Các đề luyện thi

Chia sẻ bởi Tô Thiên Bảo | Ngày 11/10/2018 | 68

Chia sẻ tài liệu: Các đề luyện thi thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Đề 1: Trình bài suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường ?
Giải thích thế nào là bạo lực học đường?
- Bạo lực: những mâu thuẫn căng thẳng dẫn tới đụng độ, va chạm mạnh mẽ.
- Bạo lực học đường: nhũng mâu thuẫn xảy ra trong phạm vi trường học.
2 Những biểu hiện và thực trạng của vấn đề bạo lực học đường 
a. Những biểu hiện:
 – Sự xích mích giữa các học sinh với nhau hoặc học sinh với giáo viên.
- Giao tiếp với nhau bằng những lời lẽ thiếu văn hoá dẫn đến xô xát và đánh nhau.
- Một số kéo bè kéo cánh, nhờ sự giúp đỡ từ phía ngoài, sử dụng hung khí khi đánh nhau: dao, côn…
b. Thực trạng:
- Diễn ra thường xuyên và ngày càng phổ biến ở một số trường phổ thông.
- Đã được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng (Học sinh cần nêu dẫn chứng cụ thể). 
3. Nguyên nhân và giải pháp
a. Nguyên nhân
- Các em tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin mang tính bạo lực: phim ảnh, trò chơi (qua mạng internet, băng đĩa…)
- Sự buông lỏng trong việc quản lí của gia đình, nhà trường, các tổ chức ban ngành liên quan.
- Thiếu những sân chơi lành mạnh, bổ ích.
-  Áp lực học tập căng thẳng…
b. Giải pháp
- Tăng cường công tác quản lí giáo dục học sinh, phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, các ban ngành xà hội.
- Tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu ngoại khoá với nhiều chuyên đề xoay quanh việc giáo dục đạo đức học sinh.
- Học sinh tập trung vào việc học, tìm thấy niềm vui, hứng thú đối với môn học.
4. Thái độ của bản thân trước vấn đề bạo lực học đường
- Đây là vấn đề cần dẹp bỏ bởi nó gây ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của học sinh, ảnh hưởng đến tinh thần học tập, tổn thương tình cảm, tạo làn sóng lo sợ trong xã hội. Đồng thời đây chính là mầm mống cho những hành vi tội ác. Nó làm mất đi vẻ đẹp và sự uy nghiêm của môi trường giáo dục.
- Lời khuyên cho các bạn học sinh: cần kiềm chế bản thân, không được nóng nảy, biết bình tĩnh xử lí các sự việc, khi cần có thể nhờ đến người lớn: thầy cô, bố mẹ giải quyết, góp ý giúp.
Đề 2: Bàn về vấn đề tự học
I.MB : - Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được. - Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học. II.TB : Giải thích -“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn. -“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
1. Thế nào là tự học ? - Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm.
2.Lợi ích và hứng thú của công việc tự học ?  - Ở bất cứ bộ môn nào, lĩnh vực nào, kiến thức cũng liên tục thay đổi theo những kết quả nghiên cứu mới, đáp ứng yêu cầu do cuộc sống đặt ra. Trong khi đó, kiến thức ở trường học phải theo một khung chương trình nhất định, phù hợp với nhiều đối tượng, nên có khi không bắt kịp sự thay đổi đó, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người học.  - Tự học giúp chúng ta bổ khuyết nền giáo dục ở trường, bắt kịp những kiến thức phong phú, mới mẻ, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Dù làm ngành gì, nghề gì cũng cần tự học thường xuyên. Nếu không chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, cũ mòn.  - Đồng thời, bên cạnh việc đem lại những kiến thức, việc tự học cũng đem lại sự hứng thú, yêu thích lĩnh vực mà mình theo đuổi. 
3. Tự học như thế nào để đạt hiệu quả ?  - Có hai kiểu tự học chính: tự học có người chỉ dẫn và tự học không có người chỉ dẫn. Tuy nhiên, dù học theo kiểu nào, hình thức tự học quan trọng nhất vẫn là đọc sách. (Gần đây có thêm hình thức truy cập thông tin trên mạng Internet, tuy nhiên đó cũng chỉ là nguồn thông tin khác nhau. Điều quan trọng nhất vẫn là cách đọc và xử lý thông tin của người tự học) - Đọc sách
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tô Thiên Bảo
Dung lượng: 88,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)