CÁC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN THƠ ÔN TUYỂN SINH 10

Chia sẻ bởi Phạm Văn Thuận | Ngày 12/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: CÁC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN THƠ ÔN TUYỂN SINH 10 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI NGHỊ LUẬN THƠ
1. Thế nào là nghị luận về đọa thơ, bài thơ?
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bài nhận xét, đánh giá của mình về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ, bài thơ ấy.
Nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ là ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu và các biện pháp tu từ... Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
Bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
2. Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
a. Mở bài
- Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ (tác giả, tác phẩm, chủ đề...).
- Bước đầu nêu nhận xét, đáng giá của mình.
- Trích dẫn bài thơ.
b. Thân bài
- Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nghệ thuật và nội dung đoạn thơ, bài thơ.
c. Kết bài
- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
3. Các bài văn tham khảo
Đề 1: Phân tích bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu. 
Văn học Việt Nam 1945 – 1975 đã gắn bó mật thiết với vận mệnh cũng như với sự nghiệp cách mạng, sáng tạo nhiều hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và con người Việt Nam trong chiến đấu, lao động, sinh hoạt. Lẽ tất nhiên, ở một đất nước không rời tay súng suốt ba mươi năm, hình tượng người lính là hình tượng đẹp nhất, nổi bật nhất trong văn thơ thời ấy và là niềm tự hào lớn của dân tộc. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một trong những tác phẩm viết về hình tượng cao đẹp ấy:
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
...
Đầu súng trăng treo".
Bài thơ được sáng tác sau khi ông cùng đồng đội tham gia chiến dịch. Với thể thơ tự do, bài thơ được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. Những hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, giản dị và giàu sức biểu cảm được viết nên từ những trải nghiệm của nhà thơ đã khắc sâu trong lòng người đọc hình ảnh người lính thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng đội gắn bó keo sơn của họ.

Bài thơ mở đầu bằng những lời giới thiệu về cơ sở của tình đồng chí:
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"
Những lời tâm sự ấy đã nói lên cái chung đầu tiên của những người lính: chung cảnh ngộ. “Nước mặn đồng chua” gợi cho ta nhớ đến một vùng đồng bằng chiêm trũng đất phèn đất mặn, còn “đất cày lên sỏi đá” lại nhắc đến hình ảnh một vùng trung du khô cằn “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Bằng việc sử dụng những cụm từ giản dị quen thuộc trong văn học dân gian, nhà thơ đã gợi lên hình ảnh những con người cùng xuất thân từ những miền quê nghèo khổ, lam lũ, những người nông dân cùng chung cái nghèo của đất nước trong cảnh nô lệ, chiến tranh. Chính Hữu không xuất thân từ nông dân, nhưng những người đồng đội của ông là nông dân, nên lời thơ của ông thấm đẫm cái tình giản dị và mộc mạc của họ. Hai câu thơ với kết cấu sóng đôi, đối ứng nhau “quê hương anh” – “làng tôi” và “nước mặn đồng chua” – “đất cày lên sỏi đá” đã tạo nên một sự nhịp nhàng, đồng điệu giữa những người lính. Sự đồng cảm về giai cấp ấy chính là điều khiến những người nông dân từ mọi phương trời tập hợp lại trong hàng ngũ cách mạng và trở thành thân quen:
"Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau"
Ngôn ngữ thơ vẫn rất giản dị, tự nhiên mà lại chứa đựng biết bao điều sâu kín. Những con người ấy tuy “xa lạ”, tuy mỗi người ở một “phương trời” khác nhau, tưởng chừng như không hề quen biết nhưng thật ra lại có một sự liên kết vô hình qua từ “đôi”. Bản thân từ “đôi” ấy đã hàm chứa những điều chung nhau, giống nhau, một sự thân thiết khó nói thành lời. Lời thơ viết là “chẳng hẹn” nhưng thực ra là đã có hẹn: anh và tôi có chung lòng yêu nước, chung khát khao đánh đuổi giặc để giải phóng quê hương nên cùng tự nguyện lên đường nhập ngũ để rồi “quen nhau”. Đó chẳng phải là một cái hẹn hay sao? Chung cảnh ngộ, chung lí tưởng chiến đấu, cái hẹn không lời mà mang bao ý nghĩa cao cả từ trong sâu thẳm tâm hồn của những người chiến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Thuận
Dung lượng: 249,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)