Các đề thi học kỳ I văn 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Vương Khoa | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Các đề thi học kỳ I văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
NĂM HỌC 2007 - 2008
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

I. Phần trắc nghiệm khách quan: ( 12 câu; 3 điểm. Thời gian làm bài 20 phút)
Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn các vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: “ Truyện Kiều” thuộc thể loại truyện gì? A. Truyện thơ Nôm lục bát C. Truyện lịch sử
B. Truyện cổ tích D. Truyện ngắn
Câu 2: Những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại thường là do : A. Người nói vốn vụng về thiếu văn hoá giao tiếp B. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại đặc biệt C. Người nói muốn gây sự chú ý, hướng người nghe hiểu câu nói theo một nghĩa hàm ẩn nào đó D. Cả A,B,C đều đúng,
Câu 3: Chọn quan niệm đúng: A. Chỉ có tiếng Việt vay mượn ngôn ngữ nước khác B. Các ngôn ngữ trên thế giới đều vay mượn lẫn nhau C. Tiếng Việt ngày nay không cần vay mượn D. Tiếng Hán, tiếng Pháp không cần vay mượn tiếng Việt
Câu 4: Trong câu “Có người bỡ ngỡ hỏi lại: “ Chúng nó nào?” thì ông lão bật cười giơ tay trỏ về phía tiếng súng” đã sử dụng cách dẫn nào?
A. Cách dẫn trực tiếp C. Cả A,B đều đúng B. Cách dẫn gián tiếp D. Cả A,B đều sai
Câu 5: Câu "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù" là câu:
A. Câu đơn. C. Câu đặc biệt. B. Câu ghép D. Câu rút gọn.
Câu 6: Trong bài thơ Đồng Chí nhà thơ Chính Hữu đã sử dụng bút pháp lãng mạn trong câu thơ: A. Súng bên súng đầu sát bên đầu C. Đầu súng trăng treo B. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính D. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào có nghĩa của từ “xuân” được dùng với tiếng gốc. A. Xuân này kháng chiến đã năm xuân B. Mùa xuân là Tết trồng cây C. Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm. Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội D. Cả A,B, C đều đúng
Câu 8: Bài thơ nào viết cùng đề tài với bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu:
A. Đoàn thuyền đánh cá, C. Bài thơ về Tiểu đội xe không kính. B. Mùa xuân nho nhỏ. D. Ánh trăng.
Câu 9: Bài thơ " Đồng chí" ngợi ca điều gì?
A. Ca ngợi tính đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Ca ngợi sự đồng kết gắn bó giữa hai anh bộ đội.
D. Thể hiện cuộc sống nghèo túng, vất vả của những người nông dân mặc áo ính.
C. Ca ngợi vẻ đẹp của hình ảnh "Đầu súng trăng treo"
Câu 10: Trong truyện Làng, Kim Lân đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống như thế nào để ông bộc lộ phẩm chất của mình ?
A. Ông Hai không biết chữ, phải đi nhờ người khác đọc cho nghe.
B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư.
C. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió với vợ chồng ông Hai.
D. Ông hai lúc nào cũng nhớ da diết cái lành chợ Dầu của mình.
Câu 11: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ?
`` Ông Trời nổi lửa đằng đông Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay!
A. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. B. So sánh. D. Hoán dụ.
Câu 12: Những câu văn sau đây cho thấy nét đẹp nào ở nhân vật anh thanh niên: "Không, bác đừng mất công vẽ cháu ! Cháu giới thiệu với bác ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! … hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu dưới ấy đấy!"
A. Tự ti C. Chăm chỉ. B. Cởi mở D. Khiêm tốn.
II. Phần tự luận: ( 7 điểm )
Đề: Dựa vào nội dung tác phẩm Làng của Kim Lân, em hãy đóng vai nhân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Vương Khoa
Dung lượng: 89,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)