Các đề thi vào 10

Chia sẻ bởi Đàm Thị Thanh Hoà | Ngày 12/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: các đề thi vào 10 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề thi tuyển sinh THPT năm học 2007 - 2008 Đề thi môn Ngữ văn thành phố Hà Nội
Phần I (7 điểm) Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác... Và sau đó, tác giả thấy: ...Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!... Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy. Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên? Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng. Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. Phần II (3 điểm)Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết thành “Chuyện người con gái Nam Xương”. Đây là một trong những truyện hay nhất được rút từ tập Truyền kì mạn lục. Câu 1: Giải thích ý nghĩa nhan đề Truyền kì mạn lục. Câu 2: Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó đã nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kỳ ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao?
Đề thi Ngữ văn

Câu 1. (2 điểm) Nhận xét của em về cách thể hiện hình ảnh người lính của Chính Hữu trong những câu thơ ở mỗi phần sau: a. " Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa" (Ngày về) b." Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày" (Đồng chí) Câu II (1 điểm) Về hình ảnh “ tay nắm lấy bàn tay” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Câu III (7 điểm) Có ý kiến cho rằng: Trong một tác phẩm tự sự, dẫu tác giả không trực tiếp đánh giá các nhân vật, nhưng không phải vì vậy mà độc giả không hiểu được thái độ của tác giả đối với nhân vật” Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Bằng sự hiểu biết của em về Truyện Kiều, hãy làm sáng tỏ ý kiến của mình.


De thi Câu 1 (1 điểm): Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).
Câu 2 (1 điểm): Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau:
a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng)
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 3 (3 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (từ 10 đến 12 câu) nêu suy nghĩ của em về đạo lý Uống nước nhớ nguồn.
Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ:
…Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình
(Nguyễn Duy, Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9 tập 1 tr.156 NXBGD - 2005) 
GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI
Câu 1 (1 điểm):
Học sinh cần đảm bảo được yêu cầu:- Chép đúng, đủ bốn câu thơ trong khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
- Không sai chính tả.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đàm Thị Thanh Hoà
Dung lượng: 79,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)