảo tồn ở Việt Nam.[9] Tổng số trên toàn cầu không hơn vài trăm con.[6]
Báo hoa mai hay Báo hoa[2] (Panthera pardus) là một trong bốn loài mèo lớn thuộc chi Panthera sinh sống ở Châu Phi và Châu Á (Các loài mèo lớn khác là sư tử, hổ và báo đốm Mỹ.) Chúng dài từ 1 đến gần 2 mét, cân nặng từ 30 đến 90 kg. Con cái thông thường có kích thước bằng khoảng 2/3 con đực. Báo hoa mai thông thường săn về đêm, bình minh, hay lúc chập tối và sẽ đi lén theo con mồi của chúng trước khi giết chúng bằng cách cắn vào họng, làm nghẹt thở con mồi, Con báo hoa mai có thể chạy với tốc độ tối đa lên đến 90 km/h. Chúng thông thường sẽ tha con mồi vào chỗ tương đối an toàn ở trên cây, Loài báo phải làm như vậy vì nếu ăn ở trên mặt đất chúng rất dễ bị các loài mãnh thú khác như sư tử, linh cẩu cướp mất mồi. Người ta từng thấy nó có thể tha con mồi nặng gấp ba lần nó lên cây.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lương Tiêu Thái Ngọc Huỳnh Châu
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)