Các công việc cần làm sau khi cài Ubuntu (Phần 1)

Chia sẻ bởi Phan Thanh Quyền | Ngày 14/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Các công việc cần làm sau khi cài Ubuntu (Phần 1) thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Các công việc cần làm sau khi cài Ubuntu (Phần 1)

Nào bây giờ chúng ta bắt đầu vào việc nào và hãy chắc rằng bạn vừa xem blog vừa làm trong Ubuntu đấy nhé!
Kiểm tra và cài đặt driver cho các thiết bị: việc này hoàn dễ dàng với Ubuntu. Thông thường, lần đầu tiên đăng nhập sau khi đã cài đặt, Ubuntu sẽ quét qua các thiết bị và khuyên bạn cài đặt driver (tôi cài lâu rùi nên không chụp được tấm hình đó, thông cảm nha). Tại bước này tôi sẽ hướng dẫn bạn làm công việc này từ menu trên của Ubuntu.
Đầu tiên bạn chọn System → Administration → Hardware Drivers.

Một hộp thoại hiện ra như sau:

Đây là hộp thoại yêu cầu bạn nhập mật khẩu tài khoản của mình để tiếp tục thao các thao các cấu hình hệ thống. Có thể bạn chưa quen nên thấy nó phiền toái, nhưng khi quen rồi thì sẽ thấy cơ chế này của Ubuntu rất hữu dụng vì chưa chắc người nào ngồi vào máy tính của bạn hoặc kết nối từ xa cũng có thể chỉnh được cấu hình nếu không có mật khẩu. Bạn nhập mật khẩu rồi nhấn OK hoặc bấm Enter.
Cửa sổ tiếp theo sẽ như thế này: (có thể máy tính của bạn không có thiết bị nào cần driver thêm nên sẽ không có gì trong cửa sổ này, nếu là như vậy thì bạn có thể nhảy sang công việc tiếp theo là chỉnh độ phân giải màn hình được hướng dẫn bên dưới).

Bây giờ, bạn đánh dấu check vào mục Enable của các thiết bị cần driver trong danh sách. Tiếp đó sẽ hiện ra một cửa sổ có nút Enable như hình, bạn bấm chọn Enable và từ đây Ubuntu sẽ tự động tải về và cài đặt driver từ Internet cho bạn.

Bây giờ chỉ ngồi uống ly tra và chơi game mini có sẵn trong khi Ubuntu đang làm mọi thứ giúp cho bạn. Sau khi cài xong driver, lần lượt bấm close tại các cửa sổ hiện ra, một thông báo trên thanh menu trên (gọi là gome-panel) như sau.

Bạn bấm vào biểu tượng hai mũi tên xoay vòng để khởi động lại máy tính. Thế là xong, máy tính của bạn đã cài xong driver.
Việc thứ 2, chỉnh lại độ phân giải màn hình: nhiều khi card màn hình của bạn nằm trong danh sách thiết bị cần cài driver và bạn đã cài như ở trên. Hoặc Ubuntu không chỉnh tối ưu độ phân giải cho màn hình của bạn, thì các bước sau đây sẽ hướng dẫn bạn làm điều đó (nếu card màn hình của bạn yêu cầu driver thì hãy chắc rằng bạn đã cài như trên).
Đầu tiên vào System → Preferences → Screen Resolution, hộp thoại như sau hiện ra:

Tại mục Resolution, bạn bấm vào và chọn trong danh sách độ phân giải phù hợp với màn hình của bạn rồi bấm Apply, rồi bấm nút Keep settings để xác nhận áp dụng độ phân giải.

Nếu không biết độ phân giải nào là tối ưu cho màn hình của mình, bạn có thể tăng dần từ mức một, mỗi lần tăng một mức rồi bấm Apply cho đến khi nào màn hình báo là “Out range..” và không hiển thị được gì nữa thì dừng lại và để đó khoảng 20s máy tính sẽ tự khôi phục lại độ phân giải mức trước đó. Và mức phân giải được phục hồi lại mức trước đó là độ phân giải cao nhất cũng là tối ưu nhất cho màn hình của bạn.
Việc thứ 3, cài bộ gõ tiếng việt: cái việc này có lẽ là hết sức cần thiết đối với một người Việt Nam nếu muốn làm việc với máy tính. Tôi thích dùng x-unikey cho việc gõ tiếng việt trong Ubuntu. Đầu tiên bạn tải X-unikey dành cho Ubuntu tại đây. Tải xong, bạn chạy tập tin có đuôi .deb vừa mới tải, bấm nút Install, gõ mật khẩu xác nhận, chờ cài xong rùi ok. Quá đơn giản phải không. Bước tiếp theo tôi sẽ chỉ bạn cách cấu hình và chạy nó.
Cài xong logout ra rồi login lại để bộ gõ có thể tác động vào hệ thống. Để logout, bấm vào nút đỏ ở góc trên bên phải rồi chọn logout (cũng trong hộp thoại này bạn cũng có thể thực hiện thao tắt máy (shut down), khởi động lại (restart), khóa màn hình (Lock screen),,). Để chạy X-unikey, bạn bấm Alt + F2, gõ unikey và enter. Để cấu hình cho unikey bạn vào thư mục Home bằng cách Places → Home, bấm Ctrl + H để hiện ra tất cả các tập tin ẩn. Vào thư mục có tên là .unikey (bao gồm cả dấu chấm), mở file options và chỉnh các thông số như sau (bạn có thể bấm Ctrl + F và gõ tên thông số vào để tìm vị trí của nó trong file):
Input: Thông số này quy định kiểu gõ, mặc định là kiểu gõ telex. Bạn có thể điều chỉnh kiểu gõ cho phù hợp với mình. Ví dụ bạn gõ kiểu gõ VNI thì bạn nhập vào chữ VNI ngay cho thông số đó thay cho Telex (Đây là bước cấu hình kiểu gõ cho X-Unikey cho những lần sau, ngoài ra nếu muốn chuyển kiểu gõ nhanh trong khi gõ bạn có thể bấm Ctrl + nhấn chuột phải vào chương trình).
Charset: Thông số này quy định bảng mã bao gồm: UNICODE, TCVN, VNI, VIQR, BK2. Mặc định là bảng mã Unicode được chọn, bạn cót thể điều chỉnh thông số này theo các giá trị được liệt kê ở trên. Ngoài tra, bạn có thể chuyển bảng mã nhanh trong khi gõ bằng cách bấm chuột phải vào chương trình.
FreeStyle: Đây là tùy chọn gõ tự do, cho phép gõ dấu ở cuối từ. Mặc định thông số này đặt là Yes. Nếu không thích bạn có thể đổi lại thành No để tắt nó.
Ngoài ra, trong Ubuntu, để có thể dùng X-Unikey để gõ trong Openoffice.org, bạn cần chỉnh một số thông số trong file options của X-Unikey. Thứ nhất, bạn chỉnh thông số “CommitMethod = Send” thành “CommitMethod = Forward”. Thứ hai, chỉnh “XimFlow = Static” thành “XimFlow = Dynamic”. Ok bây giờ gõ thử đi bạn.
À, để X-unikey có thể khởi động mỗi khi mở máy tính, bạn làm như thế này. Vào System → Preferences → Sessions và nhấn nút Add.

Nhập như hình dưới để X-Unikey có thể khởi động mỗi khi mở máy tính. Bấm Ok để xác nhận hoàn thành.

Chúng ta tạm dừng ở đây, tôi sẽ tiếp tục ở phần hai cách cài các plugin cũng như các code để nghe nhạc và xem flash trong Ubuntu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thanh Quyền
Dung lượng: 81,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)