Các đề luyện thi

Chia sẻ bởi Mai Hà linh | Ngày 27/04/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Các đề luyện thi thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): “(1)Tôi là con gái Hà Nội. (2)Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. (3)Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.” (Lê Minh Khuê)
a. Trong những câu văn trên câu nào là câu ghép? Hãy phân tích cấu tạo câu ghép vừa tìm được.
b. Để liên kết các câu văn, tác giả đã dùng phép liên kết nào?
Câu 2 (2,0 điểm):
a. Truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) đã xây dựng được tình huống truyện đặc sắc. Đó là tình huống nào?
b. Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai là đoạn ông trò truyện với đứa con út. Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, ta thấy rõ hơn ở ông Hai điều gì?
Câu 3 (5,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận):

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”


HUYỆN XUÂN TRƯỜNG Năm học 2013-2014

Phần II: Tự luận: (8,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm

Câu 1:
(1,0 điểm)
 a. - Câu ghép: Câu 3.
- Phân tích:
+ Cụm chủ - vị 1: Hai bím tóc/ dày, tương đối mềm
C V
+ Cụm chủ - vị 2: một cái cổ/ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn
C V
(HS chỉ nêu được 1 cụm chủ - vị thì không cho điểm phần phân tích)
0,25
0,25




b. Để liên kết các câu văn, tác giả đã dùng:
- Phép lặp từ ngữ: Lặp từ tôi ở câu 1 và câu 2.
- Phép đồng nghĩa: Từ con gái ở câu 1 và cô gái ở câu 2.

0,25
0,25

Câu 2:
(2,0 điểm)
 a. Truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) đã xây dựng được tình huống truyện đặc sắc: Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông.
Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.
b. Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai là đoạn ông trò truyện với đứa con út.
Đây thực chất là lời ông Hai tự nhủ với mình, tự giãi bày lòng mình;
Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, ta thấy rõ hơn ở ông Hai:
+ Tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu của ông.
+ Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ. Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng.

0,25

0,5



0,25

0,5
0,5


Câu 3:
(5,0 điểm)







































 *Phân tích đoạn thơ:
A. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: Có thể giới thiệu khái quát về:
+ Tác giả Huy Cận
+ Bài thơ: Được sáng tác năm 1958 nhân chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh, được in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”.
+ Khái quát nội dung đoạn thơ: Đoạn thơ đã thể hiện cảnh đoàn thuyền đánh cá lên đường và tâm trạng náo nức của người lao động khi ra khơi.

0,5



B. Thân bài:
* Học sinh phân tích được cảnh đoàn thuyền đánh cá lên đường và tâm trạng náo nức của người lao động khi ra khơi.
1. Khổ 1:
a. Câu 1,2: Cảnh biển vào đêm được tác giả miêu tả rất đặc sắc, với các hình thức nghệ thuật nổi bật, như: Sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng; nghệ thuật đối; từ ngữ chính xác…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Hà linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)