Các đề luyện thi
Chia sẻ bởi Nguyễn Tuấn Nam |
Ngày 26/04/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: Các đề luyện thi thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Đề bài: Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
I. Mở bài:
- Khép lại tác phẩm "Cổng trường mở ra"; nhà văn Lí Lan đã viết "Bước qua cánh cổng trường là 1 TG kì diệu sẽ mở ra" vì đó là nơi bồi dưỡng, vun đắp tri thức, trí tuệ và nhân cách để giúp chúng ta cất cánh bay vào cuộc sống bao la và mở rộng phía trước.
- Thế nhưng, một trong những vấn nạn làm nhức nhối xã hội nói chung và đăc biệt là thầy cô và học trò nói riêng - đó chính là bạo lực trong học đường ngày càng gia tăng theo mức độ trầm trọng.
II. Thân bài:
1. Khẳng định và giải thích thực trạng
- Khẳng định:
+ Đó là có thật và rất đáng báo động, đáng suy nghĩ một cách nghiêm túc và có trách nhiệm để cùng đẩy lùi vấn nạn đó ra khỏi nhà trường.
+ Việc đó không phải đơn giản, chỉ làm trong 1 sớm 1 chiều, là trách nhiệm của 1 vài cá nhân mà đó là cả 11 hành trình kiên trì của quá trình giáo dục, cần có sự tham gia tổng hòa của các yêu tố: gia đình - nhà trường và xã hội
- Giải thích.
+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
+ Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
2. Thực trạng.
- Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau.
( Kết luận về con số đó (...)( khủng khiêp như thế nào/ Dấu hiệu băng hoại, suy đồi giá trị đạo đức, lệch lạc trong hành vi ứng xử ra sao?
- Nêu dẫn chứng để CM:
3. Nguyên nhân: Kđ có nhiều nguyên nhân
- Về khách quan ta thấy ngày nay học sinh bị tác động quá nhiều của cuộc sống ảo trên phim ảnh, luồng thông tin đen internet, những trang web đầy bạo lực.... đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh, đã giết dần, giết mòn tâm hôn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.
- Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường còn lỏng lẻo. Có nhiều nơi do nhà trường viện lí do quá tôn trọng học sinh nên không áp dụng mức kỉ luật đình chỉ - đuổi học sinh ra khỏi trường. Điều đó đã vô tình dung túng, làm "nhờn" kỉ cương khiến học sinh không còn coi trọng kỉ luật của nhà trường-> tái diễn tình trạng đánh nhau, gây áp chế, trấn lột giữa các hs nagỳ càng gia tăng.
- Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là do một số gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái học tập và phó mặc con hoàn toàn cho NT. (...) (ko nắm được tâm tư tình cảm của con cái, ko kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp.
( Từ những nguyên nhân đó, nên nhiều khi vì những điều rất mơ hồ, cảm tính, ngẫu hứng cảm xúc (là những lí do không đâu): Nhìn đểu, nói móc máy, tranh giành người mình yêu mến, không cùng đẳng cấp, thậm chí nhìn không thấy ưa...là bạo lực có thể xảy ra.
VD: như vụ bạn hs học lớp 9 tại Hưng Yên là 1 ví dụ điển hình. Chỉ vì bạn là người chậm trong giao tiếp, ngôn ngữ ứng xử thiếu linh hoạt nên trở thành mục tiêu tấn công, hành hạ về thể xác đ/v bạn để làm trò mua vui. Vụ việc đươch đẩy lên đến cao trào khi 1 nhóm hs đã lột đồ, quay clip và tung lên mạng xã hội chỉ vì bạn ấy chậm lấy mũ calo khi bạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tuấn Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)