Các đề luyện thi

Chia sẻ bởi Nguyễn Lê An | Ngày 11/10/2018 | 72

Chia sẻ tài liệu: Các đề luyện thi thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Nghị luận về tác phẩm “ Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là vị anh hùng vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một chính trị gia lỗi lạc, một nhà ngoại giao tài ba đồng thời là một nghệ sĩ tài năng. Đồng hành với học tập và chiến đấu, Người đã để lại cho kho tàng văn học dân tộc vô vàn những tác phẩm văn chương hay toát lên tinh thần chiến đấu cùng với một lối sống giản dị cao đẹp. Bằng tâm hồn của một nhà thi sĩ có tình cảm nồng nàn với thiên nhiên, yêu thích việc hòa mình giữa chốn núi non hoang vu với gió trăng mây trời. Chính cái cảm giác thích thú ấy đã được Bác ghi lại rất rõ trong bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” được viết vào tháng 2-1941, trong bối cảnh hết sức hỗn loạn.

Ngay câu khai đề “ Sáng ra bờ suối, tối vào hang” đã giới thiệu nơi ở và nơi làm việc của Bác. Bằng nhịp thơ 4/3 đã chia câu thơ thành 2 vế sóng đôi cân xứng như một lời kể chuyện tự nhiên về nhịp sống thường ngày của Bác giữa núi rừng Pác Bó. Phép đối rất chỉnh cùng giọng thơ vui tươi, phơi phới làm toát lên sự nhẹ nhàng, nề nếp trong nếp sống sinh hoạt của Người. Bác Hồ sống thật ung dung, thư thái giữa chốn núi rừng hoang vu. Trong khi đó sự thật là hoàn cảnh của Bác rất khó khăn, thiếu thốn đủ điều. Người ở trong hang đá tối tăm lạnh lẽo nhưng câu thơ lại mở đầu lại khái quát một cuộc sống nề nếp, quy củ, rất chủ động, rất đường hoàng. Với Bác còn gì thú vị hơn việc sống giữa chốn “rừng không mông quạnh”, sáng làm việc bên bờ suối, tối lại trở về bên hang đá nghỉ ngơi với một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm, lắng nghe “tiếng suối trong như tiếng hát xa” mà ta đã bắt gặp ở thơ Bác trước đó. Giữa cái nhịp điệu đều ở lời thơ ấy, ta biết Bác đã phải làm tất cả mọi việc để có thể đưa Cách Mạng đến thành công!

“ Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. Câu khai đề nói về nơi ở chốn làm việc của Bác, câu thừa lại nói đến việc ăn, việc uống. Nhịp thơ 4/3 là nhịp thơ thường thấy trong các bài thơ tứ tuyệt trước kia nhưng chính nhịp thơ 2/2/3 và phép liệt kê đã cho ta thấy măng non, rau rừng cùng cháo mới là món ăn thường ngày của Bác. Chẳng phải là “ Cao lương mĩ vị”, bữa ăn của Bác hết đỗi đơn sơ, đạm bạc - đó là bữa ăn hằng ngày của một vị lãnh tụ Cách Mạng. Nhưng có lẽ nó còn có thể đạm bạc hơn thế nữa bởi đọc câu thơ trên ta lại càng phải cảm động mà thốt lên câu xót xa cho hoàn cảnh thiếu thốn trầm trọng của Bác. Nhưng những khó khăn ấy lại được Hồ Chủ Tịch thốt lên bằng giọng nhẹ nhàng sảng khoái chứng tỏ, Bác đối với những khó khăn vật chất tầm thường đều không coi là quan trọng. Đối với Bác, việc quan trọng nhất lúc này là dân, là nước, là đánh đuổi quân xâm lược.

Câu thứ ba kể về công việc của Bác ở Pác Bó. Phép đối ở đây được sử dụng rất chỉnh: đối cả thanh lẫn ý. Những âm bằng êm đềm ở vế đầu đối với những âm trắc đanh thép, rắn rỏi ở vế sau. Từ láy “chông chênh” gợi tả điều kiện làm việc thiếu thốn, khó khăn, khôn vững chắc đối lập hoàn toàn với tính chất công việc trang nghiêm, cao cả. Bác dịch sử Đảng Cộng Sản Liên Xô làm tài luyện huấn luyện cán bộ cũng chính là Bác đã xoay chuyển lịch sử nơi đầu nguồn của Tổ quốc. Từ “chông chênh” còn gợi lên tình thế Cách Mạng trong và ngoài nước lúc bấy giờ. Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc ấy”, chông chênh như thế, nhưng thời gian liệu có chờ đợi bất kì ai, guông quay lịch sử vẫn được tiếp diễn, đang được sáng tạo từ chính sụ chông chênh đó. Qua đó đã tạo nên hình tượng một người chiến sĩ chân thật, lại vừa lớn lao, uy nghi, hùng dũng, lớn lao, phi thường giữa núi rừng Pác Bó.
Câu thơ cuối chính là lời kết thúc vui tươi, lạc quan, hóm hỉnh. Sống với Cách Mạng là người chiến sĩ phải chịu sự vất vả, hi sinh, gian khổ, phải sống vì lí tưởng cao đẹp, vì dân vì nước, vì cuộc đời này, vì một này mai tươi đẹp vẫn mang một phong thái thật đặc biệt: thật là “sang”. Chỉ một từ “sang” làm cho tư tưởng bải thơ vụt sáng. Phải chăng người đọc thắc mắc vì sao Bác gọi cuộc đời cách mạng gian khổ là “sang”. Cái sang ở đây không phải là cái sang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lê An
Dung lượng: 14,57KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)